Giải pháp đối với nhà nớc

Một phần của tài liệu Xuất Khẩu hàng dệt may sang EU (Trang 30 - 37)

III. Một số mục tiêu và giải pháp cho hàng dệt may xuất

3.2.2 Giải pháp đối với nhà nớc

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thơng mại nh khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp mở văn phòng đại diện, chi nhánh, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, trung tâm xúc tiến thơng mại, tổ chức hội chợ triển lãm, giới thiệu hàng hoá, thời trang. Phát huy vai trò của tích cực của các cơ quan thơng vụ, tham tán thơng mại ở các Đại sứ quán Việt Nam tại các nớc trong việc tìm kiếm mở rộng thị trờng xuất khẩu cho ngành dệt may nớc ta trong thời gian tới. Bộ Thơng mại cần mở rộng trang web đa lên mạng tất thông tin về luật pháp, cơ chế chính sách thơng mại của Việt Nam về nhu cầu thị trờng vốn, đầu t, nhu cầu quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Các thơng vụ Việt Nam ở nớc ngoài nói chung và ở các nớc thành viên EU nói riêng tận dụng trang web này giớithiệu về thị trờng Việt Nam về sản phẩm dệt may của Việt Nam. đồng thời cũng trên trang web đó thơng vụ sẽ đa lên mạng những thông tin cần thiết về thị trờng để các doanh nghiệp trong nớc cập nhật và xử lý thông tin theo nhu cầu của doanh nghiệp mình.

Thành lập câu lạc bộ 100 doanh nghiệp hàng dệt may xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam để cổ vũ tập hợp những điển hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam từ đó giới thiệu với khách hàng trong và ngoài nớc. Thành lập trung tâm xúc tiến xuất khẩu hàng dệt may đảm nhiệm chức năng môi giới giúp cho doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu, đầu t với các doanh nghiệp EU, thu thập xử lý thông tin về thị trờng, khách hàng EU, khảo sát thị trờng thực tế. Khuyến khích và có cơ chế hỗ trợ để các doanh nghiệp chủ động ra nớc ngoài tìm kiếm thị trờng xác lập kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm tại các thị trờng lớn nh EU.

- Xây dựng chính sách khuyến khích, u đãi và hỗ trợ đặc biệt các doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất hàng xuất

khẩu của Việt Nam. Cần miễn giảm thuế và hoàn lại thuế cho một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong những bớc đầu ra thị trờng còn ít bạn hàng kinh doanh nhng sản phẩm có chất lợng và có tiềm năng chiếm đợc một vị trí nhất định trong tơng lai. Ngoài ra Chính phủ cũng nên xem xét kéo dài thời hạn thu hồi vốn mà các doanh nghiệp vay để đầu t cho sản xuất. Đồng thời khuyến khích mạnh hơn nữa các doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp xuất khẩu cũng nh cung cấp thông tin về thị trờng và t vấn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, cải tiến thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hỗ trợ về tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

- Trong những năm qua chúng ta nhập khẩu máy móc thiết bị chủ yếu từ Châu á với giá rẻ nhng không phải là công nghệ nguồn mà là máy móc thiết bị hạng hai. Máy móc thiết bị tốt sẽ sản xuất ra hàng hoá chất lợng cao cạnh tanh đợc trên thị trờng. Trong cán cân thơng mại với EU chúng ta xuất siêu khá lớn nếu chúng ta tăng cờng nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU sẽ làm cân bằng cán cân thanh toán có lợi cho cả hai bên, đồng thời nhập khẩu đợc công nghệ hiện đại phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu giúp thay đổi cho cơ cấu hàng xuất khẩu nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả xuất khẩu nói chung, sang thị trờng EU nói riêng. Đây sẽ là một phơng pháp hữu hiệu hỗ trợ và đẩy mạnh xuất khẩu. Nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU có thể dợc thực hiện bằng hai biện pháp: đầu t của Chính phủ và thu hút các nhà đầu t EU tham gia vào quá trình sản xuất hàng xuất khẩu. Công nghệ nguồn của EU tiên tiến hiện đại chất lợng cao dịch vụ bán hàng tốt song nhìn chung giá cả lại cao so với khả năng thanh toán của đối tác Việt Nam, phơng thức thanh toán lại không linh hoạt nh một số đối tác ở khu vực Châu á nên khi có nhu cầu đầu t doanh nghiệp Việt Nam thờng nghĩ tới công nghệ của khu vực khác có giá thấp

hơn mặc dù chất lợng kém hơn và trình độ công nghệ thấp hơn. Đầu t Chính phủ là giải pháp lâu dài để nhập khẩu công nghệ hiện đại một cách nhanh nhất và đúng yêu cầu. Trớc mắt do khó khăn về tài chính Chính phủ có thể đầu t vào những công trình trọng điểm quốc gia còn doanh nghiệp phải tự chủ kinh doanh.

Thu hút nhà đầu t tham gia vào quá trình sản xuất hàng xuất khẩu là giải pháp có hiệu quả trớc mắt để nhập khẩu đợc công nghệ nguồn từ EU và sử dụng công nghệ này đạt hiệu quả cao trong điều kiện chúng

- Có chính sách hỗ trợ và hớng dẫn giúp đỡ các doanh nghiệp dệt 4hiệu tại thị trờng quốc tế.

