1. Thực hiện phân phối chương trình môn học:
Cơ bản thực hiện như phân phối chương trình môn học ở THPT đã ban hành tháng 7/2009.Nhưng lưu ý một số điểm cụ thể sau:
- Thời lượng dạy cho từng chương cho phép sai số ± 1tiết/chương nhưng thời lượng trong 1 học kì là bắt buộc (nội dung chương trình vào thời điểm kết thúc học kì phải thống nhất như đã ghi trong phân phối chương trình.)
- Thời lượng dạy cho từng bài không nhất thiết phải đúng theo qui định trong PPCT(bài qui định dạy 1tiết có thể dạy trong hơn 1 tiết hoặc chưa đến 1 tiết)tuy nhiên sự thay đổi này phải được tính toán cẩn thận và thống nhất trong tổ bộ môn để không làm thay đổi tổng số tiết/chương và thời điểm kết thúc từng học kì phải thống nhất như đã ghi trong PPCT.
- Tiết kiểm tra cuối mỗi học kì ở 1 số khối lớp (10 chuẩn, 11 chuẩn, 11 nâng cao, 12 chuẩn) phân phối chương trình bố trí ở tuần 19.Tuy nhiên tùy vào thực tế các trường có thể chuyển lên kiểm tra ở tuần trước đó. Nhưng tiết dạy của tuần kiểm tra học kì phải chuyển xuống dạy ở tuần 19 tuyệt đối không được cắt bỏ chương trình.
- Về việc dạy các bài tập: Để khắc phục hiện tượng thiếu thời gian làm bài tập Sinh
học hiện nay đặc biệt là ở lớp 12, Sở GD&ĐT gợi ý một số cách làm như sau:
+ Tùy đối tượng học sinh mà có yêu cầu làm bài tập ở các mức độ khác nhau.
+ Cho học sinh làm bài tập ở nhà, bố trí học sinh khá giỏi hướng dẫn các bài tập dễ cho lớp…GV tranh thủ thời gian ở lớp để sửa.
- Về việc dạy các chủ đề bám sát, tự chọn, nâng cao: Các trường tự xác định nội dung và thời lượng giảng dạy cho phù hợp.
2. Về chế độ kiểm tra cho điểm: Thực hiện theo điều 8 qui chế đánh giá, xếp loại
học sinh THCS và THPT ban hành kèm quyết định 40/ 2006/QĐ – BGDDT.
- Đối với các bài kiểm tra định kì thực hiện như năm học 2008 – 2009 của Sở GD&ĐT.
- Khai thác triệt để hình thức trình bày là nội dung của sgk mới để đổi mới mạnh mẽ PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, nhằm tránh nhàm chán cho giờ học Sinh học.
- GV tìm cách tận dụng tối đa các thiết bị, hóa chất hiện có để làm các thí nghiệm thực hành, thí nghiệm minh họa đồng thời tăng cường việc tự làm đồ dùng dạy học.
4. Về việc bồi dưỡng học sinh giỏi:
- Hình thức và nội dung thi thực hiện theo tinh thần công văn số 162/SGDĐT – GDTrH – TX ngày 8 /9/2009 của Sở GD&ĐT.
Hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2009-2010- Môn Tin học ( Đính kèm Công văn số 142/SGDĐT-GDTrH-TX ngày 03/9/2009)
--- A. CHƯƠNG TRÌNH DẠY TIN HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG A. CHƯƠNG TRÌNH DẠY TIN HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG
Đối với THCS:
Những trường có điều kiện về giáo viên và máy tính, dạy Tin học là môn học tự chọn theo chương trình và sách giaó khoa của Bộ đã ban hành từ năm 2006 trở đi.
Đối với THCS: Những trường có điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất và học sinh có nguyện vọng, tổ chức dạy học môn Tin học tự chọn từ lớp 6, 7, 8 (2 tiết/tuần), theo chương trình và sách giáo khoa của Bộ ban hành (Riêng lớp 9 đang đợi hướng dẫn của Bộ)
Đối với THPT:
Lớp 10, 11 và 12 học chính khóa theo chương trình của Bộ đã hướng dẫn từ năm học trước.
Đối với THPT chuyên:
+ Đối với lớp chuyên Tin học: Tiếp tục áp dụng chương trình Tin học dành cho các lớp Chuyên tin học. Nếu có thay đổi khác và phân phối lại số tiết cho phù hợp với tình hình học sinh trường (nhưng không được thay đổi tổng số tiết được qui định của Bộ Giáo dục), phải có văn bản điều chỉnh của trường với sự thống nhất, đồng ý của Hiệu trưởng nhà trường và gởi báo cáo về phòng GDTrH-TX.
