Mục đích của bài thực hành
Mục đích của bài thực hành số 3 nhằm giúp Thầy Cô và các bạn làm quen với các khái niệm về Master Frame, mẫu template, nút nhấn, liên kết giữa các frame.
Trong bài thực hành 3 này, chúng ta sẽ thao tác với Master Frame; đây là frame thể hiện các chi tiết về màu sắc, bố trí các đối tượng và có ảnh hưởng đến các frame khác trong toàn bài giảng.
Master Frame trong LectureMaker đóng vai trò như Slide Master trong PowerPoint.
Tạo một file LectureMaker mới (nhấn Ctrl+N).
Nhấn Ctrl+S để lưu file, đặt tên là thuchanh3. Các file của LectureMaker sẽ có phần mở rộng là .lme
Vào menu View, nhấp chọn View Master Frame.
Lúc này, chúng ta sẽ
chuyển vào chế độ chỉnh sửa frame Master. Trên màn hình chúng ta nhận thấy vùng Frame Screen
bên trái màn hình đổi tên thành MasterFrame, và có sẵn 2 kiểu Master frame. Nút nhấn View Master Frame mờ đi.
Chúng ta sẽ thấy có 2 loại MasterFrame:
Title Master: dùng để điều chỉnh và thay đổi frame tiêu đề (frame
đầu tiên xuất hiện trong bài giảng). Frame tiêu đề thường chứa các
thông tin như tên bài học, người dạy, tên trường, tên lớp, tên nội dung trình bày, …
Body Master: dùng để điều chỉnh cho các frame còn lại trong bài giảng LectureMaker.
Đầu tiên, chúng ta sẽ cấu hình cho frame Master tiêu đề (Title Master).
Vẫn trong chế độ chỉnh sửa frame
Master. Nhấn chuột chọn Title Master
bên khung MasterFrame
Chọn menu Design, mục Template, nhấn vào mũi tên hướng xuống (xem hình dưới)
Nhấn
chuột vào đây
Lúc này các template sẽ mở ra như hình bên. LectureMaker có sẵn 6 bộ template. Mỗi bộ template gồm 1 template dành cho frame tiêu đề và 3 template dành cho các frame thường (body
Với frame tiêu đề Master mà ta đang chọn, dĩ nhiên ta sẽ tìm một template dành cho frame tiêu đề trong 6 bộ có sẵn (hoặc có thể tạo thêm). Template dành cho frame tiêu đề thường sẽ có số 0
trong tên template (đưa chuột vào từng template để thấy tên xuất hiện).
Với bài thực hành này, chúng tôi chọn template có tên Paper0.
Lúc này màn hình tương tự như hình bên dưới:
Chúng ta nhấp chuột vào chữ Instructor
và Institution để sửa lại thành tiếng Việt (nên sử dụng tiếng Việt Unicode).
Tiếp theo, nhấn chuột chọn Body Master bên khung MasterFrame
để thao tác với frame Master của các khung còn lại.
Do frame tiêu đề chúng ta đã chọn template có tên Paper0, nên để
đồng bộ, ở frame body, chúng tôi cũng chọn 1 template nằm trong
bộ Paper. Chúng tôi chọn template
Chúng ta sẽ điều chỉnh
một chút lại dãy menu bên tay trái.
Dãy menu này được hình thành từ các nút nhấn, và chúng ta có thể điều chỉnh các nút nhấn này về các
phương diện: văn bản hiển thị, hành động xảy ra khi
Trong bài thực hành này, chúng ta sẽ có 4 frame, và thực tập tạo liên kết giữa các frame.
Do đó, trong menu bên trái, chúng ta cũng sẽ cần có 3 nút
Sub Menu nằm dưới nút Main Menu.
Nhấn chuột chọn nút Main
Menu thứ 2 bên dưới, và nhấn nút Delete để xóa nút này.
Cột menu bên trái sẽ còn lại như hình bên.
Tiếp tục nhấn chọn nút Sub
Menu thứ 4 dưới cùng và nhấn nút Delete.
Lúc này trên cột menu chỉ còn 1 nút nhấn có tên Main Menu và 3 nút nhấn có tên Sub Menu
Dùng chuột, chọn nút Sub Menu dưới cùng và di chuyển lên trên một chút và cách nút Sub Menu thứ 2.
Lúc này trên màn hình chúng ta sẽ có như sau:
Chúng ta đã hoàn tất việc chỉnh sửa, thay đổi template cho các frame Master. Bây giờ ta sẽ thoát khỏi chế độ chỉnh sửa Master Frame để bắt đầu thiết kế bài giảng.
Thoát chế độ chỉnh sửa Master Frame bằng cách nhấn nút Close Master Frame trong
Chèn một textbox vào dải ô màu nâu và gõ dòng chữ: Bài thực hành số 3. Tiến hành thay đổi màu sắc, kích cỡ chữ
Tương tự, chúng ta tạo thêm 2 textbox và đưa vào vị trí Người dạy, Trường. Điền các thông tin tên người dạy,
trường công tác, thay đổi kích cỡ, màu sắc như ý muốn.
