Hỏi đáp, trực quan, giảng giải, luyện tập - thực hành.
IV – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A - Ổn định
B - Kiểm tra bài cũ
− Yêu cầu HS kể các loại thức ăn nuôi gà ở nhà em và cho biết tác dụng của một số loại thức ăn đó.
− 2 HS lần lượt trình bày. − GV nhận xét, đánh giá.
C - Dạy bài mới
1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu
của tiết học.
2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1: Mục đích của việc nuôi
dưỡng gà Làm việc cá nhân
* Mục tiêu : Nêu được mục đích của việc nuôi dưỡng gà.
* Tiến hành :
− GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, sau đó trình bày mục đích của việc nuôi dường gà.
− HS đọc thông tin SGK, sau đó trình bày.
− GV kết luận hoạt động 1.
b) Hoạt động 2: Cách nuôi dưỡng gà
* Mục tiêu : Biết cách cho gà ăn, cho gà ăn uống. Biết liên hệ thực tế để nêu cách cho gà ăn uống ở gia đình.
* Tiến hành :
a) Cách cho gà ăn
− Nêu cách cho gà ăn ở từng thời kì : gà mới
nở, gà giò, gà đẻ trứng. − HS đọc thầm SGK, sau đó nêu.
+ Gà mới nở : ăn bắp nghiền nhỏ hoặc tấm gạo, sau 4 – 5 ngày cho gà ăn thức ăn hỗn hợp.
+ Gà giò : ăn thức ăn chứa bột đường, đạm, vi-ta-min,…
khoáng và vi-ta-min, giảm bớt thức ăn chứa chất bột đường.
− GV yêu cầu HS nêu cách cho gà ăn ở gia
đình em. − HS trình bày tuỳ theo thực tế gia đình em.
b) Cách cho gà uống
− Nêu vai trò của nước đối với đời sống động
vật. − HS nhớ lại kiến thức môn khoa học
lớp 4 để nêu.
− Nêu cách cho gà uống. − HS đọc thông tin SGK, sau đó trình bày.
− Quan sát hình trong SGK, em hãy cho biết
người ta cho gà ăn, uống như thế nào ? − HS quan sát hình, sau đó phát biểu. − Ở gia đình em, cách cho gà uống như thế
nào ? − HS nêu theo thực tế của gia đình
mình.
3) Củng cố, dặn dò
− GV hướng dẫn HS nắm nội dung bài học
trong SGK, gọi 1 HS nhắc lại. − 1 HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.
− GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị tiết
học sau Chăm sóc gà. − HS chú ý lắng nghe, thực hiện.
TUẦN 19
Ngày dạy : Thứ sáu ngày 08 tháng 01 năm 2010 Phân môn : Tập làm văn
Tiết : 38 Bài :
I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
− Nhận biết được hai kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng) qua hai đoạn kết bài trong SGK (BT1).
− Viết được hai đoạn kết bài theo yêu cầu của BT2.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
−Bảng phụ viết kiến thức đã học (lớp 4) về hai kiểu kết bài. −Bảng phụ để HS làm bài tập 2, 3.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
B - Kiểm tra bài cũ
− GV kiểm tra BT2 tiết TLV đã học tiết
trước. − 2 HS đọc đoạn mở bài đã làm lại ở
nhà. − GV nhận xét, cho điểm.
C - Dạy bài mới
1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu
của tiết học.
2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1: Bài tập 1
* Mục tiêu : Nhận biết được hai kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng) qua hai đoạn kết bài trong SGK (BT1).
* Tiến hành :
− Gọi HS đọc yêu cầu và tự suy nghĩ làm. − HS đọc yêu cầu ; cả lớp đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ, trả lời câu hỏi. − Gọi HS phát biểu. − HS phát biểu: chỉ ra sự khác nhau
của kết bài a và b. − GV nhận xét : Đoạn kết bài a – không mở
rộng ; đoạn kết bài b – mở rộng.
b) Hoạt động 2: Bài tập 2
* Mục tiêu : Viết được hai đoạn kết bài theo yêu cầu của BT2.
* Tiến hành :
− GV giúp HS hiểu 4 đề bài :
+ Tả một người thân trong gia đình em.
+ Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn gần nhà em.
+ Tả một ca sĩ đang biểu diễn.
+ Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.
− Yêu cầu HS nói đề bài mình chọn. − Một số HS nói đề bài mình chọn. − GV cho HS viết đoạn kết bài vào VBT.
