GIÁO DỤC SINGAPORE: HƯỚNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu CBQL-Qua trinh phat trien cua GD (Trang 57)

1. Tổng quan về phát triển giáo dục

Nước Cộng hòa Singapore là quốc đảo nhỏ nhất Đông Nam Á với diện tích chỉ khoảng 710 km2 và dân số khoảng trên 4,8 triệu người [30]. Vốn là một làng chài cá ở phía nam quần đảo Mã Lai, Singapore trở thành thuộc địa của Anh từ thế kỷ 19, giành quyền tự trị vào năm 1959 và trở thành quốc gia độc lập thuộc Khối thịnh vượng chung từ năm 1965 [31]. Chính vì vậy tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến ở đảo quốc này.

Quá trình phát triển giáo dục Singapore tính từ 1959 đến nay được chia ra làm nhiều giai đoạn với những phương châm cải cách giáo dục riêng. Các giai đoạn cải cách giáo dục ở Singapore có thể được chia thành 4 giai đoạn như sau:

• Giáo dục để tồn tại (1959-1978);

• Giáo dục lấy hiệu quả làm động lực (1979-1996);

• Giáo dục lấy năng lực làm động lực (1997-2005)

• Về những gì đang diễn ra hiện nay nhấn mạnh đổi mới ở tất cả các bậc học rõ ràng là một giai đoạn riêng biệt, có thể được gọi là giáo dục lấy đổi mới làm động lực (từ 2006). Những giai đoạn khác nhau không tách rời mà tạo thành một chuỗi liên tục, thời điểm chỉ có ý nghĩa đánh dấu cho thuận tiên.

Giáo dục để tồn tại (1959-1978):

Từ năm 1959 đến năm 1978, chính phủ non trẻ phải xây dựng một nền giáo dục đại chúng để đáp ứng nhu cầu cấp bách là gắn kết quốc gia và phát triển kinh tế. Đây chính là giai đoạn nền giáo dục được gọi là Giáo dục để tồn tại.

Tiếp theo nền tự trị vào năm 1959, Chính phủ đã kế thừa một hệ thống giáo dục đa dạng trong đó các trường sử dụng các ngôn ngữ khác nhau (tiếng Anh, tiếng Mã lai, tiếng Trung và tiếng Ta-min) làm chuyển ngữ để giảng dạy nội dung chương trình rất khác nhau. Để thống nhất chuẩn và là một phần của công cuộc xây dựng đất nước, Bộ Giáo dục đã đưa nhà trường vào một hệ thống quốc gia, với chương trình học tập chung, trong khi vẫn cho phép các trường giữ các ngôn ngữ khác nhau làm phương tiện giảng dạy. Trong những thập kỷ 60 và 70 của thế kỷ trước, một loạt các cải cách giáo dục được tiến hành để đảm bảo chuẩn và sự bình đẳng có thể so sánh được giữa tất cả trường theo dòng tiếng Anh và 3 dòng trường không phải tiếng Anh (tiếng Mã-lai, tiếng Trung và Ta-min).

Giáo dục lấy hiệu quả làm động lực (1979-1996)

Năm 1979 chứng kiến một biến động lớn tiếp theo trong lịch sử giáo dục Singapore. Một ủy ban do TS. Goh Keng Swee, lúc này là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đứng đầu, tiến hành rà soát kỹ nền giáo dục Singapore. Việc rà soát của TS. Goh khởi đầu cho một phong trào làm cho hệ thống giáo dục có hiệu quả bằng nhiều cách, trong đó có giảm lãng phí trong giáo dục. Những thay đổi về phân luồng và chương trình học tập được đưa vào để phục vụ các nhóm học sinh có năng lực khác nhau đồng thời đề cao các giá trị giáo dục để khuyến khích sự gắn kết xã hội qua học tập. Việc này đánh dấu sự khởi đầu của kỷ nguyên Giáo dục lấy hiệu quả làm động

lực.

30 Số liệu năm 2008

31 Trong chiến tranh thế giới thứ 2, Anh mất thuộc địa Singapore vào tay Nhật Bản và giành lại được vào năm 1945. Sau khi giành quyền tự trị vào năm 1959, Singapore sáp nhập vào Malaysia vào năm 1963 nhưng chỉ 2 năm sau, ngày 9/8/1965, Singapore tách ra lại thành quốc gia độc lập thuộc Khối thịnh vượng chung của Anh (Common Weath).

Ở cấp độ tổ chức, tiếp theo sáng kiến về trường độc lập (năm 1987) và sau đó là việc đưa vào các trường tự chủ (năm 1994), đã có thước đo lớn hơn về tự chủ cho các hiệu trưởng.

