THÀNH PHẦN CHUYỂN TIẾP

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp- Mô hình hệ thống quản lý mạng tập trung Mạng viễn thông thế hệ sau Cục Bưu điện Trung ương (Trang 45 - 46)

M: Mandatory :Bắt buộc O : Optional:Tuỳ chọn

SƠ LƯỢC VỀ CÔNG NGHỆ IP VÀ MPLS

2.3.4. THÀNH PHẦN CHUYỂN TIẾP

Hình 2-13: Cấu trúc của LFIB

Thành phần chuyển tiếp liệt kê các mục của LFIB để tìm ra cách làm sao chuyển tiếp các khung MPLS đi vào tới LSR kế tiếp. LFIB như đã miêu tả ở phần trên đã được phát tán bở thành phần điều khiển.

LFIB của một LSR bao gồm các mục theo tuần từ, trong đó mỗi mục bao gồm một nhãn đầu vào và một hoặc nhiều mục con. Mỗi mục con bao gồm một nhãn đầu ra, một giao diện đầu ra và địa chỉ chăng kế tiếp (xem hình 2-14). Các mục con khác nhau trong một mục chính lại có thể có nhiều hơn một mục con nữa để điều khiển việc chuyển tiếp tới nhiều địa chỉ. Hơn nữa đối với thông tin để điều khiển gói tin sẽ được chuyển tiếp tới đâu, một mục trong bảng chuyển tiếp có thể bao gồm thông tin liên quan tới các tài nguyên nào mà gói tin có thể được sử dụng. Thông tin này ví dụ như là hàng đợi đầu ra đặc biệt nào mà gói tin được xếp vào.

Một LSR có thể chỉ duy trì một bảng chuyển tiếp đơn hay cho mỗi giao tiếp của mình nó lại có một bảng chuyển tiếp riêng. Với khả năng thứ nhất, việc điểu khiển một gói tin được xác định đơn thuần chỉ bởi nhãn được chưa trong gói tin đó. Trong khi đó với lựa chọn thứ hai, điều khiển gói tin được xác định bởi không chỉ bởi nhãn chứa trong gói tinmà còn bởi giao tiếp mà trên đó gói tin đã tới . Một LSR có thể sử dụng lựa chọn một hoặc hai hoặc một tổ hợp cả hai.

Một tính chất quan trọng của thuật toán chuyển tiếp được dùng bởi chuyển mạch nhãn là một LSR có thể nhận được tất cả các thông tin cần thiết để chuyển tiếp gói tin cũng như để quyết định xemtài nguyên nào mà gói tin có thể dùng chỉ trong một lần truy nhập bộ nhớ duy nhất, bởi vì các lý do sau :

a) Một mục dữ liệu trong bảng chuyển tiếp bao gồm tất cả các thông tin cần để chuyển tiếp gói tin cũng như quyết định tài nguyên nào mà gói tin được dùng.

b) Nhãn được chứa trong gói tin cung cấp chỉ mục để tìm mục dữ liệu tương ứng trong bảng chuyển tiếp sử dụng cho việc chuyển tiếp gói tin này.

Khả năng nhận được cả thông tin để chuyển tiếp và thông tin về tài nguyên dành cho gói tin trong một lần truy nhập bộ nhớ đã làm cho chuyển mạch nhãn trở thành một công nghệ có tốc độ chuyển tiếp dữ liệu cao so với các công nghệ trước nó.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp- Mô hình hệ thống quản lý mạng tập trung Mạng viễn thông thế hệ sau Cục Bưu điện Trung ương (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w