và có thời gian (51/I>).
Quá dòng là hiện tượng dòng qua các phần tử tăng lên vượt quá giá trị lâu dài cho phép. Quá dòng điện xuất hiện khi có sự cố ngắn mạch hoặc quá tải.
Khi làm việc bình thường dòng qua rơ le có giá trị nhỏ hơn giá trị dòng khởi động (IKđ) của rơle, khi đó rơ le không làm việc.
Khi có sự cố trong phạm vi bảo vệ của rơle, dòng qua sơ le tăng lên, nếu dòng này vượt quá dòng khởi động thì rơ le sẽ tác động.
Đối với rơle quá dòng điện cắt nhanh: Khi dòng điện Ikđbv qua bảo vệ tăng đến I > Ikđbv bảo vệ tác động cắt máy cắt tức thời với thời gian t ≈ 0s.
Nguyễn Ngọc Nam 40 Lớp HTĐ I>> I>> I> t 1 I> T 2
Đối với rơ le quá dòng điện có thời gian: Khi dòng điện qua bảo vệ (I) tăng đến I > Ikđbv thì bảo vệ sẽ hoạt động nhưng người ta sẽ khống chế thời gian đưa ra tín hiệu đi cắt máy cắt.
Dòng khởi động của rơ le được chỉnh định theo biểu thức sau: INmin > Ikđ = . . LVmax v m at I K K K Trong đó:
ILVmax : Dòng làm việc lớn nhất cho phép đối với phần tử được bảo vệ.
Kat: Hệ số an toàn lấy Kat = 1,1 ÷ 1,2 Km: Hệ số mở máy Km = 2 ÷ 5
KV: Hệ số trở về KV = 0,8 ÷ 0,9 đối với rơ le cơ, KV = 1 đối với rơ le tĩnh.
INmin: Dòng ngắn mạch cực tiểu đi qua bảo vệ đảm bảo cho bảo vệ tác động được.
d. Nguyên lý làm việc của vảo vệ quá dòng điện thứ tự không đạt ở trung tính máy biến áp.
Bảo vệ này dùng để chống các dạng ngắn mạch chạm đất phía 110kV (H.3.4.2)
Trong chế độ bình thường, nếu hệ thống có 3 pha hoàn toàn đối xứng và không có thành phần hài bậc cao thì dòng điện đi qua BI0 là bằng không. Tuy nhiên điều này không thể thực hiện được nên qua BI0 luôn có dòng điện không cân bằng (IKcb) chạy qua. Do đó phải chỉnh định rơle có dòng khởi động IKđ > IKcb.
Trong chế độ sự cố chạm đất lúc đó dòng thứ tự không đi qua bảo vệ sẽ tăng lên. Nếu IOSC ≥ IKđ thì bảo vệ sẽ tác động.