Đánh gía chung về công tác tiêu thụ sản phẩm biến tầ nở Việt Nam trong thời gian qua:

Một phần của tài liệu BPPTT TTSP (Trang 30 - 31)

2.2.1. Đánh gía chung về công tác tiêu thụ sản phẩm biến tần ở Việt Nam trongthời gian qua: thời gian qua:

Sản phẩm biến tần đã xuất hiện tại thị trường Việt Nam một thời gian tương đối nhưng nó mới chỉ phát triển nhanh và mạnh trong một thập kỷ trở lại đây khi mà nền kinh tế Việt Nam bắt đầu tiến hành đổi mới một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có khoảng 100 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối thiết bị biến tần. Trong số 100 doanh nghiệp đó, Miền Bắc có khoảng 40 nhà phân phối, Miền Nam có khoảng 60 nhà phân phối khác nhau. Trong gần 100 nhà phân phối khác nhau có những nhà phân phối lớn như công ty TNHH Sa Giang, công ty TNHH thương mại & dịch vụ Nguyễn Đức Thịnh, Công ty TNHH thiết bị bán dẫn và đo lường điều biến độ rộng xung Phát Minh, Công ty Hoàng Hoa, Công ty Tam Anh….Trong giai đoạn 2003-2007, doanh thu của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối thiết bị bán dẫn không ngừng gia tăng theo các năm, tốc độ

tăng của năm sau cao hơn năm trước và tăng đột biến trong giai đoạn những năm 2006-2007.

Bảng 1:Doanh thu của sản phẩm biến tần trên toàn thị trường Việt Nam giai đoạn 2003-2007

Đơn vị: Triệu USD

Doanh thu Năm

Doanh thu trong năm

Tốc độ tăng doanh thu qua các năm(%)

2003 4 - 2004 5.5 138 2005 8.2 150 2006 13.5 165 2007 22 162

Nguồn: Công ty TNHH Phát MinhTập đoàn JETRO

Doanh thu đạt được của năm sau là cao hơn năm trước. Nếu trong năm 2003, doanh thu đạt được chỉ là 4 triệu USD thì đến năm 2004 đã là 5.5 triệu USD với tốc độ gia tăng của doanh thu là 138%. Con số này đã tăng vọt trong năm 2006 và 2007 với doanh thu lần lượt là 13.5 triệu USD và 22 triệu USD. Từ năm 2005 đến năm 2006 tốc độ gia tăng của doanh thu là 165%, tốc độ này giảm nhẹ trong giai đoạn 2006-2007 với tốc độ là 162%. Một trong những nguyên nhân làm tốc độ này có phần sụt giảm nhẹ trong giai đoạn 2006-2007 là do có sự leo thang của lạm phát làm cho nhiều dự án đầu tư bị bỏ ngỏ, nhà đầu tư nước ngoài trở nên dè dặt hơn khi đầu tư vào thị trường Việt Nam. Các nhà đầu tư trở nên lo ngại hơn khi đầu tư vào thị trường Việt Nam bởi mức độ rủi ro là cao, rất khó để dự đoán mức lợi nhuận chính xác cho những dự án đầu tư có nguồn vốn tính bằng giá trị đồng USD.

Một phần của tài liệu BPPTT TTSP (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w