Đâu tư công nghệ sản xuất, giảm giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu GPM NCSCT giai phap (Trang 25 - 26)

- Thiết kế lô gô ấn tượng, khẩu hiệu (slogan) dễ nhớ và ý nghĩa cho cà phê xuất khẩu Việt Nam như : “ Cà phê Hương vị Việt Nam ” chẳng hạn.

c. Đâu tư công nghệ sản xuất, giảm giá thành sản phẩm.

Giá cà phê xuất khẩu phụ thuộc lớn vào chi phí sản xuất ra chúng. Chi phí sản xuất bao gồm chi phí về nhân công, chi phí cho dây truyền sản xuất, chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công tác tưới tiêu.

Để hạ thấp giá thành sản xuất, các doanh nghiệp và các hộ sản xuất cần phải tiết kiệm ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất và chế biến.

Trước hêt đó là phải giảm chi phí nhân công bằng cách đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại, hệ thống tưới tiêu tự động, dây truyền sản xuất với những thiết bị máy móc mới, tiện tiến, có năng suất cao, cần ít người điều khiển dây truyền sản xuất. Một khi dây truyền sản xuất hiện đại rồi thì ta sẽ có được chất lượng cà phê xuất khẩu tốt, đồng đều. Do vậy mà cũng giảm được chi phí về phân loại cà phê, kiểm tra dánh giá chất lượng cà phê.

Năng suất cũng ảnh hưởng lớn tới giá cả. Năng suất cao thì giá trên một đơn vị sản phẩm sẽ giảm đi và ngược lại. Do đó, chúng ta không chỉ chú ý đầu tư công nghệ vào khâu chăm sóc, chế biến cà phê mà còn phải chú ý tới việc đầu tư cho công tác nghiên cứu giống cây cà phê. Làm sao tạo ra được giống cà phê có năng suất, chất lượng ngày càng cao, có khả năng chống chọi tốt với các điều kiện môi trường: sâu bệnh, khí hậu, nước…Để làm được điều này phải có sự phối hợp của của 3 nhà: nhà nông ( người dânn trồng cà phê), nhà nước, nhà khoa học. Phải có sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê với các trung tâm, các viện nghiên cứu. Doanh nghiệp phải đầu tư vốn cho các trung tâm, viện để thực hiện việc nghiên cứu này, nhà nước có thể hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu GPM NCSCT giai phap (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)