Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của tỉnh, huyện Tam Nông đã bám sát và thực hiện được cơ bản các mục tiêu của quy hoạch giao thông đã được phê duyệt; tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành phát triển, đổi mới bộ mặt nông thôn, góp phần tích cực vào việc xoá đói giảm nghèo và sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Mạng lưới giao thông của huyện phân bổ tương đối hợp lý, thuận tiện cho việc lưu thông hàng hoá, hành khách nội, ngoại huyện. Sự liên kết giữa hệ thống đường Quốc lộ, Tỉnh lộ, Huyện lộ, đường xã và đường thuỷ tương đối hài hoà. Mật độ đường trong huyện so với trung bình của tỉnh và các huyện khác trong tỉnh khá cao. Toàn huyện có 702,5 km đường bộ, 56 km đường sông. Đã đảm bảo 100% số xã có đường ô tô vào đến trung tâm xã. Ngoài ra còn có Cầu Trung Hà và cầu Phong Châu, Cầu Tứ Mỹ là cửa ngõ nối liền Tam Nông với các huyện lân cận và Thành Phố Hà Nội, tạo cho việc thông thương trên địa bàn huyện có nhiều thuận lợi. So với năm 2001 tỷ lệ đường nhựa, đường bê tông xi măng tăng trên 100%, hiệu suất sử dụng hệ thống thuỷ lợi tưới tiêu tăng 46%.
* Chất lượng đường quốc lộ
Trên địa bàn huyện Tam Nông có 2 tuyến Quốc lộ chạy qua, tổng chiều dài: 28,2 km.
- Quốc lộ 32A: Chiều dài 20,2 km, trong đó đoạn Trung Hà - Cổ Tiết dài 14km đạt tiêu chuẩn cấp III, đoạn còn lại Cổ Tiết - Tề lễ dài 6,2 km đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi, mặt đường bê tông nhựa.
- Quốc lộ 32C: Dài 8 km điểm đầu từ Cầu Phong Châu đến điểm cuối Cầu cạn Tứ Mỹ, là đường cấp IV miền núi, mặt đường đá dăm láng nhựa.
+ Số lượng phương tiện tham gia giao thông trung bình 4.000 - 6.000 chiếc/ ngày đêm.
+ Quốc lộ 32A và 32C nối liền Thủ đô Tỉnh, Tỉnh Việt Trì với các tỉnh Tây Bắc , do vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tam Nông, tỉnh Phú thọ và khu vực Tây Bắc của đất nước.
* Đường tỉnh lộ:
Huyện Tam Nông có 38,6 km gồm 3 tuyến:
- Tỉnh lộ 315: Từ Ngã tư Cổ Tiết đi Vực Trường-Tứ Mỹ-Phương Thịnh-Bệnh viện đa khoa thuộc xã Cổ Tiết dài 35 km.
- Tỉnh lộ 316: Cầu Trung Hà đi Thanh Thuỷ dài 1,1km.
- Tỉnh lộ 316B: Thị trấn Hưng Hoá đi huyện Thanh Thuỷ dài 2,5 km. Hầu hết là đường cấp IV miền núi mặt đường láng nhựa.
* Đường huyện lộ:
+ Toàn huyện có 42km/ 8 tuyến. Trong đó:
- Mặt đường bê tông nhựa: 4,5 km; Đường cấp V, VI miền núi mặt đường láng nhựa: 15,5km; Đường BTXM: 2km; Đường cấp phối chất lượng kém: 20 km.
* Đường liên xã, nội thôn: Tổng cộng có 71km/32 tuyến thuộc 20 xã thị trấn trong huyện. Trong đó: đường cấp IV miền núi: 0,6km; mặt đường láng nhựa. Đường cấp V miền núi: 9,2km; mặt đường láng nhựa. Đường BTXM: 10,3km; Đường đá dăm : 2,8km; Đường đất chất lượng kém: 48,1 km. Đường liên thôn nội thôn: Toàn huyện có 302,7 km; Trong đó có: 94,8 km đường BTXM; 5,2 km đường đá dăm; 202,7 km đường đất. Đường ra đồng, lên đồi: Toàn huyện có 220 km, gồm: 1,2 km đường BTXM; 218,8 km là đường đất, chất lượng xấu và rất xấu.
Hệ thống điện chiếu sáng đô thị, hiện tại mới chỉ xây dựng ở 2 trục đường chính theo Quốc lộ 32A và tỉnh lộ 316B, cột điện đi chung cùng với hệ thống cột điện chiếu
sáng sinh hoạt, chưa có cột riêng, chưa đảm bảo tiêu chuẩn mỹ quan và tiêu chuẩn chiếu sáng đường phố.
