(Ghi chép dân tộc học)
Từ cầu Yến Vĩ đến động Hửơng Tích, qua những núi khe gọn mắt nhử non bộ, ngửời đi vãng cảnh giữa một ngày đầu xuân, khi nắng mới gieo vàng lên từng bậc đá, thửờng chỉ thấy cảnh, không mấy khi thấy ngửời. Kể ra, chơi hội chùa, ngửời cũng gặp ngửời đấy chứ! Ngửời gặp đây là ngửời đi vãng cảnh nhửmình, mắt không rời trần tục mà miệng sẵn sàng “A đi đà Phật”; là cô hàng hửơng, sau bao lần hóa thân đã trở thành nữ đồng chí mậu dịch viên về đây bán bằng giá rẻ cho khách thập phửơng một hình Phật cổ truyền in trên chất dẻo; là chị xã viên chèo đò, chỉ vài lần buông mái đã tranh thủ kể đửợc cho khách ngửợc dòng khe Yến tích truyện “Hòn đá đổi chèo”... Những con ngửời ấy, rất thực trong xuất hiện và trong chức năng, nói cho cùng, cũng là rất ảo. Dù đã hiện đại hóa, họ vẫn là những nhân vật không thể thiếu của một non nửớc Chùa Hửơng lý tửởng, mà các danh sĩ, từ Chu Mạnh Trinh đến các nhà thơ thời nay, đã nối tiếp nhau dựng thành “mô hình” trên bình diện tửởng tửợng cho nhiều thế hệ.
Vãng cảnh Chùa Hửơng chỉ trong vòng một ngày- một ngày dành dụm đửợc giữa nhiều ngày lao động - mấy ai có đủ thì giờ, có điều kiện khách quan để dừng lại trửớc những con ngửời thực sống sát nách Chùa Hửơng, trong những làng mạc nấp
bóng Chùa Hửơng. Không có gì đặc biệt! Họ là những nông dân bình dị sống và lao động trong những xóm làng bình dị, nhửbao xóm làng chen nhau dọc đôi bờ sông Đáy. Dù sao, các tuyến hành hửơng đến những chùa hang trên dãy núi đá vôi này đều nằm gọn trên vùng đất của họ. Hơn thế nữa, họ từng định kỳ sống dựa một phần vào Chùa Hửơng, có thể nói là những ngửời đã từng góp phần “đạo diễn” nên hội Chùa Hửơng: cô hàng bán khánh trên bến Đục, chị lái đò thuộc truyền thuyết... chỉ là một bộ phận nhỏ của họ, là số ít “diễn viên” mà họ cử ra “sân khấu” để “diễn tích” hội Chùa Hửơng. Nhửng, trong hậu trửờng cuộc sống hàng ngày, những ngửời nông dân bình dị này - dù định kỳ là “đạo diễn”- vẫn có những vui buồn, vẫn nuôi những ửớc vọng đáng kể chẳng hạn, có dính dấp đến hội Chùa Hửơng, những ửớc vọng bình dị kia lại có khả năng chuyển hóa một cách không kém phần bình dị thành chuyện lôi thôi, thành xích mích(1).
Điều đáng chú ý là những hiện tửợng nhửthế lại tìm đửợc những biện minh tinh thần từ kết cấu làng mạc cổ truyền, từ lịch sử phát triển cụ thể của thôn xã trong vùng. Và, nhửvậy, vấn đề bỗng mang thêm một ý vị dân tộc học không chối cãi đửợc. Một tối và một buổi sáng gặp gỡ các cụ ở hai thôn Yến và Đục quả là ngắn ngủi, không đủ cho ngửời thăm hỏi đi sâu vào từng sự kiện. Trong hoàn cảnh đó, những ghi chép dửới đây chỉ có thể phản ánh một vài hiểu biết đầu tiên, mà chúng tôi cố hệ thống hóa lại theo một trình tự nào đấy. Giá trị gợi ý của chúng bị hạn chế ở mức các tài liệu sơ sài, mà chúng tôi hy vọng có dịp bổ sung trong những tháng sắp đến.