Ở bậc giáo dục sau trung học cũng có những thay đổi về mức bằng và chứng chỉ. Giáo dục kỹ thuật bách nghệ ngày càng mang màu sắc của giáo dục phổ thông hơn do vẫn lấy giáo dục cơ khí làm cốt lõi. Với việc cơ cấu lại và mở rộng giáo dục kỹ thuật-dạy nghề ở Singapore, Chính phủ đã sát nhập một số trường thuộc Hội đồng Phát triển kinh tế (EDB) vào ngành giáo dục kỹ thuật bách nghệ. Các trường này hiện là thành phần của trường kỹ thuật bách nghệ thứ tư, Trường KTBN Nanyang. Chính phủ đã đề ra mục tiêu 60% số lượng học sinh mỗi trường theo học các trường kỹ thuật bách nghệ, và 20% nữa (sẽ tăng lên 25% vào năm 2010) được theo học đại học. Cũng tương tự như vậy, giáo dục đại học cũng được xem xét lại để để đáp ứng và phù hợp hơn với yêu cầu của nền kinh tế đang biến đổi.

Giáo dục lấy năng lực làm động lực (1997-2005)

Từ những năm giữa của thập kỷ 90 thuộc thế kỷ trước, tầm nhìn cho học sinh ra trường là trở thành những người không những biết đọc, biết viết và biết tính toán mà còn có năng lực về CNTT.

2. Khái quát về hệ thống giáo dục Singapore:

Mục đích của nền giáo dục chính thống ở Singapore là trang bị cho thanh thiếu niên những kỹ năng kiếm sống, có giá trị đạo đức lành mạnh, và khi trưởng thành trở thành những con người có trách nhiệm và những công dân trung thành. Tiến trình học tập nhằm thu hút được những gì tốt nhất của mỗi trẻ, giúp cho từng em phát huy tối đa tiềm năng của mình.

Hiện nay, hệ thống học tập chủ yếu là tập trung giám sát khoảng 165 trường tiểu học (trường công và trường được chính phủ hỗ trợ), 156 trường trung học, 12 trường hỗn hợp đào tạo, 7 trường độc lập, 13 trường cao đẳng và 1 trường dự bị đại học tập trung. Giáo dục tiểu học là bắt buộc, với tất cả trẻ em từ 6 tuổi. Các em được hưởng 10 năm giáo dục miễn phí: 6 năm ở bậc tiểu học và 4 năm ở bậc trung học. Giáo dục sau trung học chuyên về học thuật được đưa vào các trường cao đẳng và một trường dự bị đại học tập trung, trong khi đào tạo trực tiếp chuẩn bị cho thế giới việc làm được giao cho các cơ sở và các trường đào tạo thuộc Viện Giáo dục Kỹ thuật và năm trường kỹ thuật bách nghệ. Hiện nay ở Singapore có 4 trường đại học. Hệ thống trường học ở Singapore được xây dựng nhằm khuyến khích học sinh hoàn chỉnh ít nhất 10 năm giáo dục cơ sở trước khi bước vào thế giới việc làm.

2.1. Giáo dục tiểu học

Ở bậc tiểu học học sinh học qua giai đoạn cơ bản trong 4 năm, từ lớp 1 đến lớp 4, và 2 năm giai đoạn định hướng từ lớp 5 đến lớp 6. Để phát huy tối đa tiềm năng của mình, học sinh chính thức được sắp xếp lớp theo năng lực học tập của mình vào cuối lớp 4. Sau đó tất cả học sinh sẽ bước sang giai đoạn tiếp theo của bậc giáo dục tiểu học. Ở giai đoạn định hướng, học sinh được phân luồng (trước đây) vào một trong 3 dòng ngôn ngữ là EM1, EM2 và EM3 theo năng lực của các em. Tuy nhiên, từ Tháng Ba năm 2004, EM1 và EM2 được nhập lại và đặt lại tên lần lượt là Lớp 5 Nhập (cộng với tỉ lệ tiếng mẹ đẻ cao) và lớp 5 Nhập.

2.2. Giáo dục trung học

Ở bậc trung học, học sinh lựa chọn 3 chương trình học (Đặc biệt/Nhanh/Bình thường) được thiết kế phù hợp với năng lực và sở thích của các em. Các em phải học 4 đến 5 năm giáo dục trung học với mức độ quan trọng về chương trình khác nhau. Đa số học sinh theo chương trình học đặc biệt hoặc nhanh trong khi số còn lại theo chương trình học bình thường.

