• Qúa trình hình thành các cơ quan là do các tế
bào di chuyển theo các hướng xác định, thay đổi hình dạng và phân chia theo các hướng khác
nhau.
• Một cơ quan được hình thành phải do các tế bào thuộc thành phần khác với các tế bào tạo cơ quan khác, chúng có các tình chất đặc trưng xác định. Khi hình dạng cơ quan đã hình thành thì sự biệt hóa tiếp tục cần thiết cho hoạt động chức năng của chúng.
• Quá trình hình thành các cơ quan rất phức tạp và đặc trưng cho loài. Tuy vậy, chúng đều có những đặc điểm chung là bắt đầu từ tiềm năng của phôi. Tiềm năng của phôi là khả năng của nó biết hóa thành các cấ trúc khác nhau trong các điều kiện khác nhau. Như vậy, sự hình
thành các cơ quan trong cơ thể động vật được bắt nguồn từ những biệt hóa khác nhau ngay trong giai đoạn phôi. Đặc biệt là sự biến đổi của lá phôi trong giai đoạn phôi vị.
• Sự biến đổi lá phôi ngoài:
– Từ lá phôi ngoài sẽ hình thành các lớp tế bào và các phần bọc ngoài cơ thể như da, vẩy, móng, tầng cuticun…cũng từ lá phôi ngoài sẽ hình thành hệ thần kinh và biểu bì. Trong đó phần lớn ngoại bì cuộn thành ống chìm sâu vào trong tạo hệ thần kinh. Phần lớn chiếm tỉ lệ khoảng hơn 1/3 diện tích ngoại bì
– Phần ngoại bì còn lại bao quanh cơ thể tạo biểu bì. Tù lớp biểu bì này chúng phát triển thành lớp ngoài của da và các cấu trúc như lông, tóc, vảy sừng các tuyến da như tuyến sữa, tuyến bã và tuyến mồ hôi. Cũng từ lớp ngoại bì hình thành nên cấu trúc miệng và trực tràng.
• Sự biến đổi của lá phôi trong: Lá phôi trong sẽ hình thành nên ruột giữa, các lồi ruột và các
tuyến tiêu hóa có liên quan đến ruột giữa và các tuyến tiêu hóa( gan, tụy). Ở động vật có xương sống, nội bì còn phát triển nên biểu mô hô hấp. • Sự biến đổi lá phôi giữa: lá phôi giữa hình thành
nên mô liên kết, bộ xương trong, thành mạch máu, cơ quan bài tiết và số phần của hệ sinh
dục. nhìn chung các phần còn lại của cơ thể đều phát triển từ trung bì. Sự hình thành các cơ
quan của cơ thể tùy theo loài có thể diễn ra theo các hình thức khác nhau. (I. 104)