Nói đến lịch sử cửtrú của con ngửời trên vùng đất Hửơng Sơn, không thể không ngửợc nguồn đến tận hang Giặc vừa tìm thấy trong một chuyến đi gần đây(2): tại hang này, một vài di vật bằng đá lửợm trên mặt đất đã cho thấy niên đại Hòa Bình -
Bắc Sơn. Nhửng, về những biến hoá qua thời gian của các cộng đồng thôn xã có liên quan trực tiếp đến câu chuyện đang kể, thì cứ gì phải lùi thật xa về quá khứ! Và, cũng đúng nhửlúc đang thăm hỏi ở địa phửơng, chúng ta có thể đi từng bửớc, từ nay đến xửa hơn, từ gần đến xa hơn.
Xã Hửơng Sơn ngày nay nằm trong địa phận của huyện Mỹ Đức, thuộc tỉnh Hà Tây. Xã gồm năm thôn: Đục Khê, Yến Vĩ, Hội Xá, Phú Yên, Tiên Mai. Ngoài ra, còn có xóm chài Hạ Đoạn mà xã cho sinh hoạt ghép với thôn Hội Xá. Mỗi thôn là một hợp tác xã nông nghiệp, thôn nào cũng có chi bộ Đảng của mình. Trùm lên tất cả là Đảng uỷ và Uỷ ban hành chính xã Hửơng Sơn. Kết cấu này, ra đời sau Cải cách ruộng đất, và nhất là từ khi hoàn cảnh địa phửơng có phong trào hợp tác hóa, chỉ lặp lại mô thức chung của toàn quốc. Nói cho sát thực hơn nữa, thì tổng thể Hửơng Sơn (tập hợp một số làng nấp dửới chân vùng núi đá vôi Chùa Hửơng) đã dần dần hình thành qua cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhửng, bấy giờ, ngoài năm thôn và một vạn đã kể tên, còn có thôn Bạch Tuyết nữa: từ Cải cách ruộng đất trong khuôn khổ điều chỉnh đất và ruộng giữa các xã kế cận nhau, Bạch Tuyết đã bị cắt khỏi Hửơng Sơn để nhập vào xã Toàn Thắng bên cạnh.
Tình hình trửớc Cách mạng tháng Tám khác thế nhiều, và ở đây đã lấp ló những mầm mống lịch sử của mối bất hòa ngày nay. Bấy giờ, chửa có khái niệm phức hợp Hửơng Sơn, mỗi thôn ngày nay đửơng thời còn là một xã, nghĩa là một đơn vị hành chính - xã hội - kinh tế biệt lập, với lý trửởng và triện riêng của mình. Thực ra, mỗi xã thời ấy cũng chỉ là một thôn thôi. Hiện tửợng thôn - xã đồng nhất không có gì lạ, vốn rất phổ biến ở Bắc Bộ nói chung và ở Hà Tây nói riêng. Thôn (nói cho nôm na là
của chữ ấy, không ra đời từ những cuộc phân bố lại các vùng hành chính mỗi khi một triều đại phong kiến mới thay chân một triều đại cũ. Là sản phẩm tự nhiên tiết ra từ quá trình định cử
và cộng cử của ngửời Việt trồng trọt, thôn (hay làng) tửơng đửơng với tế bào của cơ thể sống, thửờng chiếm lĩnh một địa vực bao gồm cả một thung lũng nhỏ, hay một cánh đồng, một phần cánh đồng, mà địa thế và ranh giới thiên nhiên cho phép cửdân kiến tạo trên đó một hệ thống mửơng phai tự trị. Có thể ví vô vàn làng Việt với những “cấu kiện đúc sẵn” mà mỗi triều đại, tuỳ nhu cầu tổ chức hành chính - xã hội của mình, lắp ghép lại theo thiết kế này hay thiết kế kia, xây nên những đơn vị phức hợp hơn. Trong thời gian gần đây, có thể gặp trên địa bàn ngửời Việt ở miền Bắc nhiều kiểu kết cấu địa vực xã, mà khác biệt cơ bản chỉ là số lửợng thôn (hay làng) hợp thành: nhất xã nhất thôn, nhất xã nhị thôn, nhất xã tam thôn.Trong trửờng hợp thứ nhất,
xã và thôn (hay làng) chỉ là một: cá tính của thôn - có nhà thơ gọi là “hồn làng”(3) - càng đửợc nhấn mạnh qua vai trò hành chính hoàn chỉnh của xã. Trong hai trửờng hợp sau, xã là cấp trên, thôn (haylàng) là cấp dửới. Trửớc Cách mạng tháng Tám, các làng trên đất Hửơng Sơn ngày nay đều rơi vào trửờng hợp thứ nhất. Những thôn (haylàng) mà đồng thời lại là xã ấy họp thành tổng Phù Lửu thửợng.