2.3 Giáo dục sau trung học và giáo dục đại học Trường cao đẳng / học viện tập trung

Sau khi hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp trung học (GCE) trình độ “O”, học sinh có thể nộp đơn xin vào các trường cao đẳng để học 2 năm chương trình dự bị đại học, hoặc chương trình dự bị đại học 3 năm tại một trường tập trung. Điều kiện nhập học dựa trên hệ thống điểm được tính tổng kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học trình độ “O” của học sinh

Viện giáo dục kỹ thuật (ITE)

Viện Giáo dục kỹ thuật là một trường sau bậc trung học nhằm trang bị cho học sinh tôt nghiệp trung học và người lớn các kỹ năng và kiến thức kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho các ngành. Nằm trong hệ thống các trường cao đẳng, ITE đào tạo cơ bản toàn phần thời gian và các chương trình thực tập cho học sinh tốt nghiệp trung học, cũng như Giáo dục và Đào tạo thường xuyên cho công nhân.

Trường kỹ thuật bách nghệ

Hiện nay có 5 trường kỹ thuật bách nghệ: Trường KTBN Singapore, Trường KTBN Ngee Ann, Trường KTBN Temasek, Trường KTBN Nanyang và Trường KTBN Cộng hòa, được thành lập để đảm bảo đào tạo rộng rãi cho những học sinh có xu hướng học các ngành có định hướng thực hành có cấp bằng. Đối với những học sinh tốt nghiệp trung học trình độ ‘O’ và ‘A’ cũng như tốt nghiệp ITE thì 5 trường kỹ thuật bách nghệ này đưa ra nhiều khóa học như cơ khí, kinh doanh, kế toán, hàng hải, chăm sóc sức khỏe, công nghệ sinh học, thiết kế phương tiện kỹ thuật số, khoa học ứng dụng, thiết kế sản phẩm và truyền thông.

Các trường đại học

Hiện ở Singapore có 4 trường đại học: Đại học Quốc gia Singapore (NUS), ĐH Công nghệ Nanyang (NUT), ĐH Quản lý Singapore (SMU) và UniSIM. UniSIM mới được thành lập năm 2005. Bên trong ĐH Công nghệ Nanyang có Học viện Giáo dục Quốc gia (NIE) nơi đào tạo và bồi dưỡng giáo viên cũng như cung cấp các chương trình về giáo dục (cấp chứng chỉ và bằng ĐH), trong đó khi có một số chứng chỉ và bằng này có thể học tiếp để lấy bằng sau đại học về giáo dục.

3. Chương trình giáo dục phổ thông: Sự thay đổi về mục tiêu đào tạo

Giáo trình phổ thông là bộ phận không thể tách rời của bất kỳ hệ thống giáo dục nào và đối với Singapore, khi đó còn là thuộc địa của Anh, giáo trình là một công cụ có tính sư phạm (theo lời của Bernstein), để giảm thiểu sự chia rẽ trong xã hội (to minimize social fragmentation) và xây dựng tính đồng nhất của địa phương.

Đó là một nhân tố quan trọng của việc thiết lập nhà nước, như báo cáo năm 1956 của Uỷ ban đa đảng về giáo dục tiếng Hoa của Hạ viện đã nêu ra.

Mặc dù có thể nói rằng những kế thừa từ thời thuộc địa Anh có ảnh hưởng rất lớn đến việc cơ cấu hệ thống giáo dục Singapore trước ngày độc lập, việc sử dụng hoàn toàn tiếng Anh trong giảng dạy, và nhiều phần của giáo trình phổ thông, trong thực tế, với nhìn nhận một cách khách quan hơn, không gây ảnh hưởng đồng nhất đối với tất cả bốn hệ thống ngôn ngữ được dùng trong giảng dạy lúc bấy giờ là tiếng Anh, tiếng Malay, tiếng Hoa và tiếng Tamil. Phản ứng của các hệ thống giáo dục không dùng tiếng Anh trong những năm của thập kỷ 40, 50 và trước đó đối với hệ thống giáo dục chính thống (kiểu Anh), có phần khá phức tạp với nhiều luồng ý kiến khác nhau. Phản ứng này là sự kết hợp của việc kiên quyết giữ gìn các giá trị cũng như truyền thống của địa phương cũng như tâm lý e ngại phải học từ các giáo viên thực dân nói chung. Trong việc học tiếng địa phương, cho dù đó là tiếng Hoa, Malay hay Tamil, thì việc học cũng được kết hợp giữa việc sử dụng ngôn ngữ và duy trì văn hoá. Trước Chiến tranh thế giới thứ 2, hệ thống trường học phản ánh lại sự phân hoá do cơ cấu tự nhiên của xã hội Singapore lúc bấy giờ, với mỗi nhóm dân tộc đều cố giữ lấy tính sắc tộc của mình ( như là ngôn ngữ, phong tục, và các mối quan tâm mang tính văn hoá). Ví dụ như, sách giáo khoa cho các trường dạy tiếng Hoa được nhập từ Trung Quốc đại lục, sách giáo khoa dùng trong các trường dạy tiếng Malay thì có nội dung nặng về tập trung vào văn hoá địa phương. Ở đây rõ ràng có sự bất cập giữa giáo dục theo hướng Anh và giáo dục truyền thống của cộng đồng người Hoa, người Malay và người Tamil. Như đã trình bày ở phần trước, tình trạng này đã được thay đổi phần lớn nhờ vào lời kêu gọi từ bản báo cáo của Ủy ban đa đảng về giáo dục tiếng Hoa nhằm hướng tới một chương trình học chung cho toàn dân và sách giáo khoa tập trung vào đất nước Singapore. Cho đến năm 1961, một chương trình chung cho tất cả các môn học phổ thông truyền thống đã được xuất bản với 4 thứ tiếng. Các hội đồng chịu trách nhiệm nội dung cho sách giáo khoa và hội đồng chịu trách nhiệm nội dung của Bộ Giáo dục đã đồng thời xem xét lại số đầu sách giáo khoa và phác thảo một danh sách các sách được gợi ý sử dụng trong nhà trường.