Lúc này, chúng ta đã hoàn thành frame tiêu đề của bài thực hành số 3.
Tiến hành chèn thêm 3 frame mới vào bài thực hành.
Menu Home, chọn
New Frame. Tạo thêm
3 frame mới. Lúc này chúng ta sẽ có tổng
cộng 4 frame trong bài thực hành.
Vào các frame 2, 3, 4 và điền vào các tiêu đề sau:
Frame 2: Phương trình
Frame 3: Đồ thị
Chúng ta đã đặt xong các tiêu đề cho các frame 2,3,4.
Bây giờ, chúng ta cần thay đổi tên của
các frame để chúng thể hiện đúng nội
dung mà frame chứa (điều này giúp cho ta tạo liên kết dễ dàng).
Chọn frame 2, tại menu Design, nhấn vào nút Frame Property.
Lúc này, cửa sổ Frame Property sẽ mở ra.
Điền chữ: Phuong trinh vào mục Screen Title.
Để ngăn chặn việc click chuột làm bài giảng bị chuyển từ
frame này qua frame khác, chúng ta thực hiện như sau:
Bỏ chọn ở mục When mouse or key is pressed. (ngăn không cho chuyển frame khi click chuột, đây là điều bên chương trình
PowerPoint không thực hiện được)
Chọn mục Apply to all frames, để áp cho toàn bộ các frame.
Chúng ta có thể thử tác dụng của tùy chọn ngăn không cho chuyển frame khi click chuột.
Hãy thử như sau:
Tiến hành lưu file
Sau đó, nhấn nút F5 để chạy bài giảng.
Thử click chuột khắp nơi trên frame tiêu đề để xem có chuyển qua được frame khác không? (không)
Click chuột lên chữ Start trên frame tiêu đề để chuyển qua frame Phuong trinh.
Quay lại chế độ soạn bài, nhấn nút Esc trên bàn phím hoặc nút Exit ở phía dưới.
Chọn frame 3, vào menu Design, nhấn Frame Property để đổi tên cho frame thành: Do thi.
Chọn frame 4, vào menu Design, nhấn Frame Property để đổi tên cho frame thành: Trac
nghiem.
Như vậy là các frame của chúng ta đã có tên lần lượt là Phuong trinh, Do thi, Trac nghiem. Bây giờ ta sẽ liên kết dải menu bên trái với từng frame.
Vào menu View, chọn mục View Master Frame để vào lại chế độ chỉnh sửa frame Master.
Trong chế độ chỉnh sửa
Frame Master, chọn Body
Master bên cột trái.
Chúng ta sẽ chèn liên kết vào các nút nhấn của dải menu bên trái.
Chọn nút Sub Menu đầu tiên, nhấp chuột phải chọn
Trong cửa sổ Object
Property, mục Button Name, gõ dòng chữ: Phương trình.
Mục When button is clicked, để nguyên dòng chữ: Go to the specified frame, và nhấn vào nút có dấu … bên dưới.
Tùy chọn trên nhằm yêu cầu khi click chuột vào nút nhấn thì ta sẽ di chuyển đến 1 frame đã định trước.
Nếu muốn nút nhấn thực hiện các yêu cầu khác, chúng ta có thể nhấn nút có hình tam giác đen nhỏ, bên cạnh dòng chữ: Go to the specified frame.
Danh sách các frame
đang có trong bài giảng sẽ hiện lên. Chúng ta chọn
frame Phuong trinh, nhấn nút OK, nhấn tiếp nút OK.
Lúc này, màn hình sẽ như hình bên.
Lưu file, và thoát khỏi chế độ chỉnh sửa Frame
Làm tương tự cho 2 nút Sub Menu còn lại.
Nút Sub Menu thứ 2: đổi tên thành Đồ thị, liên kết đến frame Do thi.
Nút Sub Menu thứ 3: đổi tên thành Trắc nghiệm, liên kết đến frame Trac nghiem.
Kiểm tra thử sự vận hành của dải menu bên tay trái. Nhấn phím F5 và nhấn vào các nút xem chúng ta có đi đến các
frame mong muốn hay không.
Như vậy là chúng ta đã hoàn thành bài thực hành số 3 với các thao tác về
Thực hành 4
Mục đích của bài thực hành
Mục đích của bài thực hành số 4 nhằm giúp Thầy Cô và các bạn làm quen với các thao tác chèn phương trình, đồ thị, câu hỏi trắc nghiệm.
Để thực hành bài số 4, chúng ta sẽ tiếp tục dùng file LectureMaker thuchanh3 để thực tập.
Chúng ta đã có sẵn các frame với các tên Phương trình, Đồ thị, Trắc nghiệm.
Trang bài thực hành 4, ứng với mỗi frame, chúng ta sẽ đưa vào các nội dung phù hợp cho từng frame.
Chọn frame 2 (có tên
Phương trình), chúng ta sẽ chèn 1 phương trình vào frame 2.
Bên khung Phuong trinh
bên tay phải, chọn mục
Layout Object cuối cùng
và nhấn nút Delete để xóa bỏ đối tượng này.