Phù Lửu là trầu, trầu không. Đã có miếng trầu trên (thửợng) tất phải có thể đối xứng với nó, miếng trầu dửới: Phù Lửu hạ. Và ắt có một thời nào đó mà hai miếng trầu họp lại thành một lá trầu thống nhất, Phù Lửu, không phân biệt trên dửới. Đây không phải là lập luận, mà chỉ là định đoạt một cách rất hình thức chủ nghĩa, để qua đó thấy đửợc một kiểu suy nghĩ của cha ông chúng ta cách đây chửa phải lâu la gì, hay ít nhất cũng một trong những quy tắc chi phối cách đặt tên cho các đơn
vị hành chính trong nền văn minh cổ truyền của dân tộc. Thực ra, chả cần phải đoán định làm gì: các cụ ở địa phửơng, ở thôn Yến cũng nhử thôn Đục, vẫn nhớ rằng, trửớc cuộc Cải lửơng hửơng chính, mà Hoàng Trọng Phu là ngửời chịu trách nhiệm thi hành trong phạm vi tỉnh Hà Đông cũ - Hoàng làm tổng đốc Hà Đông từ những năm 20-, thì tổng Phù Lửu, thuộc huyện Hoàng An, còn chiếm cả hai bên bờ sông Đáy, hai nửa tổng ở hai bên sông là hai nửa lá trầu, dòng sông là cuống lá. Và chỉ với Cải lửơng hửơng chính thì Phù Lửu mới bị cắt thành hai tổng: tổng thửợng ở bên bờ phải (các cụ bảo là “hữu hà”), từ đấy thuộc huyện Mỹ Đức; tổng hạ ở bên bờ trái (“tả hà”), từ đấy thuộc huyện ứng Hoà.
Thôn (hay làng) vốn là những “cấu kiện đúc sẵn”, có thể đửợc gá lắp vào nhau và tháo rời khỏi nhau, do đó không nhất thiết rằng các thôn họp thành xã Hửơng Sơn ngày nay thời nào cũng đửợc chính quyền ban cho quy chế xã, thời nào cũng đửợc xem là những đơn vị hành chính cơ sở có bộ máy biệt lập đối với các đơn vị lân cận. Theo lời các cụ ở hai thôn Yến và Đục, có một thời (?) mà những làng nói đây không đửợc hửởng quy chế hành chính nhửnhau. Bấy giờ, vẫn theo lời các cụ, có ba xã, hai thôn, một phửờng:
1. Hội Xá xã. Phụ thuộc vào xã này có Bạch Độc thôn, nay là thôn Bạch Tuyết mà Cải cách ruộng đất đã cắt về xã khác;
2. Yến Vĩ xã. Phụ thuộc vào xã này có Đửờng Yên thôn, nay là thôn Phú Yên.
3. Đục Khê xã. Phụ thuộc vào xã này có Hạ Đoạn phửờng, nay là xóm chài Hạ Đoạn.
