Giám đốc dự án

Một phần của tài liệu Sách hướng dẫn quản lý thực hiện dự án (Trang 25 - 27)

66. Bổ nhiệm Giám đốc dự án là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự thành công của dự án, và điều quan trọng là Giám đốc dự án được bổ nhiệm phải làm việc theo chế độ chính nhiệm. Giám đốc dự án có thể được bổ nhiệm từ nhiều nguồn - một cán bộ làm việc thường xuyên trong đơn vị thực hiện; một cán bộ là thành viên thường xuyên của nhóm quản lý dự án trong đơn vị thực hiện hay trong phòng ban hay tổ chức khác của đơn vị vay vốn; một cá nhân do đơn vị thực hiện thuê riêng từ bên ngoài chính phủ; hoặc một nhà tư vấn bên ngoài hay công ty tư vấn chuyên về quản lý dự án (và cũng có thể chuyên về điều hành và duy trì các trang thiết bị). Sau khi hoàn thành dự án, Giám đốc dự án chịu trách nhiệm thực hiện dự án có thể trở thành giám đốc điều hành các cơ sở thiết bị của dự án.

Ạ Chức năng và trách nhiệm của Giám đốc dự án

67. Là người chịu trách nhiệm thực hiện và hoàn thành dự án đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách và theo đúng các yêu cầu hoạt động kĩ thuật, Giám đốc dự án sẽ phải có đầy đủ trách nhiệm dưới đây:

1. Lập kế hoạch dự án. Hoàn thành kế hoạch thực hiện chi tiết cuối cùng. 2. Điều phối dự án. Phối hợp tất cả những người tham gia dự án, nhà tư

vấn, nhà cung cấp và nhà thầu xây dựng/lắp đặt vào một nhóm làm việc có sự phối hợp tốt.

3. Tuyển nhân sự và đào tạọ Tuyển nhân sự để cung cấp nhân viên cho đơn vị thực hiện dự án, và tiến hành đào tạo khi cần.

4. Thực hiện dự án. Quản lý các hoạt động thực hiện dự án khác nhaụ 5. Kiểm soát và lập báo cáo quản lý dự án. Thực hiện các hệ thống kiểm soát

chi phí, lịch trình, hoạt động kĩ thuật và thủ tục lập báo cáọ

6. Phối hợp hay liên kết. Xây dựng các thủ tục phối hợp và hợp tác với các đơn vị và các bên khác tham gia dự án hoặc chịu ảnh hưởng của dự án, bao gồm chính quyền địa phương, những nhóm tư nhân và những người sử dụng cuối cùng.

7. Quản lý xung đột. Giải quyết xung đột giữa những bên tham gia dự án. 8. Quản lý sự thay đổị Kiểm soát những thay đổi trong dự án, tiếp nhận và

xử lý các yêu cầu thay đổi, thông báo cho tất cả những bên tham gia dự án về những thay đổi được phép.

9. Quản lý tài chính dự án. Tổ chức cung cấp kinh phí kịp thời, kiểm soát chi phí, duy trì hệ thống kế toán hiệu quả.

10. Thực hiện đúng theo các quy định của hiệp định vay vốn. Đảm bảo làm đúng theo tất cả yêu cầu và điều khoản trong hiệp định vaỵ

11. Chuyển giao và thuê vận hành dự án. Chuẩn bị các thủ tục và nguồn lực cho việc chuyển giao các cơ sở của dự án khi hoàn thành.

B. Những phẩm chất của một Giám đốc dự án tốt

68. Một Giám đốc dự án tốt cần có càng nhiều phẩm chất cá nhân dưới đây càng tốt: có mối quan hệ con người và khả năng lãnh đạo tốt; có ý thức công bằng; có khả năng hy sinh quyền lợi riêng; có kinh nghiệm thành công trong quản lý những dự án tương tự; có cách nhìn chiến lược về dự án; có hiểu biết tốt về các nguyên tắc, công cụ và kỹ thuật quản lý dự án; bản thân cá nhân có quan tâm tới việc quản lý dự án; có khả năng bao quát tình hình và biết giao trách nhiệm; có khả năng kiểm soát những tình huống khó khăn và phức tạp một cách hiệu quả; sẵn sàng đối mặt với rủi ro, ra quyết định, và chịu trách nhiệm về các quyết định. Giám đốc dự án cần năng nổ, trung thực, không sợ đấu tranh, chín chắn, nghị lực, có khả năng truyền đạt tốt, thông minh, sáng suốt, đáng tin cậy, trung thành, và, một yếu tố cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, khoẻ mạnh về thể xác và không bị bệnh tật để có thể thực hiện nhiệm vụ và đáp ứng những thử thách của công việc.

Một phần của tài liệu Sách hướng dẫn quản lý thực hiện dự án (Trang 25 - 27)