Giám sát, đánh giá dự án

Một phần của tài liệu Thực trạng QLDA tại BQLDA phát triển chè và cây ăn quả (Trang 53 - 57)

- Về cung cấp thông tin thị trường: Dự án đã xây dựng các hệ thống thông tin thị trường tại tất cả các tỉnh nhằm phổ biến các thông tin về các chủ đề đồng sở thích của bà còn nông dân Công tác này

Giám sát, đánh giá dự án

(*) Với dự án chè-quả:

- Việc đánh giá hiệu quả thực hiện ở một số hợp phần như chất lượng đào tạo; chất lương thông tin thị trường cung cấp còn chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng “lạm phát” tập huấn, hội thảo ở các tỉnh. Nguyên nhân một phần là do các nội dung này không có các tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá.

- Thời gian đánh giá cuối kỳ dự án là khá lâu. Dự án chè-quả kết thúc từ T12/2007 nhưng phải đến T12/2008 mới hoàn thành báo cáo đánh giá cuối kỳ. Một phần nguyên nhân là do công viêc kiểm toán và thanh quyết toán vốn đầu tư triển khai chậm mặc dù BQLDA trung ương đã rất tích cực hợp tác với đoàn đánh giá của ADB nhưng do những khó khăn về quản lý tài chính đã nêu ở trên nên công việc kiểm soát các khoản chi trở nên phức tạp.

(*) Với dự án phát triển sản xuất khoai tây:

- Với dự án phát triển sản xuất khoai tây thì một vài chỉ tiêu phản ánh mục tiêu của dự án vẫn chưa rõ ràng ví dụ như mục tiêu “sản xuất giống bền vững” vẫn chưa có chỉ tiêu đánh giá cụ thể để có thể lượng hóa được. Các chỉ tiêu trong Kế hoạch thực hiện dự án, đặc biệt trong Ma trận kế hoạch dự án và kế hoạch hoạt động cũng cần được xác định rõ

ràng hơn. Công tác quản lý việc cung cấp các dịch vụ dự án được thực hiện một cách thường kỳ, tuy nhiên việc quản lý đánh giá các tác động của dự án cần phải được mở rộng hơn nữa.

2 QLDA theo lĩnh vực chủ yếu

• Quản lý phạm vi

(*) Với dự án phát triển chè và cây ăn quả:

- Dự án đã góp phần tăng sản lượng chè và cây ăn quả nhưng giá cả vẫn chưa được cải thiện một cách đáng kể. Các bên vay phụ vẫn chưa tổ chức được khâu tiếp thị các sản phẩm của mình và thiếu đầu tư trong khâu kiểm tra chất lượng trước và sau khi xử lý sau thu hoạch và điều đó cũng hạn chế họ có được những cơ hội tiếp cận các thị trường quốc tế.

- Trong mục tiêu của dự án có đề cập đến việc hạn chế tác động tới môi trường nhưng trong tiểu hợp phần đào tạo thì lại rất ít chú trọng tới nội dung này mà chủ yếu chỉ tập trung cho phần kỹ thuật canh tác sao cho đạt năng suất cao. Các sổ tay kỹ thuật cũng không đề cập đến các biện pháp chống xói mòn đất, sản xuất bền vững…

- Có một số nội dung không nhất quán giữa số liệu nêu trong phần thuyết minh và trong

khung theo dõi và thiết kế. Chẳng hạn như: Đoạn 70 trong phần thuyết minh của Báo cáo và kiến nghị trình chính phủ có nêu là việc trồng mới bao gồm cả chè và cây ăn quả trồng trên 7500 ha đất rừng phát quang trong khi các chỉ số trong kết quả đầu ra 3.1 trong

khung theo dõi và thiết kế lại nêu là 23000 ha cây ăn quả được trồng bao gồm 7461 đất rừng phát quang. Hơn nữa, Báo cáo và kiến nghị trình chính phủ thiếu các tài liệu bổ sung về cách thức hình thành số liệu. Đoàn chuẩn bị báo cáo hoàn thành dự án đã sử dụng các chỉ số nêu trong khung theo dõi và thiết kế để đánh gia tiến độ của các sản phẩm đầu ra.