- Chính phủ cần cải tiến chế độ phân bổ hạn ngạch, đặc biệt cần ổn định hạn ngạch cho các doanh nghiệp đã thực hiện tốt hạn ngạch đợc cấp. Việc tổ chức đấu thầu hạn ngạch cần hết sức thận trọng và chỉ nên đấu thầu phần hạn ngạch tăng thêm hàng năm với một số mặt hàng hạn chế. Cần quy định đối tợng dự thầu phải là những doanh nghiệp thực sự sản xuất và xuất khẩu hàng có uy tín có chất lợng cao đã đợc biết đến qua các năm. Ngoài ra cần phải tăng cờng kiểm tra kiểm soát đánh giá tình hình thực tế thực hiện hạn ngạch.

KếT LUậN

Hơn 10 năm qua kể từ năm 1993, năm đầu tiên thực hiện Hiệp định về buôn bán hàng dệt may với EU đến nay, ngành dệt may Việt Nam mà chủ yếu là ngành may mặc xuất khẩu đã có những bớc phát triển mạnh mẽ. Mức tăng bình quân của ngành dệt may là trên 13,5%/ năm, nhiều năm liên tục đứng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu chỉ sau dầu thô.

Tuy đợc coi là một trong những ngành công nghiệp xuất khẩu trọng điểm và mũi nhọn nhng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của ngành trong thời gian vữa qua gặp không ít khó khăn, đặc biệt là ở thị trờng EU. Trong thời gian hiện nay việc loại bỏ dần và tiến tới loại bỏ hoàn toàn hạn ngạch dệt may của EU đã và đang đặt ra cho ngành dệt may nớc ta những thách thức to lớn và quyết liệt. Khi hạn ngạch dệt may đợc loại bỏ hoàn toàn để có thể “ sống sót” và “ tồn tại” đợc tại thị trờng EU thì chúng ta phải cố gắng nỗ lực hết mức ngay từ bây giờ. Cùng với sự quan tâm giúp đỡ của Nhà nớc thì doanh nghiệp cũng phải biết đặt ra mục tiêu chiến lợc cho mình trong thời gian tới để không chỉ tồn tại đợc mà còn phải tăng lợng hàng xuất khẩu vào thị trờng này.

TàI LIệU THAM KHảO

* Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trờng quốc tế - Đan Tuấn Anh (Đại học th- ơng mại), Tạp chí Kinh tế và phát triển.

* Dệt may vào EU sụt giảm- Cần hay không một trung tâm giao dịch hạn ngạch? – Trùng Dơng, Tạp chí Dệt may Việt Nam 8/2003.

* Cơ hội hay thách thức khi EU mở rộng – Trùng Dơng, Tạp chí Dệt may Việt Nam 11/2003.

* Ngành dệt Italia sau năm 2005 – Tạp chí Dệt may Việt Nam 11/2003.

* Đẩy mạnh XK sang Đức và Châu Âu – Trùng Dơng, Tạp chí Dệt may Việt Nam 2/2004.

* Thử tìm hiểu khả năng cạnh tranh của ngành Công nghiệp Dệt – May Việt Nam – Dơng Đình Giám, Tạp chí Công nghiệp Việt Nam 4/2001.

* Để nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam – Mai Hơng, Báo Tài chính tháng 9/2001.

* Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trờng EU - Ts Nguyễn Thị Hờng (Đại học Kinh tế quốc dân), Kinh tế và Dự báo 2/2002.

* Quy chế nhập khẩu chung của EU hiện nay – Phùng Thị Vân Kiều (Viện nghiên cứu Thơng mại), Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu 2/2002.

* Phát triển hệ thống kênh phân phối- Một vũ khí cạnh tranh đặc biệt của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập – Ts Nguyễn Viết Lâm (Đại học Kinh tế quốc dân), Tạp chí Kinh tế và phát triển.

* Về chính sách, cơ chế xuất nhập khẩu của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế – Ts Nguyễn Doãn Thị Liễu (Đại học Thơng mại), Tạp chí Kinh tế và phát triển.

* Thực trạng và triển vọng quan hệ thơng mại Việt Nam- EU – Ts Hoàng Thị Bích Loan (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu 1/2002.

* Tổng quan về hợp tác Việt Nam – EU năm 2000 - Đỗ Lan Phơng & Hải Anh (Trung tâm nghiên cứu Châu Âu) Tạp chí nghiên cứu Châu Âu 2/2002.

* Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trờng EU – PGS. Ts. Trần Chí Thành (Đại học Kinh tế quốc dân), Tạp chí Kinh tế và phát triển.

* Ngành dệt may và cơ hội phát triển – Bích Thuỷ, Tạp chí Chính sách và sự kiện 1,2/2002.

* Xuất khẩu sản phẩm sang thị trờng EU- những thuận lợi và thách thức – Anh Th, Tạp chí Công nghiệp Việt Nam 4/2002.

* Ngành Dệt – May Việt Nam với những thách thức trên thị trờng xuất khẩu – Hải Tùng, Tạp chí Công nghiệp Việt Nam 13/2001.

* Cần thông thoáng hơn cho Xuất khẩu hàng dệt may – Tố Uyên, Báo Thơng mại 23/2001.

* Giáo trình Kinh tế và quản lý công nghiệp – GS PTS Nguyễn Đình Phan (chủ biên), Nhà xuất bản Giáo dục - 1999.

* Giáo trình Marketing – PGS PTS Trần Minh Đạo (chủ biên), Nhà xuất bản Thống kê - 1998.

* EU – thị trờng chiến lợc quan trọng hàng đầu – Nhà Xuất bản Chính Trị Quốc Gia, Sách Dệt may Việt Nam cơ hội và thách thức 2003.

* Hàng dệt may khẳng định chỗ đứng trên thị trờng thế giới – Nhà Xuất bản Chính trị Quốc Gia, Sách Dệt may Việt Nam cơ hội và thách thức 2003.

Một phần của tài liệu Xuất Khẩu hàng dệt may sang EU (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w