Thực tế kiểm toán thuế trong Kiểm toán Báo cáo tài chính do Công

Một phần của tài liệu Đề tài luận văn tốt nghiệp “Hoàn thiện kiểm toán thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty kiểm toán và định giá Việt Nam” (Trang 48 - 67)

1 đến 2

2.2.2Thực tế kiểm toán thuế trong Kiểm toán Báo cáo tài chính do Công

Kiếm toán và Định giá Vit Nam thc hin.

2.2.2.1. Giới thiệu khách hàng.

Để mô tả đầy đủ về kiểm toán thuế em chọn mẫu 2 khách hàng là hợp doanh TH và công ty CL. Sở dĩ em chọn hai khách hàng này bởi vì nó có thể bộc lộ đầy đủ các loại thuế mặt khác nó còn bổ sung cho nhau .

2.2.2.2. Tiếp cận khách hàng và thực hiện công việc trước kiểm toán.

Để thu hút thêm khách hàng, nâng cao nguồn vốn chủ sở hữu cũng như lợi nhuận của VAE, hơn nữa để cạnh tranh với các công ty kiểm toán khác. VAE luôn chủ động tìm đến khách hàng mà Công ty dự kiến là sẽ cung cấp dịch vụ và những khách hàng mới. Thông qua thư chào hàng, Công ty giới thiệu về mình, về uy tín và chất lượng các loại dịch vụ mà Công ty sẽ cung cấp cho khách hàng. Nếu khách hàng chấp nhận thì họ sẽ phát Thư mời kiểm toán. Sau khi nhận được Thư mời kiểm toán, VAE xúc tiến gặp gỡ Ban giám đốc khách hàng và đi tới thoả thuận ký kết Hợp đồng kiểm toán.

Để đi tới ký kết hợp đồng kiểm toán thì kiểm toán viên phải đánh giá liệu có chấp nhận khách hàng đó hay không bằng chách kiểm toán viên tiến

hành xem xét tính độc lập của kiểm toán viên, khả năng phục vụ tốt khách hàng của Công ty, tính liêm chính của ban giám đốc khách hàng và có thể liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm để đánh giá Công ty có thể chấp nhận kiểm toán cho khách hàng hay không. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của Công ty kiểm toán. Do vậy, các công việc chuẩn bị cho một cuộc kiểm toán phải được làm hết sức cẩn thận.

Hợp doanh TH và Công ty CL đều là khách hàng quen thuộc của VAE nên việc tiếp cận với các khách hàng này để đi đến ký kết Hợp đồng kiểm toán có thể giản lược tối đa các công việc trong khâu tiếp cận khách hàng. Đại diện của hai bên sẽ xúc tiến gặp gỡ để trao đổi và cũng là để đề xuất yêu cầu của mình.

Hợp đồng kiểm toán được ký giữa VAE (bên B) và công ty CL (bên A) bao gồm những điều khoản quan trọng sau :

- Nội dung dịch vụ : Bên B nhất trí cung cấp cho bên A dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính cho kỳ 31/12/2004

- Luật định và Chuẩn mực : Dịch vụ trên được tiến hành theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, Chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận tại Việt Nam và qui chế Kiểm toán độc lập hiện hành tại Việt Nam. Các chuẩn mực này đòi hỏi bên B phải lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch kiểm toán để đạt được sự đảm bảo rằng BCTC của bên A không còn chứa đựng những sai sót trọng yếu. Công việc kiểm toán bao gồm việc kiểm tra trên cơ sở thử nghiệm các bằng chứng liên quan đến những khoản mục và những thông tin trong BCTC. Công việc kiểm toán cũng bao gồm việc đánh giá những chính sách kế toán được áp dụng, các ước tính và quyết định trọng yếu của Ban giám đốc bên A cũng như việc đánh giá trình bày tổng thể trên BCTC.

+ Trách nhiệm của bên A : Chịu trách nhiệm lập và phản ánh trung thực tình hình tài chính của Công ty mình : cung cấp tài liệu đầy đủ , kịp thời tạo điều kiện cho KTV trong quá trình kiểm toán.

+ Trách nhiệm của bên B : Thực hiện kiểm toán theo nguyên tắc trung thực , độc lập , khách quan, tuân theo Luật định và đúng với kế hoạch đề ra.