Tuy nhiên mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện Tam Nông còn một số tồn tại, hạn chế cần được sớm khắc phục trong giai đoạn quy hoạch tới như:
- Hệ thống đường bộ còn chưa cao cả về tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng mặt đường, còn 64,2% đường xấu và 6,26% đường rất xấu, chủ yếu ở đường liên thôn xóm, ra đồng lên đồi.
- Lực lượng thực hiện bảo trì, duy tu sửa chữa còn chưa kịp thời.
- Phương tiện vận tải tham gia giao thông tăng nhanh, nhiều phương tiện vận tải có tải trọng lớn hơn tải trọng thiết kế của các tuyến đường hoạt động đã làm cho đường bị xuống cấp nhanh.
- Hệ thống bến bãi đỗ xe, cảng sông chưa được xây dựng.
- Ngân sách huyện, xã, nhân dân đóng góp cho ĐTPT giao thông còn hạn chế.
- Đội ngũ cán bộ giao thông cấp xã không có chuyên môn, chưa qua đào tạo, không có định biên nên phụ cấp không ổn định, kiêm nhiệm nhiều công việc khác, do vậy chưa đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý.
Công trình phục vụ tưới, tiêu trong nông nghiệp: Đã nâng cấp và có dự án nâng cấp, cải tạo 11 trạm bơm, 5 hồ đập, xây mới 2 trạm bơm tưới, 01 trạm bơm tiêu, 20 km kênh đầu mối, 14,3 km cấp III (kênh mặt ruộng). Đến nay diện tích tưới chủ động 2 vụ tăng từ 379 ha năm 2000, lên 1.600 ha năm 2007. Trong đó tập trung đầu tư một số công trình thủy lợi trọng điểm như: hệ thống trạm bơm gò mít năng lực thiết kế tưới 620 ha, tổng vốn đầu tư 31 tỷ đồng, trạm bơm tiêu Hiền Quan năng lực thiết kế tiêu 96 ha tổng vốn đầu tư 7 tỷ đồng, trạm bơm tưới Hương Nộn, Dậu Dương...
Công trình đê điều phục vụ công tác phòng chống lụt bão: Các tuyến đê sông đã được đầu tư nâng cấp cơ bản đáp ứng được yêu cầu ngăn nước, chống lũ, một số đoạn sạt lở bờ vở sông cũng đã được xử lý bằng biện pháp công trình (kè cứng, kè mềm) góp phần ổn định sản xuất và đời sống nhân dân, đồng thời bảo vệ an toàn cho các công trình dân sinh kinh tế của Nhà nước và nhân dân. Các công trình như: Nâng cấp tuyến đê chậm lũ Tam Thanh, từ Hương Nộn đến Hồng Đà; tu bổ, nâng cấp tuyến đê hữu thao từ đoạn Thanh Uyên đến Cổ Tiết; nâng cấp tuyến đê tả, hữu Bứa; Kè cứng chống sạt lở bờ, vở sông tại xã Vực Trường: 2,5 km, Hiền Quan: 0,777km, Cổ Tiết: 1,5 km, Thượng
Nông: 2,2 km, Hồng Đà: 2,9 km. Cùng với đê, kè, các cống dưới đê cũng đã thường xuyên được đầu tư tu sửa đáp ứng yêu cầu chủ động trong công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai.
c) Công tác triển khai các dự án phát triển kinh tế
Chủ trương phát triển kinh tế của tỉnh và huyện đề ra trong những năm qua là thực hiện CNH - HĐH chuyển dịch cơ cấu dần sang công nghiệp và dịch vụ nhưng trong giai đoạn 2001-2007 các dự án phát triển kinh tế trên địa bàn lại chỉ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp. Nguyên nhân do hạn chế về nguồn vốn nên khó đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, mặt khác do xuất phát điểm rất thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo ở địa phương còn cao (năm 2007 tỷ lệ hộ nghèo là 20%) các dự án ĐTPT vào nông nghiệp mang lại hiệu quả tức thì giúp cải thiện tốt đời sống của người dân trong những năm qua. 3 chương trình trọng điểm phát triển nông nghiệp trong thời gian qua đã đạt hiệu quả bước đầu rất khả quan:
* Chương trình lương thực:
Mục đích của chương trình nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các cây lương thực chính trên địa bàn gồm : lúa, ngô, sắn bằng cách đưa các giống mới năng suất cao và phương pháp canh tác khoa học vào sản xuất. Dự án được triển khai từ năm 2001 và hiện nay vẫn đang được tiến hành. Chương trình sử dụng chủ yếu nguồn vốn ngân sách huyện.