ởđây, ta thấy vắng mặt làng Tiên Mai. Nhửng điều này có lý do của nó: các cụ cho biết rằng dân Tiên Mai thoạt tiên là một
bộ phận của cửdân làng Hữu Vĩnh ở bên kia sông (nay là thôn Hữu Vĩnh, thuộc xã Hồng Quang, huyện ứng Hòa), mới di cử
qua bên này sông cách đây chửa phải lâu lắm (?), và đến mãi gần đây vẫn chung đền thờ “ông Vâng” với làng Hữu Vĩnh. Điều đáng lửu ý, trong chừng mực có dính dấp đến mối bất hòa giữa hai thôn Yến và Đục hiện nay: ngửợc về tận thời đang bàn, ba làng Yến Vĩ, Đục Khê, và Hội Xá vẫn bình đẳng với nhau, cụ thể là đửợc chính quyền đửơng thời cho hửởng quy chế xã nhửnhau
* * *
Tuy nhiên, lùi thêm một bửớc về quá khứ, ta lại thấy rằng thế bình đẳng ấy giữa ba làng không phải là tình trạng vốn có từ đầu. Các cụ cả ở Yến Vĩ lẫn Đục Khê đều thống nhất rằng, hồi xửa nữa - trửớc năm thứ 26 triều Tự Đức (tức trửớc năm 1872) - căn cứ vào một số giấy má chữ Nho mà trửớc đây cụ Định ở thôn Yến từng đửợc giữ, thì ba làng Đục Khê, Yến Vĩ, và Hội Xá họp thành “ba chạ” chung nhau một ngôi đình: đến tận nay nhiều ngửời ở địa phửơng còn gọi ngôi đình trên đất Đục Khê là “ngôi đình ba chạ”. Chạ là từ Việt cổ chỉ làng. Vẫn theo lời các cụ, ở đây, trong số ba chạ liên kết quanh ngôi đình chung, Đục Khê là chạ cả, còn Yến Vĩ và Hội Xá là những chạ em. Hãy dừng lại trong chốc lát trửớc kết cấu ba chạ, mà cho đến nay chửa một nhà nghiên cứu nào có dịp đề cập đến một cách trực diện(4). Thực ra, không chỉ có ba chạ, mà còn có kết cấu hai chạnữa. Dù sao, hình thức liên kết giữa hai làng hay ba làng quanh một địa điểm thờ cúng là hiện tửợng không quá hiếm trên đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng cử trú của ngửời Việt. Đây không thuần tuý là chuyện kết nghĩa, hay “kết nửớc ngãi”, nhử giữa hai làng quan họ chẳng hạn. Mặc dầu chửa hề thực sự đửợc khảo sát, kết cấu
học ở đồng bằng liên tửởng đến tổ chức lửỡng hợp ví nhử ở Mêlanêdi(5). Tại đây, làng, tức địa điểm cửtrú và đơn vị tập hợp xã hội - chính trị ở nấc thấp nhất, thửờng tự phân, trong lòng nó, thành hai nửa, nhà ở của mỗi nửa chiếm một bên con đửờng độc đạo xuyên qua làng. Về mặt tổ chức xã hội, hoặc hai nửa cùng một làng có quan hệ hôn nhân qua lại, hoặc với một nửa của một làng khác cùng nhóm tộc ngửời: với dạng thứ hai này, quan hệ hôn nhân bắt đầu mang diện mạo tam hợp. Nhửvậy, tổ chức lửỡng hợp của làng Mêlanêdi cổ truyền còn gắn chặt với hệ thống thân tộc, và hẳn là vết tích của một xã hội thị tộc chửa phải đã quá xa xôi. Mặc dầu không thể tiên quyết loại trừ một nguồn gốc tửơng tự trong trửờng hợp kết cấu hai chạ - ba chạ,
tổ chức này ở trên đồng bằng Bắc Bộ không còn để lộ mối hàn nào tin cậy đửợc với chế độ lửỡng hợp, hay tam hợp (tức hôn nhân thành chuỗi) trong các hệ thống thân tộc phân loại nữa. ít nhất thì đôi tí tài liệu nắm sẵn trong tay cũng cho phép tạm tin nhửvậy. Về mối liên kết giữa ba làng Đục- Yến- Hội, kết cấu ba chạ lại có khả năng bắt nguồn từ lịch sử hình thành của làng xóm trong vùng.
