0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Điều kiện vật chất cần thiết cho việc dạy học tập viết

Một phần của tài liệu DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC - PHẦN 4 PPSX (Trang 41 -42 )

Để việc tập viết của học sinh được thực hiện một cách thuận lợi, không gây ảnh hưởng xấu đến mắt, tay, cột sống… của các em, ta cần chú ý tới các điều kiện vật chất sau đây:

- ánh sáng phòng học: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, độ chiếu sáng trong không gian lớp học từ 200 - 500 lux (lux: đơn vị đo độ chiếu sáng quốc tế). ở những nơi thiếu ánh sáng tự nhiên ta có thể dùng ánh sáng nhận tạo (Ví dụ: đèn điện) phân đều ở các phía lớp học. Chú ý treo đèn cách nền khoảng 2,8m và không để ánh sáng đèn làm loá bảng lớp hoặc khuất tầm mắt của học sinh khi các em viết vào vở.

- Bảng lớp: Nếu có điều kiện nên trang bị bảng từ tính và chống loá. Trên bảng có dòng kẻ cự li 4 - 5cm. ở phần bảng phía dưới ngang tầm viết của học sinh và ở phần bên trái của bảng cần kẻ thêm các dòng kẻ mô phỏng ô li để học sinh tập viết và để giáo viên viết mẫu. Bảng cần phải được treo ở

độ cao vừa phải: cạnh dưới của bảng ngang tầm đầu của học sinh ngồi trong lớp.

- Bàn ghế học sinh: Kích thước bàn ghế phải phù hợp với độ cao trung bình của học sinh các khối lớp. Tỉ lệ chiều cao của bàn - ghế phải tương xứng để khi ngồi, khuỷu tay các em ngang với mặt bàn. Học sinh ngồi viết đúng tư thế phải đặt hai chân bám đất một cách thoải mái. Mép dưới của bàn, nhìn từ trên xuống gần thẳng hàng với mặt trước của ghế để tạo cho học sinh dáng ngồi ngay ngắn, tránh bị cong vẹo cột sống.

- Bảng viết của học sinh (bảng con), phấn viết bảng: Nên dùng loại bảng viết phấn, không nên dùng bảng Foormica và bút dạ vì loại bảng này trơn và bút không vừa tay học sinh. Cần chọn loại bảng phẳng, mặt bảng nhẵn nhưng không trơn, một mặt kẻ ô vuông, 1 mặt kẻ ngang (mô phỏng các dòng kẻ trong vở ô li). Phấn viết tốt là phấn có độ cứng vừa phải, không bụi. Cần dùng khăn lau bảng ẩm và sạch.

- Bút viết: ở giai đoạn đầu, học sinh viết bút chì, ngòi bút phải luôn nhọn để chữ viết được sắc nét. Giai đoạn sau, các em viết bút mực, nên chọn bút có độ trơn vừa phải, nét bút không quá thanh hay quá đậm. Kích thước thân bút phải vừa tay học sinh, không quá to hay quá nhỏ.

- Vở Tập viết: Vở Tập viết do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành hàng năm là phương tiện luyện chữ chủ yếu của học sinh (theo chương trình của môn Tiếng Việt). Ngoài ra, mỗi học sinh cũng nên rèn thêm trong vở rèn chữở nhà. Hiện nay, trong bộ chữ cái đang được dạy ở Tiểu học, chữ cái cao nhất có độ cao (dài) 2,5 đơn vị chữ. Vì vậy, vở ô li để học sinh luyện viết chữ thích hợp nhất là vở 6 dòng kẻ (5 li)

Một phần của tài liệu DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC - PHẦN 4 PPSX (Trang 41 -42 )

×