Hoạt động chính của dự án : UBND huyện giao cho phòng nông nghiệp huyện nghiên cứu lập báo cáo tình hình phát triển cây lương thực trên địa bàn, đề ra mục tiêu phát triển và biện pháp cụ thể thực hiện qua các năm. Theo đó giao cho phòng nông nghiệp nghiên cứu tìm hiểu các giống cây mới năng suất cao đem thử nghiệm trên địa bàn, tổ chức tập huấn cán bộ cơ sở, trực tiếp quản lý việc sản xuất thí điểm ở một số địa phương.
Kết quả : chương trình được triển khai đã thực hiện có kết quả, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn, sản lượng lương thực cây có hạt đạt 27.022,9 tấn năm 2007 (tăng bình quân 7,44 %/năm). Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt trong giai đoạn 2001 - 2007 tương đối ổn định, mặt bằng đất canh tác giảm do chuyển mục đích sử dụng cho các nhu cầu phát triển công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, được bù lại bằng diện tích tăng vụ. Cụ thể : so với năm 2001 diện tích sản xuất lương thực năm 2007 tăng 5,62% trong khi mặt bằng đất canh tác giảm 146 ha (giảm 8,1%), diện tích sản xuất tăng là do tăng vụ sản xuất. Về năng suất : do đã tích cực triển khai đưa nhanh giống mới có năng suất cao,
nên đã đưa năng suất lúa từ 41,5 tạ/ ha năm 2001, lên 44,0 tạ/ ha năm 2007. Lương thực bình quân đầu người từ 321 kg năm 2001 lên 355 kg vào năm 2007, so với năm 2001 đã tăng 34,0 kg và gấp 1,1 lần.
* Chương trình chăn nuôi bò thịt:
Phú Thọ xác định phát triển đàn bò thịt là một trong sáu chương trình quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Mục tiêu đến năm 2010, toàn tỉnh có tổng đàn bò đạt từ 160.000 con trở lên, trong đó số bò lai, bò thịt chất lượng cao chiếm từ 40 đến 45%, sản lượng thịt bò hơi đạt 4,25 nghìn tấn. Chăn nuôi bò thịt, bò lai được tỉnh khuyến khích ở tất cả các huyện, trọng điểm là tại sáu huyện: Tam Nông, Thanh Thuỷ, Cẩm Khê, Hạ Hoà, Thanh Sơn, Thanh Ba. Mỗi huyện chọn một số xã để xây dựng mô hình điểm chăn nuôi bò, lấy hộ chăn nuôi để phát triển đàn bò với quy mô nuôi 5 con trở lên/hộ; khuyến khích các hộ nuôi bò phân tán tại vùng đồng bằng và quy hoạch đất xây dựng chuồng trại, trồng cỏ. Tỉnh đã ban hành chính sách khuyến khích các hộ gia đình, chủ trang trại, HTX, doanh nghiệp nuôi bò, thuộc vùng quy hoạch từ 5 con trở lên, cụ thể hỗ trợ 100.000 đồng/1 bò cái lai Sind (đủ tiêu chuẩn sinh sản bê con chất lượng cao); hỗ trợ một lần 4 triệu đồng/con với hộ nuôi bò đực giống lai 3/4 máu Zê-bu; cấp miễn phí vắc xin phòng các bệnh nguy hiểm cho bò... Mỗi xã trong vùng dự án có ít nhất 30 hộ nuôi bò từ 5 con trở lên được trả phụ cấp cho một thú y viên cơ sở với mức 250.000 đồng/tháng. Các hộ nuôi bò công nghiệp, bán công nghiệp từ 30 con trở lên được hỗ trợ một lần 3 triệu đồng để xây dựng chuồng trại.
Thực hiện chủ trương của tình trong việc huyện đã tích cực triển khai chương trình chăn nuôi bò thịt trên địa bàn, tổ chức tuyên truyền tập huấn cho nhân dân và cán bộ cấp cơ sở. Sau 3 năm trên địa bàn huyện đã hình thành vùng nuôi bò thịt ở 14/20 xã, thị trấn, trọng điểm là các xã: Vực Trường, Hiền Quan, Hương Nha, Cổ Tiết, Hương Nộn. Số lượng bò đực giống sind là 36 con; 930 bò cái nền lai sind đã thẩm định, bấm số tai đưa vào quản lý. Tổng đàn bò của huyện đã đạt 18.216 con, trong đó bò cái lai sind là 2.989 con. Việc tuyển chọn, lai tạo giống bò Sind đạt kết quả tốt: trong số 930 bò cái lai sind tuyển chọn, đã tiến hành phối tinh bò sind cho 208 con, trong đó có truyền tinh nhân tạo 225 con, số bê cái sinh ra là 87 con/121 con.
