Đánh giá chung về tình hình thực hiện chiến lược sản phẩm của công ty cổ phần sách Alphabooks.

Một phần của tài liệu thực trạng về sản phẩm và chiến lược sản phẩm của công ty cổ phần sách alphabook từ năm 2005 đến 2010 (Trang 37 - 40)

công ty cổ phần sách Alphabooks.

+ Về thuận lợi: Với chiến lược sản phẩm linh hoạt và một tầm nhìn mang tính dài hạn công ty sau hơn 5 năm hoạt động đã xây dựng được uy tín và thương hiệu rất lớn trên thị trường sách Việt Nam,thương hiệu sách quản trị kinh doanh và tư duy giáo dục của Alpha dần trở lên quen thuộc với độc giả và bạn đọc trong cả nước.Sách của Alpha 100% là sách dịch có bản quyền được đảm bảo về chất lượng nội dung và hình thức lên công ty dần dần chiếm được lòng tin và tình cảm của bạn đọc mặc dù hiện nay trên thị trường cũng có nhiều công ty làm sách về kinh tế và quản trị kinh doanh thì thương hiệu sách Alpha vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của bạn đọc.

Với chiến lược sản phẩm có thể nói là đa dạng hóa hiện nay là một thuận lợi vô cùng lớn để công ty đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu độc giả trên thị trường, với nhiều thị hiếu ngày một đa dạng và phong phú giúp công ty chiếm lĩnh thị phần trên thị trường sách và mau chóng trở thành tổ hợp xuất bản lớn nhất ở Việt Nam như mong muốn của tầng lớp lãnh đạo công ty.

Công ty hiện nay đã có thị trường tiêu thụ rất ổn định tập trung ở hai thành phố là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là những nơi có sức tiêu thụ sách lớn nhất nước.Với chiến lược sản phẩm mới của mình là cho ra đời trong năm 2010 hai dòng sách văn học và thiếu nhi thì Alpha đang mở rộng thị trường ra các tỉnh thành khác như Hải Phòng,Quảng Ninh,Đà Nẵng……..

Nhu cầu về sách kinh tế nhất là sau khi đất nước ta ra nhập WTO ngày càng lớn và tăng cao đặc biệt trong thời gian tới thì chiến lược sản phẩm của công ty trong giai đoạn tiếp vẫn là tập trung vào dòng sản phẩm chủ đạo này để đáp

ứng nhu cầu của độc giả với những đội ngũ các nhà lãnh đạo,doanh nhân,sinh viên có khao khát làm giàu sẽ là những khách hàng trọng điểm của công ty.

Thị trường sách Việt Nam có những thay đổi đáng kể từ khi chúng ta ra nhập công ước Bern và ký hiệp định Trips về bảo hộ bản quyền và sở hữu trí tuệ,thị trường đã phát triển ngày càng đúng hướng hơn,nạn vi phạm bản quyền và in lậu đã giảm đi rất nhiều.Đặc biệt khi chúng ta ra nhập WTO có rất nhiều cơ hội để các nhà sản xuất và kinh doanh sách mở rộng tầm nhìn ra thế giới,học hỏi các đơn vị kinh doanh nước ngoài.Mặt khác việc các nhà xuất bản có văn phòng đại diện tại Việt Nam thì việc giao dịch bản quyền tác phẩm có nhiều thuận lợi hơn giảm được nhiều chi phí hơn khi phải gửi từ nước ngoài.

Nhà nước đã và đang có những quy định và đổi mới nhất định về quy chế liên kết xuất bản và tạo điều kiện thuận lợi cho tư nhân tham gia nhiều hơn trong quy trình in,xuất bản và phát hành.Tạo điều kiện cho họ phát huy vai trò vào việc đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.

+Những thách thức: Trong giai đoạn hiện nay thì thị trường chưa phát triển một cách chuyên nghiệp còn bộc lộ nhiều bất cập gây khó khăn cho việc chiến lược sản phẩm và kinh doanh của công ty cổ phần sách Alpha nói riêng và nhiều công ty khác nói chung,lạm phát năm 2010 rất lớn trên 10% khiến cho nguyên liệu,vật tư cũng liên tục biến động,không ổn định làm tăng chi phí xuất bản và phát hành sách ảnh hưởng giá thành sản phẩm,chưa kể đến tình trạng sách lậu bán giá rất thấp so với sách của công ty ảnh hưởng nghiêm trọng tới doanh thu.

Sự phát triển của các phương thức tiếp cận thông tin như báo ,đài ,truyền hình ,internet…..làm cho văn hóa đọc truyền thống bị lấn át,việc nghiên cứu nhu cầu,tìm thị trường,sử dụng các biện pháp xúc tiến bán hàng của công ty phải chi phí nhiều hơn.Nhu cầu về sách thực sự chưa trở thành nhu cầu thiết yếu đối với người dân,vì vậy các đầu sách hay lượng tiêu thụ cũng không lớn,còn đầu sách trung bình lượng tiêu thụ cũng không lớn ảnh hưởng đến doanh số và lợi nhuận của công ty.

Sự cạnh tranh đối với công ty ngày càng gay gắt,trước hết là sự cạnh tranh từ hệ thống phát hành,văn phòng đại diện của nước ngoài.Họ trực tiếp khai thác sách,thuê đội ngũ dịch giả Việt Nam và làm sách cạnh tranh với các công ty làm sách dịch như Alpha.Việc họ làm sách dịch trực tiếp còn ảnh hưởng rất lớn đối với công ty trong việc thương lượng mua bản quyền những đầu sách hay,có giá trị

Sự cạnh tranh trực tiếp của các nhà xuất bản,công ty phát hành sách trong nước trong việc khai thác bản thảo,mua bản quyền,mở rộng thị trường tiêu thụ…

Sự cạnh tranh của các loại hình sách điện tử,xuất bản sách trên mạng đang nhanh chóng phát triển ở Việt Nam,những loại sách này có sức hấp dẫn lớn tiết kiệm về không gian lưu trữ,tìm kiếm nhanh chóng.

Sự quản lý của nhà nước trong lĩnh vực xuất bản và phát hành còn nhiều bất cập chưa theo kịp với thị trường,xử lý vi phạm chưa nghiêm,đặc biệt là có những bất cập trong quy định về việc liên kết xuất bản và phát hành sách tư nhân.

Về phía công ty với chiến lược sản phẩm như hiện nay thì rủi ro cũng rất lớn vì những dòng sản phẩm mới chưa đi sâu vao tâm trí khách hàng hàng hóa tiêu thụ sẽ chậm dấn đến có nhiều hàng tồn kho hơn trước mà công ty vốn cũng còn hạn chế dẫn đến quá trình tái đầu tư và sản xuất diễn ra chậm,thêm nữa đội ngũ nhân sự của công ty còn cần phải phát triển hơn nữa về trình độ chuyên môn để đáp ứng với tình hình phát triển mới của thị trường sách Việt Nam.

Tất cả những điều kể trên là thách thức đối với chiến lược sản phẩm của công ty,những thách thức có thể đến bởi tác nhân bên ngoài hay đến từ bản thân công ty đều tạo ra những khó khăn nhất định đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,tuy vậy cơ hội thì luôn đi liền với thách thức đòi hỏi sự nhạy bén trong từng chiến lược sản phẩm của công ty,tầm nhìn của người lãnh đạo,để đưa con tầu Alpha đi tới những thành công mới giúp công ty phát triển nhanh mạnh và bền vững.

Một phần của tài liệu thực trạng về sản phẩm và chiến lược sản phẩm của công ty cổ phần sách alphabook từ năm 2005 đến 2010 (Trang 37 - 40)