HỆ THỐNG ĐUN NƯỚC NÓNG 1.Phạm

Một phần của tài liệu QUYẾT ĐỊNH số 40/2005/QĐ-BXD (Trang 32 - 34)

8.1. Phạm vi

Phần này được áp dụng cho tất cả các hệ thống và thiết bị đun nước nóng. Vấn đề đặt ra là hiệu quả năng lượng chứ không bao gồm các yêu cầu về giải pháp thiết kế, lắp đặt, vận hành, và bảo dưỡng các hệ thống đun nước nóng .

8.2. Quy mô hệ thống

Tải thiết kế của hệ thống đun nước nóng được tính toán theo quy mô kích cỡ của thiết bị và phải tuân theo các quy định của nhà sản xuất.

8.3. Hiệu suất thiết bị đun nước nóng

Tất cả các thiết bị đun và cung cấp nước nóng sử dụng cục bộ như đun nước uống, sưởi ấm, bể bơi, nước nóng trữ trong các thùng phải đáp ứng các tiêu chí liệt kê trong bảng 8-1.

Loại thiết bị Hiệu suất tối thiểu

Các bộ đun nước bằng điện trở 5,9 + 5,3V SL (W)

Các bộ đun, trữ nước dùng gas 78% ET

Các bộ đun nước tức thời dùng gas 78% ET

Các bộ đun, cung cấp nước nóng dùng gas 77% ET Các bộ đun, cung cấp nước nóng dùng dầu 80% ET Các bộ đun, cung cấp nước nóng dùng cả nhiên

liệu gas/ dầu 80% ET

Các thiết bị làm nóng nước bằng điện trở hoàn toàn không được khuyến khích sử dụng trừ khi dùng để hỗ trợ cho các hệ thống đun nước nóng khác. Khuyến khích sử dụng thiết bị gia nhiệt nước bằng bơm nhiệt chạy điện có hiệu suất năng lượng cao hơn so với bộ đun nước bằng điện trở.

Hiệu suất của bộ đun nước nóng bằng điện trở được xác định từ đại lượng thất thoát ở trạng thái chờ tối đa (Standby Loss, SL), trong đó giá trị V là dung lượng đo bằng lít. SL là công suất tối đa dựa trên sự chênh lệch nhiệt độ giữa nước đun và với môi trường xung quanh là 38,90C.

Hiệu suất tối thiểu của bộ đun nước dùng gas hoặc dầu được đưa ra dưới dạng đại lượng Hiệu suất nhiệt (Thermal Efficiency, ET), trong đó bao gồm cả thất thoát nhiệt từ các ngăn của bộ đun.

Trong trường hợp cho phép, có thể sử dụng các hệ thống đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời để cung cấp toàn bộ hoặc một phần nhu cầu nước nóng cho công trình. Các bình đun nước dùng năng lượng mặt trời có hiệu suất tối thiểu là 60% và có giá trị R cách nhiệt tối thiểu là 2.2 ((m20C)/W) mặt sau tấm hấp thụ năng lượng mặt trời.

8.4. Cách nhiệt cho ống dẫn nước nóng

Các ống dẫn nước nóng sau đây phải được cách nhiệt theo các mức được nêu trong bảng 8-2.

a. Lắp đặt hệ thống ống dẫn tuần hoàn, bao gồm ống cung cấp và ống dẫn quy hồi của bộ đun nước với bể chứa lưu thông;

b. Duy trì nhiệt độ cố định trong 2,4 mét đầu tiên của ống thoát đối với hệ thống chứa không tuần hoàn.

c. Ống dẫn vào giữa bể chứa và bẫy nhiệt của hệ thống chứa không tuần hoàn; d. Các ống dẫn bị nung nóng từ bên ngoài.

Bảng 8-2. Độ dày cách nhiệt tối thiểu (mm) cho các kích cỡ ống dẫn khác nhau Khoảng nhiệt độ chất lỏng Ống xả lên tới Nhỏ hơn 25.4 Đường kính ống, mm

từ 31.8 đến 51.0 từ 63.5 đến 101.6 từ 127.0 đến 152.4 Lớn hơn 203.2 >40.6 12.7 25.4 25.4 38.1 38.1 38.1

Chú ý: Độ dày lớp cách nhiệt (mm) ở trong bảng được dựa trên lớp cách nhiệt có nhiệt trở nằm trong khoảng 0,028 tới 0,032 m2°C/W-mm trên một bề mặt phẳng tại nhiệt độ trung bình 24°C. Độ dày cách nhiệt tối thiểu sẽ được tăng lên với vật liệu có nhiệt trở R nhỏ hơn 0,028 m2°C/W-mm hoặc có thể được giảm đi với vật liệu có nhiệt trở R lớn hơn 0,032 m2°C/W-mm.

Đối với vật liệu cách nhiệt có nhiệt trở nằm ngoài khoảng trị số đã nêu, độ dày tối thiểu (T) được xác định theo công thức sau:

1]- - t/r) r[(1 T= + K/k (8-1) Trong đó,

Một phần của tài liệu QUYẾT ĐỊNH số 40/2005/QĐ-BXD (Trang 32 - 34)