BÀI 35: TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT I MỤC TIÊU

Một phần của tài liệu Vat ly 11 Nang cao - Chuong 4 (Trang 26 - 27)

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1 Ổn định trật tự:

BÀI 35: TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT I MỤC TIÊU

I. MỤC TIÊU

Kiến thức:

- Hiểu được các khái niệm: Độ từ thiên là gì? Độ từ khuynh là gi?

- Hiểu được khái niệm từ cực của trái đất. Sự khác nhau giữa từ cực của trái đất và các địa cực.

Kĩ năng:

- Giải thích sự sai lệch của la bàn.

II. CHUẨN BỊ

Giáo viên:

- La bàn.

Học sinh:

- Ôn lại các kiến thức về từ trường, từ trường trái đất.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP1. Ổn định trật tự: 1. Ổn định trật tự:

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):

- Khái niệm từ trường, sự tương tác giữa các nam châm?

3. Tiến trình dạy học bài mới:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 (15 phút): Tìm hiểu về độ từ thiên, độ từ khuynh

- Nêu vấn đề bài học: Có thể dùng lời dẫn đầi

bào trong SGK để vào bài mới.

- Các đường sức của từ trường trái đất nằm trên mặt đất gọi là các kinh tuyến từ.

- Kinh tuyến từ và kinh tuyến địa lí có trùng nhau hay không?

- Từ cuối TK XV, người ta đã biết rằng kim nam châm của la bàn không chỉ đúng mà lệc khỏi phương bắc – nam địa lí.

- Góc lệch giữa kinh tuyến từ và kinh tuyến địa lý gọi là độ từ thiên (góc từ thiên) và được ký hiệu là D.

- Quy ước D ứng với trường hợp cực Bắc của kim nam châm lệch sang phía đông là độ lệch từ thiên dương (D > 0), lệch sang phía tây gọi là độ lệch từ thiên âm (D < 0).

- Trên hình 35.1 D dương hay là âm?

- Lắng nghe, thảo luận và trả lời.

+ Kinh tuyến từ và kinh tuyến địa lí là không hoàn toàn trùng nhau.

+ Cực Bắc của kim la bàn có thể lệch sang phía Đông hoặc phía Tây tùy thuộc vào vị trí khác nhau trên mặt đất.

+ D > 0.

- Mô tả hình 35.2. Quy ước định hướng kim nam châm quay tự do quanh trục nằm ngang đi qua trọng tâm của nó, ta thấy kim lệch hỏi mặt phẳng nằm ngang.

- Góc hợp bởi kim nam châm và mặt phẳng nằm ngang gọi là độ từ khuynh (hay gốc từ khuynh) ký hiệu là I.

- Quy ước: Cực bắc của kim nam châm ở phía dưới mặt nằm ngang có độ từ khuynh dương (I>0) và ngược lại là có độ từ khuynh âm (I<0). - Trên hình 35.2 SGK, đó là vị trí của kim nam châm ở Bắc bán cầu. Vậy ở Bắc bán cầu, độ từ khuynh dương hay âm? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ I > 0.

Một phần của tài liệu Vat ly 11 Nang cao - Chuong 4 (Trang 26 - 27)