- Báo cáo kiểm toán:

Sau khi hoàn thành kiểm toán , bên B sẽ cung cấp cho bên A: + Báo cáo kiểm toán cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2004

+ Thư quản lý (nếu có) sẽ đề cập đến những điểm còn tồn tại và ý kiến đề xuất của KTV nhằm cải tiến hệ thống kế toán và HTKSNB.

+ Số lượng Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý (nếu có) được lập - Phương thức thực hiện : Qui định thời gian thực hiện.

- Phí dịch vụ và phương thức thanh toán: + Phí kiểm toán chưa bao gồm VAT. + Phương thức thanh toán

- Cam kết thực hiện và thời hạn hoàn thành:

+ Hai bên cam kết thực hiện tất cả các điều khoản đã ghi trong Hợp đồng. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, hai bên thông báo cho nhau kịp thời để cũng bàn biện pháp giải quyết. Trường hợp cần điều chỉnh Hợp đồng thì cần phải được sự thống nhất bằng văn bản của hai bên.

+ Mọi thông tin phải được thông báo trực tiếp cho mỗi bên theo địa chỉ đã ghi trong Hợp đồng.

+ BCKT sẽ được bên B hoàn thành, ký và phát hành trong thời gian nhanh nhất và nộp cho bên A kể từ sau ngày bên A cung cấp đầy đủ tài liệu cho bên B.

- Hiệu lực, thời hạn hợp đồng :

+ Hợp đồng này có hiệu lực sau khi hai bên đã ký.

+ Hợp đồng này đảm bảo có giá trị cho đến khi thanh lý hợp đồng. + Số lượng bản Hợp đồng được lập.

Sau khi Hợp đồng đã được ký kết, VAE yêu cầu Công ty khách hàng cung cấp các BCTC như BCĐKT , báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng thuyết minh báo cáo tài chính của năm 2003 và cam kết của Ban giám đốc Công ty khách hàng trong việc lập BCTC của Công ty tại thời điểm kết thúc năm và kết quả kinh doanh của năm 2003 theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, chuẩn mực kiểm toán quốc tế và các qui định hiện hành của Việt Nam. Sau khi nhận được các tài liệu cần thiết, VAE tiến hành lập kế hoạch kiểm toán.

Thông thường một nhóm kiểm toán sẽ bao gồm: Một chủ phần hùn , một chủ nhiệm kiểm toán, một kiểm toán viên cao cấp , một kiểm toán viên và một hoặc hai trợ lý kiểm toán.

2.2.2.3. Lập kế hoạch kiểm toán

* Thu thập thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp lý của Công ty khách hàng

Để thu thập thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp lý của Công ty khách hàng kiểm toán viên cần phải tìm hiểu về: Ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng ; Kết quả kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán chung; Các bên liên quan; Giấy phép thành lập và Điều lệ của Công ty; Các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong vài năm trước; Biên bản cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc; Các hợp đồng và cam kết quan trọng.

• Về hợp doanh TH : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là khách hàng được Công ty kiểm toán từ năm 2002.

Loại hình doanh nghiệp : Hợp doanh thành lập dựa trên hợp đồng hợp tác kinh đoanh giữa doanh nghiệp nhà nước T và Công ty H của Hàn Quốc, hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam , có thời hạn hoạt động ban đầu là 10 năm và được kéo dài thời gian hoạt động là 15 năm.

Trụ sở đặt tại Quận Hoàng Mai, Hà Nội .

Tổng số vốn pháp định, vốn đầu tư của hợp doanh là 1 triệu USD trong dó phía Việt Nam góp 30%,70% còn lại phía Hàn Quốc góp.

• Về Công ty CL :

Đây là khách hàng được VAE kiểm toán từ năm 2003.

Loại hình doanh nghiệp: Là doanh nghiệp nhà nước , là đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty thuốc là Việt Nam hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước.

Trụ sở đặt tại: Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thuốc lá điếu.

* Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ.

Đây là phần công việc quan trọng trong mọi cuộc kiểm toán không kể khách hàng đó thuộc loại hình doanh nghiệp hay thành phần kinh tế nào. Kiểm toán viên phải có sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống kiểm soát nội bộ để lập kế hoạch kiểm toán và để xác định thời gian, phạm vi của các cuộc khảo sát phải thực hiện. Để tìm hiểu về HTKSNB của khách hàng, Kỉêm toán viên phải tìm hiểu về môi trường kiểm soát, về qui trình kế toán ... của khách hàng.

• Tìm hiểu về môi trường kiểm soát.