- Dự án có 5 sản phẩm đầu ra song trong thiết kế cũng không nêu rõ là dự án có 5 hay chỉ 2 hợp phần. Trong báo cáo hoàn tất dự án này, dự án được chia thành hai hợp phần: Tín dụng và Phi tín dụng. Hợp phần Phi tín dụng được chia làm 4 tiểu Hợp phần: Công nghệ và thông tin thị trường, tăng cường nghiên cứu, quản lý dự án, và tiểu hợp phần đào tạo. Báo cáo tiến độ của dự án có nêu ra các kết quả đạt được đáp ứng hoặc vượt xa các kỳ vọng của giai đoạn thẩm định. Điều này đã được khẳng định bởi tất cả các Đoàn đánh giá định kỳ bao gồm cả Đợt đánh giá giữa kỳ và Đoàn đánh giá hoàn thành dự án (*) Với dự án phát triển sản xuất khoai tây:

- Phạm vi của dự án còn dàn trải, các chỉ tiêu chủ yếu tập trung vào số lượng khoai tây giống được sản xuất chứ chưa tập trung vào chất lượng ví dụ như các chỉ tiêu về tỷ lệ nhiễm bệnh, tỷ lệ giống bị thoái hóa… chưa được cụ thể hóa. Ngoài ra trong kế hoạch dự án chưa có lộ trình tiêu chuẩn hóa các quy định về chất lượng giống và kiểm dịch sao cho phù hợp với các quy định của WTO.

- Do khả năng sản xuất khoai tây giống chất lượng cao của Việt Nam còn xa mới đáp ứng được nhu cầu sản xuất, trong khi đó nếu quá quan tâm đến mục tiêu tăng diện tích, tăng số hộ nông dân tham gia dự án thì sẽ dẫn đến tình trạng các hộ này phải mua giống từ bên ngoài, không đảm bảo chất lượng dẫn đến khó quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra và không xây dựng được thương hiệu. Thực tế đã cho thấy diện tích và phạm vi tác động của dự án là còn khiêm tốn và thấp hơn so với dự tính.

• Quản lý nhân lực

- Một khó khăn khác là do nhân sự hạn chế về số lượng nhân sự nên BQLDA trung ương khó theo dõi hết được các hoạt động của dự án, đặc biệt là khi hầu như tất cả các khoản chi tiêu dù lớn hay nhỏ đều phải có sự xem xét, phê duyệt của cơ quan này. Trên lý thuyết, BQLDA trung ương chỉ có trách nhiệm theo dõi chung việc thực hiện dự án còn các nhiệm vụ tác nghiệp cụ thể liên quan nhiều đến kỹ thuật thì các cán bộ của BQL khó

theo dõi được nên việc “xem xét, duyệt chi” tất cả các khoản chi tiêu là quá sức với BQL. Ngoài ra các cán bộ của các BQLDA từ trung ương đến các tỉnh hầu hết là cán bộ biệt phái và cán bộ hợp đồng, lúc ban đầu còn thiếu kinh nghiệm về kỹ thuật cũng như QLDA. Hơn nữa lại có sự thay đổi một số cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên trách của các BQLDA tỉnh, số cán bộ mới thuyên chuyển về cần phải được tập huấn và có thời gian để nắm bắt nội dung, tiến độ dự án.

- Lương, phụ cấp và các chế độ khác cho cán bộ quản lý và cán bộ của dự án chưa được đáp ứng tương xứng, rất khó khăn trong việc tuyển dụng cán bộ có kinh nghiệm và có năng lực, trong khi đó cũng là cán bộ quản lý dự án sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại thì lương cao hơn nhiều.

- Trong tiểu hợp phần đào tạo-chuyển giao công nghệ, hầu hết các cán bộ của các BQLDA đều được tham gia các lớp đào tạo về kỹ năng chuyên môn tuy vậy các khóa khọc được thiết kế thành nhiều đợt với thời gian cho mỗi đợt ngắn(2-6 tuần) – cách tổ chức này tuy phù hợp với các buổi tập huấn kỹ thuật trực tiếp cho nông dân nhưng lại không hiệu quả với các lớp học về kỹ năng quản lý-vận hành-kế toán, đặc biệt là khi các cán bộ tỉnh được tập huấn tại Hà Nội do tốn kém về chi phí đi lại, ăn ở. Ngoài ra, thực tế số người cần được đào tạo cao hơn nhiều so với thiết kế ban đầu một phần do chưa dự tính kỹ, một phần do các PPMU dễ dãi trong việc lựa chon đối tượng đi tập huấn. Hầu hết các tỉnh đều đề xuất số người đi đào tạo cao hơn so với thiết kế.

Một phần của tài liệu Thực trạng QLDA tại BQLDA phát triển chè và cây ăn quả (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w