Ảnh hưởng của hình thái, sự phân bố, kích thước các hạt cácbit đến quá trình mòn trong điều kiện trượt có tải trọng của gang trắng crôm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của Ti và nguyên tố đất hiếm đến tính chất mài mòn, độ dai va đập của gang trắng 13% crôm (Trang 39 - 40)

- Vônfram: Tương tự như Mo, W tồn tại trong 3 pha tương ứng Tuy nhiên hàm lượng phân bố trong austenit và cacbit là thấp, chủ yếu phân bố trong pha cao W (M 6C) Mục đích đưa Mo

1.5.1 Ảnh hưởng của hình thái, sự phân bố, kích thước các hạt cácbit đến quá trình mòn trong điều kiện trượt có tải trọng của gang trắng crôm.

trình mòn trong điều kiện trượt có tải trọng của gang trắng crôm.

Tổ chức gang trắng crôm bao gồm các pha cácbit và nền kim loại. Trong điều kiện chịu tải trọng lớn, khi các vật liệu tiếp xúc, va đập và trượt lên nhau tạo ra các ứng suất bề mặt tiếp xúc, gây ra biến dạng dẻo và biến dạng đàn hồi. Khi đó xảy ra quá trình mòn, bong tróc các hạt cácbit, bong tróc nền hay cả hai. Mòn hoặc mất khối lượng trong suốt quá trình trượt được đánh giá bằng sự gãy vỡ và tách ra của các hạt cácbit. Kết quả này đã được kiểm chứng trong nhiều nghiên cứu.

Các gang trắng crôm có thành phần crôm trên 10%, tổ chức bao gồm chủ yếu của austenite và các cacbit M7C3. Hợp kim trước cùng tinh là các tinh thể austenite nhánh cây và cùng tinh. Với hợp kim sau cùng tinh, thành phần là các cácbit sơ cấp M7C3 và cùng tinh. Trong quá trình kết tinh cacbít cùng tinh xuất hiện vào cuối quá trình kết tinh.

Szuder [57] đã mô tả cơ chế các quá trình mài mòn liên quan đến biến dạng lặp đi lặp lại. Vật liệu bị biến dạng đàn hồi và biến dạng dẻo lặp đi lặp lại, kết quả là bị xước trên bề mặt và tạo thành rãnh. Cacbít trong nền làm thay đổi sự phân bố ứng suất, tăng khả năng chống biến dạng dẻo và biến dạng đàn hồi do vậy cacbít làm giảm khả năng tạo rãnh xước. Tuy nhiên các cacbít có độ bền nén thấp, không thể chống lại biến dạng gây ra ứng suất nén và ứng suất cắt của nền. Trong thực tế, cacbít bị mòn một cách dễ dàng là các cacbít thô trên nền.

Hanlon và các cộng sự [32] đã cho rằng khi giảm kích thước các hạt cácbit thì sẽ giảm độ sâu biến dạng và giảm được sự phá hủy cácbít và kết quả cải thiện được độ chịu mòn.

Mối quan hệ giữa cấu trúc cácbit với độ chịu mòn đã được đề cập trong các công trình nghiên cứu [8], [9], [10]. Đặc biệt trong công trình [10,] các tác giả Bedolla Jacuide, Rainforth đã nhận định rằng trong quá trình trượt, hiện tượng mài mòn xảy ra là do sự gãy vỡ và sự tách ra của các hạt cácbit. Qua đó đã tìm được mối quan hệ gần như tuyến tính giữa độ sâu biến dạng, sự phá hủy cácbit và tốc độ mòn. Ngoài ra đã thấy rằng độ sâu biến dạng là phù hợp nơi xuất hiện các hạt cacbít.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của Ti và nguyên tố đất hiếm đến tính chất mài mòn, độ dai va đập của gang trắng 13% crôm (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)