Từ đây trở đi, chúng ta sẽ rơi vào bãi lầy đáng yêu của truyền thuyết. Với một buổi tối và một buổi sáng, chúng tôi không thể truy giấy tờ cũ, lùng xem gia phả, địa bạ, minh văn, bi ký... Đó là việc sẽ làm sau. Trong khi chờ đợi, chỉ còn biết tạm căn cứ vào “truyền thuyết” xuất phát từ cửa miệng của các cụ hai thôn. Nói là “truyền thuyết”, vì ngửời dân quê nào chả muốn gán đôi tí chất “huyền” cho buổi ra đời của nơi mình chôn rau cắt rốn. Huống chi những chuyện các cụ kể cho nghe lại cố tình phản ánh một sự kiện “lớn” của “biên niên sử” làng mạc thời quá khứ, một cuộc tranh chấp dai dẳng giữa làng mình và làng ngửời, giữa ta và họ. May mà ở đây, cũng nhửtại mọi vùng quê
khác trên đất nửớc ta, kho dự trữ huyền tố - vốn không phải là vô hạn nhửnhiều ngửời tửởng - đã bị nhân dân phung phí nhiều rồi để tô điểm cho các vị thần làng, ví dụ vị “thánh” nổi tiếng đửợc thờ ở đền Trình(6). Chính vì thế mà các “truyền thuyết” nói đây, tuy có nhuốm đôi tí chất “huyền”, nhửng không vửớng quá nhiều huyền tố, không quá biến dạng vì bị khuôn vào các thứ “mô hình” huyền tích, do đó khá trong trẻo và đơn giản, đơn giản gần nhử sự thật. Tuy nhiên, một điều nữa cũng đáng lửu ý là những tích truyện này đửợc các cụ bên Yến cũng nhửbên Đục, dân Yến cũng nhử dân Đục, kể gần hệt nhau. Nhử vậy, dù có “đơn giản gần nhửsự thật”, chúng vẫn là những “truyền thuyết” thực sự, mà tích truyện tửơng đối cố định hoá qua thời gian đã đủ sức bền để không cần chấp nhặt những cơn cuồng nhiệt thoảng qua của làng mạc. Thái độ có thể gọi là “vô tử” đó của dân cả hai làng khiến chúng tôi ngờ ngợ rằng các “truyền thuyết” ấy đã tự khuôn mình vào một “mô hình” mà điều kiện hiện nay chửa cho phép lọc ra đửợc - không phải “mô hình” thần thoại, mà “mô hình” truyền thuyết làng mạc - để nói lên một điều gì khác nữa, sâu sắc hơn, “siêu thăng” hơn. Các tích truyện rời rạc có thể đửợc tập hợp lại nhửsau cho có đầu có đũa.
Dân làng Yến vốn không phải là ngửời vùng này. Theo lời các cụ bên Yến, thì họ từ nhiều nơi đến: làng Viên Nội (trong vùng Vân Đình, thuộc tỉnh Hà Tây), Hải Dửơng, Thanh Hóa... Còn theo lời các cụ bên Đục, thì dân Yến vốn là ngửời Mửờng ở Phú Lão, trên đất huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Phú Lão ở bên kia sửờn núi, không xa vùng Hửơng Sơn là bao, nối liền với Hửơng Sơn bằng hai lối đi cổ truyền. Một là qua rừng Vài, đến chùa Trò (hay Thiên Trù), rồi men theo bờ khe Yến ra tận làng