+ Đối với các lớp không chuyên Tin học: Dạy Tin học giống như ở trường THPT khác.
B. TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Trung học cơ sở
Thời lượng 74 tiết, rãi đều 37 tuần, mỗi tuần 2 tiết
Cuối mỗi học kỳ có 1 tiết ôn tập (đối với lớp 6), 2 tiết ôn tập (đối với lớp 7,8,9) Số cột kiểm tra: LỚP 6,7,8, 9 Học kỳ I Học kỳ II M 15’ 1 Tiết KTHKI M 15’ 1 Tiết KTHKII LT TH LT TH Số tiết 1 02(1LT+1TH) 1 1 1 1 02(1LT+1TH) 1 1 1 Kiểm tra HK: tiến hành trong 2 tiết:1 tiết LT + 1 tiết TH
2. Trung học phổ thông
*Lớp 10
Cả Năm: 74 tiết ( 37 tuần x 2 tiết/tuần) Học kì I: 19 tuần x 2 tiết/tuần = 38 tiết
Học kì II: 18 tuần x 2 tiết/tuần = 36 tiết. Số cột kiểm tra: LỚP
10
Học kỳ I Học kỳ II
M 15’ 2x1 Tiết KTHKI M 15’ 2x1 Tiết KTHKII
Số tiết
LT TH LT TH
Các phòng máy phải kết nối Internet để dạy thực hành. Kiểm tra HK: tiến hành trong 2 tiết:1 tiết LT + 1 tiết TH
*Lớp 11
Cả Năm: 56 tiết ( 37 tuần x 1.5 tiết/tuần) Học kì I: 19 tuần x 2 tiết/tuần = 38 tiết
Học kì II: 18 tuần x 1 tiết/tuần = 18 tiết. Số cột kiểm tra: LỚP 11 Học kỳ I Học kỳ II M 15’ 1 Tiết KTHK I M 15’ 1 Tiết KTHK II Số tiết LT TH LT TH 01 02(1LT+1TH) 1 1 1 1 02(1LT+1TH) 1 1 1
Kiểm tra HK: tiến hành trong 2 tiết:1 tiết LT + 1 tiết TH
Lưu ý: Kiểm tra lý thuyết ở những bài không yêu cầu thực hành
*Lớp 12
Cả năm: 55 tiết ( 37 tuần x 1.5 tiết/tuần) Học kì I: 19 tuần x 1 tiết/tuần = 19 tiết
Học kì II: 18 tuần x 2 tiết/tuần = 36 tiết. Số cột kiểm tra: LỚP
12
Học kỳ I Học kỳ II
M 15’ 1 Tiết KTHKI M 15’ 1 Tiết KTHKII
Số tiết
LT TH LT TH
01 02(1LT+1TH) 1 1 1 1 02(1LT+1TH) 1 1 1
Kiểm tra HK: tiến hành trong 2 tiết:1 tiết LT + 1 tiết TH
Kiểm tra 1 tiết: Nếu được thì kiểm tra trên máy, khuyến khích trắc nghiệm có phần tự luận, điền khuyết,….
Kiểm tra chương 2: Nếu được thì kiểm tra trên máy và giáo viên chấm ngay trên máy. Trường hợp quá khó thì kiểm tra trên giấy.
* Nội dung ôn thi chọn HSG vòng tỉnh
Các kiểu dữ liệu cơ sở: mảng, xâu, bản ghi, tập hợp, tập tin…. Chương trình con
Yêu cầu:
Sử dụng Free Pascal. Khuyến khích dùng C++. Yêu cầu nhập xuất trên file
Chương trình có thể sử dụng hàm, thủ tục từ một thư viện cho trước Thuật toán:
Các thuật toán cơ bản của toán rời rạc: số học, chuyển đổi cơ số, số nguyên tố, cộng trừ số lớn…
Các thuật toán sắp xếp, tìm kiếm.
Các thuật toán trên mảng, xâu, ngăn xếp, hàng đợi trên cơ sở mảng
Thuật toán duyệt, véc cạn, đệ quy, quay lui, phương pháp sinh, tổ hợp, dãy nhị phân, hoán vị, ….( nếu bài toán có sử dụng quy hoạch động thì điểm cao hơn)