Một số đầu tư trực tiếp nước ngoài tiêu biểu trong ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh (Trang 40 - 43)

đạt được những bước tiến đáng kể, những doanh nghiệp này đã góp phần rất lớn vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa

1.2.2.6. Một số đầu tư trực tiếp nước ngoài tiêu biểu trong ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh

Công ty TNHH kính nổi Việt Nhật (Nhật Bản) : Công ty kính nổi việt nhật, là doanh nghiệp liên doanh giữa tổng công ty Viglacera của Việt Nam với tập

đoàn Nippon Sheet Glass Co.Ltd (NSG) Nhật Bản. Công ty kính nổi Việt nhật là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tiên trên địa bàn tỉnh, tuy là nhà đầu tư đầu tiên đến với Bắc Ninh nhưng tập đoàn Nippon Sheet Glass Co.Ltd (NSG) đã mạnh dạn đầu tư 126 triệu USD. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là sản xuất kinh nổi phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.Đi vào hoạt động từ năm 1998, đến nay công xuất sản xuất của nhà máy đạt 500 tấn thuỷ tinh lỏng/ngày, tương đương 30 triệu m2 kính/năm (quy tiêu chuẩn 2mm) hay 145.000 tấn kính/năm, sản phẩm kính nổi Việt Nhật đã dược xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Ấn Độ, Phi-lip-pin, Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Đài Loan, Thái Lan, Băng-la- đét, Bra-xin, Hồng Kông, Hàn Quốc, In-đô-nê-xi-a, Sing-ga-po, Nam Phi, ….góp phần giải quyết việc làm cho gần 500 lao động

Công ty Canon Việt Nam (Nhật Bản) :Cùng với kính nổi Việt Nhật, Canon là một trong những doanh nghiệp đầu tiên đến với Bắc Ninh. Năm 2005 dự án sản xuất máy in laze của Tập doàn Canon đã được khởi công tại KCN Quế Võ Nhà máy này có công suất 700.000 sản phẩm/tháng, 8,4 triệu sản phẩm/năm với tổng vốn đầu tư lên đến 60 triệu USD và trở thành nhà máy sản xuất máy in lớn nhất thế giới, đáp ứng 35% nhu cầu thị trường thế giới về máy in. khi dự án đi vào hoạt động năm 2007 đã thu hút được 3000 lao động, Sau khi có được thành công bước đầu tại Bắc Ninh, năm 2006 Canon lại tiếp tục đầu tư xây dựng thêm một nhà máy tại KCN Tiên Sơn với công suất 8,4 triệu sản phẩm /năm. tổng vốn đầu tư của dự án này lên đến 70 triệu USD. Bên cạnh đó với sự góp mặt của Canon tai Bắc Ninh đã có nhiều nhà máy vệ tinh của nhà đầu tư nước ngoài cung cấp sản phẩm đầu vào cho Canon như Mitac, Longtech, Nippon stell…

Công ty TNHH Mitac Precision technology (Đài Loan) : Là một doanh nghiệp vệ tỉnh của nhà máy sản xuất máy in laze của Canon, công ty TNHH Mitac đã đến với Bắc Ninh năm 2005 với tổng vốn đầu tư đăng ký ban đầu là 15 triệu USD, cùng với sự phát triển của Canon doanh nghiệp đã liên tục tăng vốn đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, năm 2006 tăng 18 triệu USD, năm 2008 tăng

27 triệu USD nâng tổng vốn đầu tư của dự án lên 60 triệu USD. Nhà máy đi vào hoạt động vào tháng 3 năm 2007 đã thu hút được hơn 1000 lao động .Nhà máy tập trung chủ yếu vào sản xuất linh kiện điện tử phục vụ lĩnh vực lắp ráp máy tính, vô tuyến, điện thoại, máy in..Cho các Tập đoàn công nghệ thông tin, điện tử hàng đầu thế giới HP, Canon, Intel, IBM...

