Cơ chế kháng các bệnh hại 1 Cơ chế giải phẫu hình thá

Một phần của tài liệu những thành tựu trong biện pháp nông học trên thế giới và việt nam (Trang 31 - 37)

2. Cơ chế của tính kháng sâu bệnh hại của cây trồng.

1.3 Cơ chế kháng các bệnh hại 1 Cơ chế giải phẫu hình thá

1.3.1 Cơ chế giải phẫu - hình thái

 Các đặc điểm về giải phẫu - hình thái liên quan đến khả năng kháng bệnh của cây: độ dày của các lớp biểu bì, lớp sáp, đặc điểm lông tơ phủ ở lá, cấu tạo lớp bần, số lượng khí khổng…

 Vd: giống khoai tây có bụi rậm rạp thì bị bệnh mốc sương Phytophthora infestans nặng hơn giống có ít lá, lá dựng thẳng.

 1.3.2 Cơ chế chức năng sinh lý

 Tính kháng bệnh hình thành là do đặc điểm riêng về chức năng hoặc sinh lý của cây trồng như hoạt động của lỗ khí khổng, đặc điểm trao đổi chất…

 Vd: Tính kháng bệnh thối vòng do Corynebacterium sebedonicum của khoai tây liên quan đến sự tích lũy glucoza trong cây.

 1.3.3 Cơ chế thực bào

 Chất nguyên sinh trong tế bào vật sống có khả năng tạo ra các thế chống lại vi khuẩn gây bệnh và tiêu diệt chúng khi chúng xâm nhập vào tế bào

 1.3.4 Cơ chế hóa học

 Tính kháng bệnh của cây trồng được hình thành là do độ axit của dịch tế bào và sự tạo thành các chất như anthxian, phenol, glucozit…

 Vd: chất solanin trong củ khoai tây liên quan đến tính kháng bệnh mốc sương Phytophthora infestans.

 1.3.5 Cơ chế hoại tử bảo vệ

 Sự hình thành các vết hoại tử hay tự chết từng phần mô, sự hóa bần… là phản ứng tích cực của cây trồng đối với vật gây bệnh. Các vật kí sinh không thể tồn tại trong phạm vi hoại tử.

 1.3.6 Cơ chế hình thành kháng độc tố và hoạt hóa men

 Các hoạt động của men oxi hóa càng mạnh thì giống cây trồng càng thể hiện tính kháng bệnh cao hơn.

 3.Các loại tính kháng bệnh của cây trồng

 3.1 Tính kháng không di truyền

 Là tính kháng không di truyền lại được cho đời sau:

 -Tính kháng giả: xuất hiện tạm thời ở giống nhiễm do ảnh hưởng của điều kiện sinh thái.

 -Tính kháng tạo được: Có được là do sử dụng biện pháp nhân tạo để làm tăng sức chống lại sự gây hại của dịch hại

 3.2 Tính kháng di truyền

 Là tính kháng do vật liệu di truyền quyết định

- Tính kháng ngang: Do các gen thứ quyết định, có thể kháng với nhiều loại dịch hại khác nhau.

- Tính kháng dọc: do gen chính quyết định, có thể do một hoặc vài gen quyết định, tác dụng của mỗi gen dễ bị mất do sự biến đổi thích ứng của dịch hại.

 4. Một số thành tựu đạt được của việc sử dụng giống kháng

- Ở nước ta việc sử dụng giống kháng là biện pháp then chốt trong IPM trên cây lúa. Các giống kháng rầy như: IR26,28,30,32,36,38,42, MTL517…. Kháng bệnh bạc lá như NN273, IR22, X21, OM90…

- Một số giống cà chua cho năng suất cao và kháng bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum như CLN- 1462A, PT-4719A…giống lạc kháng bệnh này như: MD7, MD9.

5. Chiến lược sử dụng giống kháng sâu bệnh

Các sinh vật gây hại luôn tự biến đổi để thích nghi và phù hợp với sự biến đổi của cây trồng nên cần có chiến lược sử dụng giống kháng:

- Sử dụng luân phiên các giống mang gien kháng.

- Kết hợp các gen chính kháng sâu bệnh.

- Sử dụng cây trồng có tính kháng ngang.

- Dùng giống kháng sâu bệnh nhiều dòng.

Một phần của tài liệu những thành tựu trong biện pháp nông học trên thế giới và việt nam (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(56 trang)