- Hợp doanh TH : Ban điều phối có nhiệm vụ điều hành hoạt động của hợp doanh gồm có : Ông Lee Young Kyea-Trưởng ban điều phối, ông Phạm Thanh Hoàng - phó ban điều phối, kế toán trưởng hợp doanh là bà Nguyễn Bích Thuỷ.

Trưởng ban điều phối của hợp doanh có quyền quyết định mọi hoạt động của hợp doanh. Phó ban điều phối có nhiệm vụ giúp trưởng ban điều phối hoàn thành công việc. Kế toán trưởng hợp doanh là người có trình độ rất cao, liêm khiết và tư vấn cho giám đốc về tình hình tài chính của Hợp doanh.

- Công ty CL : Ban giám đốc gồm ông Nguyễn Hồng Sơn - Giám đốc, bà Vũ Thu Phương - Phó giám đốc , kế toán trưởng là ông Lê Thanh Hà.

- Hợp doanh TH:

Đơn vị tuân thủ chế độ kế toán Việt Nam. Hình thức sổ kế toán là Nhật ký chung.

Hiện nay đơn vị đã áp dụng 4 chuẩn mực kế toán đợt 1 và 6 chuẩn mực kế toán đợt 2.

*Công ty CL:

Tuân thủ chế độ kế toán Việt Nam, đồng thời tuân thủ những qui định về quản lý tài chính của Tổng công ty.

Hình thức sổ kế toán là Nhật ký chứng từ.

Hiện nay đơn vị đã áp dụng 4 chuẩn mực kế toán đợt 1 và 6 chuẩn mực kế toán đợt 2.

* Lập kế hoạch kiểm toán.

Sau khi tìm hiểu về các thông tin cơ sở, thông tin về nghĩa vụ pháp lý và HTKSNB trong các Công ty khách hàng, VAE tiến hành lập kế hoạch kiểm toán . Kế hoạch kiểm toán bao gồm những nội dung sau :

- Thời gian thực hiện kiểm toán. - Nhóm kiểm toán :

+ Phụ trách chung. + Kiểm soát chất lượng. + Kiểm toán viên chính. + Trợ lý KTV.

+ Nhân viên khác.

- Phân công nhiệm vụ của nhóm kiểm toán. - Chi phí kiểm toán và phương tiện làm việc.

- Những yêu cầu liên quan đến cuộc kiểm toán cần sự hỗ trợ của khách hàng : Tài liệu chính và tài liệu bổ sung đối với từng phần hành kiểm toán cụ thể .

Việc kiểm toán thuế của khách hàng sẽ được thực hiện theo chương trình thiết kế mẫu cảu VAE phù hợp với điều kiện thực tế . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương trình kiểm toán mẫu của VAE về kiểm toán khoản mục thuế.

* Chương trình kiểm toán tài khoản thuế giá trị giá tăng

Khách hàng: Người lập: Ngày:

Năm tài chính: Người soát xét: Ngày:

Chương trình kiểm toán tài khoản thuế 010

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (VAT)

Trước hết phải đọc kỹ Biên bản quyết định của năm trước vá các công văn liên quan đến thuês giữa khách hàng và cơ quan thuếđể lưu ý những vấn

đềđặc biệt và những vấn đềđang vướng mắc.

Lưu ý: Tất cả các công việckiểm toán được thực hiện phải thể hiện rõ hoặc chỉ ra các nội dung sau:

1. Mục tiêu của các công việc đã thực hiện;

2. Các công việc được thực hiện đã nằm trong kế hoạch kiểm tra và phương pháp kiểm toán được chọn để kiểm tra;

3. Kết quả công việc kiểm toán; 4. Kết luận

Mục tiêu:

Thông qua việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và rà soát nhanh việc ghi chép chứng từ sổ sách, kiểm toán viên phải cân nhắc và lựa chọn mục tiêu kiểm toán. Mục tiêu phải đảm bảo các cơ sơ dẫn liệu liên quan đến tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác và tính trình bày cụ thể là:

- Các khoản thuế VAT có được ghi chép đầy đủ không ?

- Thuế VAT đầu ra có phù hợp với doanh thu không; Thuế VAT đầu vào có phù hợp với chi phí không ?

- Xác định xem số dư thuế VAT còn phải nộp, được hoàn lại trình bày trên Báo cáo tài chính là hợp lý và được tính toán theo đúng luật thuế và các văn bản quy định của Nhà nước.