Về chăn nuôi bò thịt: Phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng trang trại và công nghiệp là hướng đi mới trong phát triển ngành chăn nuôi huyện. Sau 3 năm triển khai trên diện
rộng, chương trình bước đầu đã đem lại những kết quả khả quan. Toàn huyện hiện có khoảng gần 9.000 con bò thịt, sản lượng thịt đạt hơn 450 tấn tăng gần 90 tấn so với năm 2001. Chương trình được triển khai với hoạt động chính là hỗ trợ về con giống, 1 phần vốn và tổ chức tập huấn những kiến thức khoa học trong chăn nuôi bò thịt nhưng do hạn chế về nguồn vốn và thói quen sản xuất nên mô hình trang trại chăn nuôi bò theo qui mô công nghiệp không phát triển. Chăn nuôi bò thịt chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ theo hướng tận dụng thức ăn từ cỏ tự nhiên và phế phụ phẩm nông nghiệp nên năng suất, chất lượng thịt hạn chế, chưa khai thác hết các lợi thế về sức lao động, đất đai, thị trường nên hiệu quả kinh tế không cao. Mặc dù tốc độ phát triển chăn nuôi bò thịt đã tăng dần qua các năm song sản lượng thịt bò năm 2005 chỉ chiếm 2,38% trong tổng sản lượng thịt các loại. Hạn chế này là do chương trình chưa có định hướng rõ chăn nuôi bò lấy thịt, chưa chú trọng khâu tiêu thụ sản phẩm cho người dân, đại đa số mục đích của người chăn nuôi chủ yếu là sinh sản kết hợp với cày kéo nên mặc dù số lượng đàn bò đã tăng khá nhưng chất lượng đàn bò chưa cao, tốc độ tăng trọng chậm, tỷ lệ thịt chỉ đạt 45-47%. Sản phẩm thịt chủ yếu là bò loại thải hoặc bê non chất lượng thịt thấp và lãng phí nguồn giống.
* Chương trình phát triển cây sơn:
Nhằm chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp trên địa bàn, phát triển theo hướng sản xuất tập trung, tạo ra khối lượng sản xuất hàng hoá lớn có giá trị kinh tế huyện đã triển khai dự án ĐTPT cây sơn nhựa trên địa bàn từ 2004 - 2010 với tổng mức vốn đầu tư đến 2010 là 17,879 tỷ đồng. Chủ quản dự án là UBND tỉnh Phú Thọ; chủ dự án là UBND huyện Tam Nông, cơ quan xây dựng, triển khai dự án là Phòng NN & PTNT huyện Tam Nông. Mục tiêu của dự án là năm 2010 đưa diện tích trồng sơn lên 528 ha và sản lượng đạt 240 - 250 tấn. Với ưu thế về điều kiện tự nhiên thiên nhiên rất thuận lợi cho việc trồng, sản xuất sơn trên diện rộng, dự án được triển khai hiệu quả, bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân trồng sơn.
Hoạt động chính của chương trình : tiến hành qui hoạch vùng trồng sơn, chuyển diện tích đất đồi trồng sắn cho hiệu quả kinh tế thấp sang trồng sơn nhựa. Tiến hành tổ chức tập huấn cho cán bộ cơ sở và người dân. Người dân tham gia chương trình được hỗ trợ ban đầu về vốn và cây giống. Huyện đã tiến hành xây dựng vườn ươm nhân giống có diện tích 357 m2. Tính đến tháng 3/2007 sau 5 đợt đã cấp 16.740 cây giống
cho 26 hộ nông dân (ở 5 xã: Dị Nậu, Cổ Tiết, Thọ Văn, Hương Nộn và Xuân Quang); thực hiện 12 mô hình thử nghiệm ở Xuân Quang, Dị Nậu, Thọ Văn; tổ chức 4 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng và cung ứng cây sơn giống cho 350 hộ nông dân. Đề án được thực hiện, số hộ trồng sơn tăng, diện tích cây sơn tăng; năng suất, sản lượng nhựa và giá trị thu nhập đều tăng so với thời điểm xây dựng đề án.
Đi đôi với trồng và khai thác sản phẩm, Tam Nông đã tổ chức tuyên truyền vận động các hộ dân bảo vệ chất lượng nhựa sơn, đề xuất mô hình quản lý chất lượng theo 2 hình thức nhóm hộ và thành lập các chi hội SXKD cây sơn đỏ ở cấp xã, hội nghề sơn ở cấp huyện. Đồng thời tăng cường công tác quản lý Nhà nước nhằm phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm trong SXKD sơn. Kết quả năm 2006, toàn huyện đã thành lập được 3 chi hội nghề sơn tại xã Thọ Văn, Dị Nậu và Xuân Quang với tổng số 102 hội viên. Huyện cũng đã đẩy mạnh xúc tiến thương mại, gửi sản phẩm tham gia hội chợ... nhằm