Phát bảng phụ cho 2 HS làm. − HS viết vào VBT (cá nhân). − Yêu cầu HS đọc đoạn kết bài viết xong. − Nhiều HS đọc.
− GV nhận xét, cho điểm.
3) Củng cố, dặn dò
− GV lưu ý cho HS ghi nhớ về cách viết đoạn kết bài vừa học.
− GV nhận xét tiết học. Dặn HS nào viết chưa đạt về nhà viết lại ; chuẩn bị tiết sau viết bài văn tả người.
TUẦN 19
Ngày dạy : Thứ sáu ngày 08 tháng 01 năm 2010
Tiết : 95 Bài :
I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
Biết quy tắc tính chu vi hình tròn và vận dụng để giải bài toán có yếu tố thực tế về chu vi hình tròn.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
−GV : chuẩn bị bảng phụ và bộ đồ dùng dạy học Toán 5. −HS : tấm bìa cứng, cắt hình tròn bán kính 2cm (phóng to).
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A - Ổn định
B - Kiểm tra bài cũ
− GV gọi HS nhắc lại một số yếu tố của hình
tròn đã học. Tìm ví dụ thực tế. − 2 HS thực hiện yêu cầu của GV đưa ra.
− GV nhận xét, cho điểm.
C - Dạy bài mới
1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu
của tiết học.
2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1: Giới thiệu công thức tính chu
vi hình tròn
- GV hướng dẫn HS lấy bìa cứng, vẽ sẵn hình tròn bán kính 2cm rồi thực hiện lăn hình tròn trên thước (như hình minh hoạ dưới). Từ đó đi đến kết luận sau : Độ dài của một đường tròn
gọi là chu vi của hình tròn đó như SGK.
- Cả lớp thực hiện, sau đó gọi 1 HS lên bảng thực hiện như hình minh hoạ sau :
- GV giới thiệu : Muốn tính chu vi hình tròn có đường 4cm, ta nhân đường kính 4cm với số 3,14 : 4 × 3,14 = 12,56 (cm).
- Muốn tính chu vi hình tròn ta làm sao ? - GV giới thiệu công thức : C = d × 3,14 hoặc C = r × 2 × 3,14. - Gọi vài HS đọc. * GV nêu ví dụ : + Tính chu vi hình tròn có đường kính 6cm. + Tính chu vi hình tròn có bán kính 5cm. b) Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành Bài 1 : (c : HS khá, giỏi)
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. - Gọi HS nêu kết quả, cả lớp nhận xét.
Bài 2 : (a, b : HS khá, giỏi)
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. - Gọi HS nêu kết quả, cả lớp nhận xét. - Yêu cầu HS đổi vở nhau kiểm tra.
Bài 3 :
- Yêu cầu HS ước lượng kích cỡ của bánh xe ô tô nêu trong bài toán dựa vào thực tế mà em đã từng thấy.
- Yêu cầu HS tự giải bài toán.
- Muốn tính chu vi hình tròn ta lấy đường kính nhân với số 3,14.
- HS viết công thức vào vở nháp. - Một số HS đứng lên đọc. - HS tính vào bảng con. Đáp án : 6 × 3,14 = 18,84 (cm). - HS tính vào bảng con. Đáp án : 5 × 2 × 3,14 = 31,4 (cm). - HS làm vào vở. - 1 HS nêu kết quả đúng. a) 0,6 × 3,14 = 1,884 (cm) ; b) 2,5 × 3,14 = 7,85 (dm) ; c) 4 5 × 3,14 = 2,512 (m). - HS làm vào vở. - 1 HS nêu kết quả đúng. - HS trao đổi vở nhau kiểm tra. a) 2,75 × 2 × 3,14 = 17,27 (cm) ; b) 6,5 × 2 × 3,14 = 40,82 (dm) ; c) 1
2× 2 × 3,14 = 3,14 (m).
- HS nêu trước lớp sự tưởng tượng của mình về kích cỡ bánh xe như yêu cầu của bài toán.
- HS làm bài vào vở, 1 em làm bảng phụ. Bài giải Chu vi của bánh xe đó là : 0,75 × 3,14 = 2,355 (m) Đáp số : 2,355m. 3) Củng cố, dặn dò
- Mời HS nhắc lại quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn.
- Tổng kết tiết học. Dặn HS chuẩn bị trước bài học sau.
- 2 HS nhắc lại quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn.