Thực trạng cạnh tranh của mặt hàng –

Một phần của tài liệu GPM NCSCT giai phap mketing (Trang 30 - 32)

1- Đối thủ cạnh tranh :

Hàng hoá của Công ty May Xuất Khẩu ra thị trờng nớc ngoài là những hàng hoá có chất lợng trung bình nên đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Công ty trên thị trờng thế giới là các doanh nghiệp may mặc của Trung Quốc, các nớc ASEAN và các nớc phát triển khác...

Hiện nay, Trung Quốc là nớc xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới với chất lợng và giá cả rất cao, cũng có những hàng hoá có chất lợng trung bình với mức giá vừa phải. Ngoài ra các doanh nghiệp của Trung Quốc cũng nh các quốc gia đã tận dụng triệt để nhiều lợi thế để hạ giá thành và tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm nh :

+ Giá nhân công rẻ, tay nghề khéo léo và sự cần cù của ngời lao động. + Sự đa dạng về mẫu mã sản phẩm trong chủng loại, hình thức . + Khả năng tài chính mạnh, công nghệ tiên tiến .

Các chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ Trung Quốc .

Trung Quốc là nớc đông dân, có lịch sử phát triển nghành May từ lâu đời và đó là nghành giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân đảm bảo tốt nhu cầu trong nớc và mở rộng xuất khẩu. Nớc này giữ vị trí hàng đầu trong nghành May thế giới về sản phẩm may mặc (khoảng 9 tỷ sản phẩm/năm). Kể từ đầu những năm 90, Trung Quốc luôn là một trong những nớc đứng đầu thế giới về xuất khẩu hàng may mặc. Kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch buôn bán hàng may mặc. Những thị trờng xuất khẩu chính của Trung Quốc là Hồng Kông, Nhật Bản, Mỹ và EU. Bốn thị trờng chính này chiếm 75% tổng giá trị xuất khẩu của Trung Quốc.

Một điều đáng lo ngại nữa là sau 15 năm đàm phán dai dẳng, Trung Quốc đã trở thành thành viên của tổ chức Thơng mại Thế Giới (WTO). Trung Quốc là một nớc lớn và vẫn đợc coi là nớc đang phát triển nhng tiềm lực kinh tế thơng mại rất lớn so với nhiều nớc đang phát triển khác nhỏ hơn (trong đó có Việt Nam) và chúng ta cùng phải cạnh tranh với hàng hoá của Trung Quốc trên thị tr- ờng thế giới với những u đãi ngang nhau. Khi Trung Quốc cha là thành viên WTO thì sản phẩm may của Việt Nam còn đợc hởng các u đãi thuế (MFN , GSP ) của một số thị trờng nhập khẩu chủ yếu nh EU, Nhật Bản, Bắc Âu, Canada... nhng khi Trung Quốc đã vào WTO thì họ cũng đợc hởng những u đãi nh vậy. Lúc này hàng may mặc của Việt Nam nói chung và của Công ty May Xuất Khẩu nói riêng liệu có thể cạnh tranh nổi với hàng của Trung Quốc hay không. Đây là nỗi lo mà riêng mình Công ty May Xuất Khẩu không thể giải quyết đợc mà đòi hỏi nhiều ban, nghành cùng tháo gỡ.

2- Phân tích cạnh tranh theo một số yếu tố chủ yếu :

2.1 - Chất lợng :

Ngày nay, khi nhu cầu về tiêu dùng hàng may mặc càng cao thì một trong những yếu tố đầu tiên của hàng hoá đợc chú ý đến là chất lợng. Đây là nhân tố quan trọng để duy trì và phát triển thị trờng xuất khẩu của doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng xuất khẩu. Nhận định đợc điều này, Công ty May Xuất Khẩu luôn phấn đấu nâng cao chất lợng cao hơn ở trong nớc cũng nh nhập ngoại. Chất lợng hàng hoá không chỉ là thể hiện ở chất lợng vải mà còn ở những đờng may. Nhờ những việc làm này mà hàng hoá của Công ty May Xuất Khẩu ngày càng tăng. Tuy nhiên để đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của thị trờng thì công ty còn phải cố gắng nhiều, vì so với những nớc xuất khẩu hàng may mặc thời trang khác trên thế giới thì chất lợng của hàng Việt Nam mới chỉ đạt mức trung bình.

2.2 - Giá cả :

Giá cả là một trong những công cụ quan trọng để cạnh tranh trên thị trờng. Thực tế hiện nay cho thấy, nghành may mặc Việt Nam nói chung và Công ty May Xuất Khẩu nói riêng còn gặp nhiều khó khăn trong khâu tìm kiếm nguyên liệu. Nguyên liệu chủ yếu của Công ty phải nhập từ bên ngoài, đặc biệt là nguyên phụ liệu, do trong nớc không đáp ứng đợc yêu cầu về mẫu mã cũng nh chất lợng. Do đó đã đẩy giá thành các sản phẩm may mặc của công ty lên rất cao, điều này khiến công ty khó có khả năng canh tranh về giá đợc (mặc dù giá nhân công rẻ). Vì vậy, để cho có một mức giá đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Công ty May Xuất Khẩu có thể phát triển, công ty đã nghiên cứu kỹ l- ỡng về giá mua ( hoặc giá gia công ) hàng hoá, chi phí vận chuyển, bốc xếp, lu kho, chi phí bán hàng... và đã cố gắng giảm đến mức thấp nhất các chi phí đó. Trên cơ sở hạ giá thành sản phẩm hàng hoá và đa ra một mức giá bán thích hợp .

2.3 - Tính đa dạng kiểu dáng :

Ngày nay, kiểu dáng, mẫu mã hàng hoá rất đợc coi trọng đặc biệt là trong lĩnh vực may mặc thời trang và nó cũng là một trong những tiêu chuẩn đầu tiên của khách hàng khi quyết định mua hàng. Đối với Công ty May Xuất Khẩu, về cơ bản hàng may mặc thời trang của công ty mới chỉ có khả năng đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng bình thờng nên giá trị xuất khẩu cha cao, mẫu mã sản phẩm may xuất khẩu còn đơn điệu, chủ yếu là những sản phẩm dễ làm và có yêu cầu kỹ thuật trung bình, thấp. Mặt khác, trong hoạt động xuất khẩu, chúng ta và những ngời nhập khẩu có những phong tục tập quán khác nhau, do đó có cảm nhận về cái đẹp trong ăn mặc khác nhau. Vì lẽ đó mà Công ty May Xuất Khẩu đã phải cố gắng rất nhiều trong việc tìm hiểu thông qua các loại sách, báo, tạp chí về thời trang và lối sống... Từ đây Công ty sẽ đa ra các mẫu để chào hàng và thăm dò ý kiến của họ. Ngoài ra một số khách hàng sẽ đa sẵn cho Công ty và từ đó Công ty đặt hàng theo đúng mẫu mã khách hàng yêu cầu và đã có nhiều cố gắng để hàng hoá xuất đạt đợc yêu cầu cao nhất của khác hàng cả về chất lợng và mẫu mã.

2.4 - Dịch vụ , phơng pháp phục vụ khách hàng :

Có một sản phẩm may mặc thời trang đẹp, chất lợng tốt, giá cả hợp lý cha chắc đã thu hút đợc khách hàng nếu nh các dịch vụ, phơng pháp phục vụ khách hàng không đợc quan tâm. Tạo lập đợc uy tín, niềm tin với khách hàng là cả một quá trình lâu dài đòi hỏi có sự kết hợp nhiều yếu tố. Khi đã có đợc nó chúng ta cần biết giữ gìn và phát huy để khẳng định thêm lòng tin cho khách

hàng. Trong việc kinh doanh may xuất khẩu, công ty luôn cố gắng tạo đợc sự thuận tiện trong thanh toán, trong quá trình vận chuyển, giao nhận hàng hoá, hoàn thành đúng thời hạn giao hàng, đúng số lợng, chất lợng hàng hoá nh trong hợp đồng. Khi công cuộc cạnh tranh ngày càng khó khăn thì vấn đề này càng đ- ợc công ty coi trọng, vì số lợng nhà cung cấp rất nhiều, nếu chúng ta làm mất niềm tin của khách hàng thì cơ hội làm lại là rất hiếm, vì khách hàng có nhiều lựa chọn khác nhau. Nghệ thuật bán hàng của Công ty đã rất tiến bộ so với những năm trớc đây. Công ty đang từng bớc xây dựng đội ngũ bán hàng và tiếp thị có kỹ năng cao và thiết lập kênh phân phối hàng trên cả nớc. Mặc dù đã có cố gắng nhiều trong những năm qua song yếu tố “nghệ thuật bán hàng” vẫn còn yếu so với các nớc trong khu vực. Đội ngũ xúc tiến thơng mại, tiếp thị, hệ thống nhân viên bán hàng còn yếu về chất lợng và thiếu về số lợng. Công ty cha thiết lập đợc mạng lới trao đổi thông tin, đại diện thơng mại trong khu vực và ở các nớc. Hạn chế này đã ảnh hởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đến khả năng phản ứng nhanh, khả năng xoay chuyển nhanh tình thế của doanh nghiệp. Chính vì thế Công ty cần giải quyết và củng cố vấn đề này sao cho phù hợp và nhanh chóng .

2.5 - Các vấn đề khác :

Bên cạnh những vấn đề trên, Công ty cũng quan tâm đến việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức và công tác vận chuyển hàng hoá. Công ty luôn chấn chỉnh trong công tác quản lý nhằm tạo ra bộ máy tổ chức gọn nhẹ, hợp lý nên đã giảm đợc những chi phí quản lý không cần thiết.

Bên cạnh đó, Công ty luôn nhanh chóng, kịp thời trong công tác vận chuyển, tránh rủi ro trong quá trình luân chuyển, bốc dỡ, đảm bảo giao hàng đúng thời gian..

Một phần của tài liệu GPM NCSCT giai phap mketing (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w