Thủ tục kiểm toán Người thực hiện

Tham chiếu I Kiểm tra hệ thống kiểm soát

1 Kiểm tra xác định xem Công ty thực hiện nghĩa vụ

thuế theo văn bản pháp qui nào; Việc nghiên cứu và thực hiện các qui định thuế đó của Công ty như thế

nào.

2 Trình tự kê thai và nộp thuế của Công ty có thực hiện

đúng không. II Phân tích soát xét

1 Phân tích tỷ trọng số dư thuế VAT còn phải nộp cuối kỳ trên tổng số thuế phải nộp Ngân sách; So sánh với năm trước về tổng số thuế phát sinh trong kỳ.

2 Phân tích những biến động về thuế do thay đổi quy luật thuế của Nhà nước; Do thay đổi cơ cấu sản phẩm kinh doanh của Công ty.

III Kiểm tra chi tiết

Kiểm tra thuế VAT đầu ra

1 Lập bảng tổng hợp về biến động của VAT phải trả

theo từng tháng. Phân tích sự biến động giữa các tháng so với doanh thu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 đối chiếu giữa số thuế VAT phải nộp hàng tháng trên Sổ cái với báo cáo kết quả kinh doanh từng tháng. 3 Đối chiếu giữa nghiệp vụ trên Sổ cái với các tờ chi tiết

kê khai thuế hàng tháng.

4 Kiểm tra đối chiếu với phần doanh thu, xem xét một số vấn đề sau:

a/Tập hợp doanh thu theo từng loại thuế suất VAT b/Tập hợp các khoản giảm trừ doanh thu theo từng loại thuế suất(*)

d/Tính ra số thuế VAT phải nộp.

e/Đối chiếu tổng số thuế VAT phải nộp với số thuế

VAT trên phần II của Báo cáo kết quả kinh doanh. (*) Đối với các khoản giảm trừ doanh thu (giảm giá, chiết khấu, hoa hồng, doanh thu bị trả lại, khiếu nại của khách hàng…) thì cần:

-Xem xét kỹ tính chất của từng loại; đối chiếu với luật thuế và các qui định hiện hành có liên quan để xem có phù hợp không, nếu là những khoản đặc biệt thì phải có sự phê đuyệt của cơ quan thuế.

5 Trên sổ doanh thu chọn một số khoản doanh thu để

kiểm tra:

Đối chiếu vơi hoá đơn.

kiểm tra các chứng từ có liên quan đến các khoản giảm trừ doanh thu.

Kiểm tra việc tính thuế VAT trên hoá đơn.

Đối chiếu việc tính thuế VAT trên hoá đơn với chính sách kế toán của Công ty và các qui định hiện hành của nhà nước.

6 Đối chiếu giữa các bút toán nộp thuế trên Sổ cái TK thuế, doanh thu, phiếu chi trả thuế và phiếu thu của Cơ

quan thuế.

7 Đối chiếu với phần kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu để tìm ra các khoản doanh thu ghi sót hoặc thừa. Nếu là số lớn thì phải điều chỉnh doanh thu và thuế

VAT phải trả.

8 Lập bảng tính thuế VAT cho cả năm, sau đó đối chiếu với sổ thuế phải trả mà công ty đã tính và đã hạch toán.

9 Nếu việc tính thuế VAT của Công ty phức tạp, phải có sự soát xét của chuyên gia về thuế của Công ty hoặc tham khảo ý kiến của cơ quan thuế.

10 Nếu có vấn đề đang có tranh cãi giữa khách hàng và cơ quan thuế, phải thảo luận với khách hàng và cơ

Kiểm tra thuế VAT đầu vào

1 Lập bảng tổng hợp về biến động của thuế VAT đầu vào theo từng tháng. Phân tích sự biến động giữa các tháng so với chi phí.

2 Đối chiếu giữa số thuế VAT đầu vào hàng tháng trên Sổ cái với Báo cáo kết quả kinh doanh từng tháng (phần III của Báo cáo tài chính).

3 Đối chiếu giữa nghiệp vụ trên sổ cái với các tờ chi tiết kê khai thuế hàng tháng.

4 Kiểm tra đối chiếu với phần kiểm toán hàng tồn kho, kiểm toán TSCĐ và kiểm toán chi phí; xem xét việc

Một phần của tài liệu Đề tài luận văn tốt nghiệp “Hoàn thiện kiểm toán thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty kiểm toán và định giá Việt Nam” (Trang 48 - 67)