Nếu như các ý tưởng được dùng để đánh dấu những khuynh hướng lịch sử thì việc kế hoạch và phát triển chương trình học ở Singapore có thể chia ra làm 3 giai đoạn. Giai đoạn truyền thống cho đến trước những năm đầu của thập kỷ 70 cần thiết phải có sự duy trì của những giáo trình chọn lọc, có tính lý thuyết cao và được chỉnh sửa bổ xung nội dung đề cương môn học theo định kỳ. Thành quả chủ yếu trong thời kỳ này là việc đạt đến một nội dung đồng nhất cho bốn hệ thống ngôn ngữ giáo dục của Singapore. Về nội dung, khung môn học thể hiện giáo trình theo môn một cách chọn lọc. Từ những năm đầu của thập kỷ 70 đến thập kỷ 80 ảnh hưởng của khuynh hướng duy lý trở nên rõ ràng hơn, với việc sử dụng bản hướng dẫn chi tiết mục tiêu môn học trở thành một phần cố định của đề cương môn học trong nhà trường. Các môn học về giáo dục công dân và đạo đức cho khối tiểu học, dựa trên các giá trị xã hội chung và của các nhóm dân tộc chính, đã được đưa vào giảng dạy, phản ánh những mục tiêu chính trị và xã hội được ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn này. Về kết cấu, đề cương môn học đi vào chi tiết hơn (về nội dung, phương pháp giảng dạy, và bản hướng dẫn chi tiết các mục tiêu của môn học), và nhờ đó xác định được mối quan hệ giữa đề cương, việc dạy, việc học và phương cách tổ chức của chúng. Thời kỳ này, đồng thời với việc thành lập Học viện xây dựng chương trình giảng dạy Singapore (CDIS) vào năm 1980, đã chứng kiến sự ra đời của của mô hình nhóm chuyên gia trong việc xây dựng giáo trình. Nhóm này bao gồm những nhà giáo có kinh nghiệm, những chuyên gia bộ môn, những người viết sách chuyên nghiệp và các nhà tư vấn bên ngoài (đến từ những trung tâm giáo dục nổi tiếng bên ngoài Singapore). Họ cùng nhau tạo nên giáo trình môn học thật cô đọng, hấp dẫn và có sử dụng đến

thiết bị nghe nhìn và công nghệ thông tin. Đây là sự khởi đầu của thời kỳ được gọi là thời kỳ kiến tạo.

Giai đoạn kiến tạo của việc xây dựng giáo trình khuyến khích việc áp dụng các hoạt động đẩy mạnh tư duy sáng tạo và phê bình, cũng như những kỹ năng cho việc tự học thường xuyên với mục tiêu đào tạo ra những người lao động có tính sáng tạo và có tính thích nghi cao cho nền kinh tế dựa trên chất xám.

Giai đoạn phát triển này đã được sự ủng hộ của hai kế hoạch tổng thể về công nghệ thông tin trong giáo dục với mục tiêu trang bị cho học sinh những kỹ năng CNTT hữu ích, cho phép họ xử lý, và quan trọng hơn, là cho phép họ tạo ra những kiến thức mới. Theo cách này, những phần quan trọng của giáo trình, của việc thi cử và giảng dạy sẽ phối hợp với nhau để tăng cường hiệu quả của quá trình học và kết cấu tổ chức trong trường học.

Tuy nhiên, ở đây luôn có sự mâu thuẫn trong quá trình kế hoạch chương trình giảng dạy giữa

Một phần của tài liệu CBQL-Qua trinh phat trien cua GD (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w