Vẫn đang chọn frame 2, vào menu Insert, nhấn nút Equation.
Vùng công thức xuất hiện
Chúng ta có thể nhập trực tiếp các mã Toán học nếu rành, hãy thử nhập dòng code sau:
sin {Pi} over { 2 } + cos{Pi} over {2}
Công thức Toán học sẽ xuất hiện ở ô phía trên.
Nếu không biết cách nhập công thức, hãy sử dụng các ký tự phía trên.
Cách sử dụng tương tự
chương trình Equation của Microsoft hay MathTye.
Nếu vẫn ngại nhập, hãy thử tìm các công thức có sẵn ở Tab Template, nút Insert.
Sau khi đã có công thức Toán học như ý, hãy nhấn
hình cái kẹp giấy để quay trở lại file bài giảng.
Lúc này ở frame 2, chúng ta sẽ thấy có 1 phương trình xuất hiện.
Click chuột chọn frame 3 (có tên Đồ thị) để chèn 1đồ thị vào frame.
Chọn menu Insert, nhấn nút Graph ở mục Editor.
Cửa sổ Daul Graph xuất hiện. Nhấn vào nút New Graph để nhập phương trình của đồ thị.
Trong cửa sổ New Graph, mục Equation, Thầy cô và các bạn nhập thử dòng text sau: y=2*x Nhấn nút OK. Chúng ta sẽ có đồ thị như hình bên
Chúng ta cũng có thể sử dụng những phương trình có sẵn. Hãy chọn menu Template, nút Insert. Các phương trình có sẵn sẽ xuất hiện.
Để thay đổi các thiết lập về trục và lưới trong đồ thị, hãy nhấp đôi chuột trên các chữ Axis hay
Grid để cửa sổ Setup Screen Display xuất hiện.
Sau khi điều chỉnh xong các thông số như mong muốn, nhấn nút OK.
Sau khi đã có 1 đồ thị như ý, chúng ta nhấn nút có hình
kẹp giấy để thoát
khỏi chế độ thao tác với đồ thị và quay lại với chế độ chỉnh
sửa bài giảng.
Lúc này chúng ta sẽ có 1 đồ thị trong
Tiếp theo, chúng ta sẽ làm quen với 2 dạng trắc nghiệm trong LectureMaker:
Multiple Choice Quiz (nhiều lựa chọn)
Short Answer Quiz (trả lời ngắn)
Nhấp chuột để chọn frame thứ 4 (có tên Trắc nghiệm)
Chèn 5 textbox vào frame 4, với các nội dung như bên dưới. Chúng ta có 1 câu hỏi và 4 câu trả lời (tổng cộng 5
Vào menu Insert, chọn
Multiple Choice Quiz ở mục
Quiz.
Rê chuột tạo thành 1 vùng trên frame
Cửa sổ Object Property, xuất hiện.
Ý nghĩa các mục này như sau:
No. of Example: số lượng khả năng lựa chọn trả lời. Với ví dụ mà chúng ta đang thực hiện, thì khả năng lựa chọn là 4.
Horizontal và Vertical: cách sắp xếp các lựa chọn theo chiều thẳng đứng và chiều ngang.
Use submit button: sử dụng nút Submit khi trả lời.
Correct Answer: câu đúng nằm ở vị trí nào. Với ví dụ của chúng ta, câu đúng (ngày 2/9) nằm ở vị trí thứ 3. Chọn số 3.
Điều chỉnh cho các câu trả lời nằm trên các văn bản của 4 câu trả lời.
Nhấn nút Run from
current frame (góc trái-
cạnh dưới, trong mục
Frame Screen) để kiểm
Màn hình khi chạy kiểm tra sẽ như sau.
Sau khi kiểm tra xong, nhấn phím Esc để quay lại chế độ chỉnh sửa.
Chúng ta tiếp tục thử nghiệm với kiểu trắc nghiệm Short Answer Quiz (Câu trả lời ngắn)
Tạo thêm 1 textbox và gõ dòng chữ:
Tên viết tắt của Trung tâm hỗ trợ giáo viên là gì?
Ở menu Insert, mục
Quiz, chọn Short Answer Quiz.
Rê chuột lên frame để vẽ 1 khung.
Cửa sổ Object Property
Mục Correct Answer: chúng ta nhập vào câu trả lời đúng. Trong ví dụ của chúng ta, tên viết tắt của Trung tâm hỗ trợ giáo viên là CENTEA.
Mục Correct Answer Decision: chọn Ignore sapces and case (ý nghĩa là: bỏ qua khoảng trắng và chữ hoa chữ thường trong câu trả lời.)
Chọn mục Use submit button Chọn mục Show answer on the
screen (thể hiện câu trả lời đúng trên màn hình sau khi click
chuột).
Nhấn nút Run from current frame để kiểm tra.
Chúng ta sẽ có màn hình như bên dưới.
Bài thực hành số 4 giúp Thầy Cô và các bạn làm quen với việc chèn các đối
tượng phương trình, đồ thị, trắc nghiệm vào frame.