Công ty TNHH FUNING PRECISION COMPONENT (Cty TNHH 1 thành viên- Doanh nghiệp chế xuất 100% vốn FDI, Đài Loan) : Công ty TNHH Funing precision component được cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 2008. với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 80 triệu. Vốn đầu tư này dùng vào đầu tư hai dự án là sản xuất kinh doanh các sản phẩm và linh kiện máy quay, thiết bị quang học, các sản phẩm điện tử, màn hình máy vi tính, máy in có công suất 61 triệu sản phẩm/năm và dự án sản xuất kinh doanh, nghiên cứu thiết kế các sản phẩm, linh kiện điện tử, máy đúc khuôn công suất 20,4 triệu sản phẩm/năm tại KCN Quế Võ

Công ty TNHH SAMSUNG ELECTRONICS VIỆT NAM và thực hiện dự án SAMSUNG ELECTRONICS VIETNAM (Hàn Quốc )

Ngày 25-3-2008, Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam đã được Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh trao giấy phép đầu tư vào khu công nghiệp Yên Phong I với vốn đầu tư đăng ký 670 triệu USD. Samsung Electronics Việt Nam thuê 100 héc ta đất, trong đó, công ty sử dụng 42 héc ta; diện tích còn lại sẽ cho các dự án vệ tinh thuê lại. Dự kiến, khi đi vào hoạt động Samsung sẽ sử dụng trên 40% nguyên liệu từ các nhà cung cấp trong nước và thu hút trên 20 ngàn lao động, ước tính tổng doanh thu đạt từ 2 đến 5 tỉ đô la Mỹ/năm, trong đó doanh thu xuất khẩu chiếm 95%.Theo kế hoạch, công ty sẽ chính thức hoạt động vào quí 2 năm 2010. Công ty này sẽ tập trung vào nghiên cứu và phát triển các sản phẩm điện tử công nghệ cao như điện thoại di động, thiết bị viễn thông, linh kiện, phụ kiện điện tử và các sản phẩm điện tử khác... với công suất 60 triệu sản phẩm/năm. Nhà máy

sản xuất điện thoại di động và các thiết bị liên quan của Samsung tại Việt Nam có sản lượng thấp hơn khoảng 20 triệu sản phẩm so với nhà máy chính của tập đoàn tại Gumi (Hàn Quốc). Samsung đầu tư dự án vào tỉnh Bắc Ninh sẽ có nhiều thuận lợi trong việc xuất khẩu sản phẩm chủ yếu qua sân bay quốc tế Nội Bài.

Công ty TNHH TYCO ELECTRONICS VIỆT NAM (Luxembourg): Ngày 30/7/2008,Tyco Electronics, chính thức công bố kế hoạch xây dựng dây chuyền sản xuất mới tại Khu Công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Nhà máy được xây dựng trên diện tích khoảng 25.000 m2 và dự kiến sẽ được khánh thành vào quý ba năm 2009. Dây chuyền mới sẽ đi vào sản xuất các thiết bị kết nối điện tử và các linh kiện điện tử thụ động khác cho các khách hàng của Tyco Electronics tại Việt Nam và các nước châu Á. Các khách hàng là các nhà sản xuất thiết bị gốc này sản xuất các sản phẩm phục vụ ngành viễn thông, máy tính, điện tử tiêu dùng và các ngành công nghiệp khác. Các quy trình sản xuất được thực hiện trên dây chuyền sẽ bao gồm đúc nhựa, dập nổi kim loại, mạ kim loại quý, gia công cơ khí/ sản xuất công cụ và lắp ráp. Khi dây chuyền đi vào vận hành đầy đủ, Tyco Electronics dự kiến sẽ tuyển dụng khoảng 2.000 nhân công. Ông Shane Northcraft, Phó Chủ tịch điều hành bộ phận kinh doanh các sản phẩm Truyền thông, Máy tính, và Điện tử Dân dụng của Tyco Electronics phát biểu: “Dự án này là kết quả hợp tác thành công giữa công ty chúng tôi với phía Việt Nam và nhân dân tỉnh Bắc Ninh. Đây là một cơ hội lớn cho người dân sở tại, vì nhà máy mới của chúng tôi sẽ cần không chỉ những lao động lành nghề cho nhiều xưởng sản xuất mà cả những nhân sự hành chính và các kỹ sư có năng lực”.

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w