Quyền yêu cầu tự nguyện thi hành án

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về thi hành án dân sự (Trang 39 - 40)

- Thời hiệu chung về thi hành án dân sự:

c,Quyền yêu cầu tự nguyện thi hành án

Theo Điều 20 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 thì Cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành bản án, quyết định của Toà án về trả lại tài sản hoặc bồi thờng thiệt hại về tài sản xã hội chủ nghĩa, phạt tiền tịch thu tài sản và án phí; các quyết định khẩn cấp tạm thời để đảm bảo lợi ích cấp thiết của đơng sự, đảm bảo cho việc xét xử và thi hành án. Ngoài ra, Cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án khi có đơn yêu cầu của ngời đợc thi hành án. Vì vậy, ngời phải thi hành án không có quyền nộp đơn tự nguyện thi hành. Trong thực tế trong nhiều trờng hợp ngời phải thi hành án muốn đợc thi hành án sớm ( nh để hoàn tất thủ tục xuất nhập cảnh ) hoặc nhiều trờng hợp, trong bản án, quyết định của Toà án các đơng sự đồng thời vừa là ngời có quyền vừa là ngời phải thực hiện nghĩa vụ. Vấn đề này hiện nay mới đợc khắc phục qui định tại Điều 5 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004.

Ngoài ra theo Điều 9 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 qui định chỉ có ngời đợc thi hành án mới có quyền làm đơn yêu cầu thi hành án mà không qui định cho ngời có quyền lợi liên quan đến việc thi hành án đợc quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án đa ra thi hành bản án, quyết định do vậy, nhiều tr- ờng hợp việc thi hành án đã ảnh hởng đến quyền lợi của họ. Nghị định 69/CP ngày 16/10/1993 của Chính phủ qui định về thủ tục thi hành án dân sự đã khắc phục đợc thiếu sót này. Tuy nhiên trên thực tế, yêu cầu thi hành án của ngời có quyền lợi liên quan vẫn cha đợc đảm bảo. Vì theo qui định tại Điều 6 của Nghị định này thì khi yêu cầu thi hành án các đơng sự phải làm đơn yêu cầu hoặc biên bản ghi yêu cầu thi hành án cùng với bản sao bản án, quyết định của Toà án. Trong khi đó Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 và Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 không qui định trách nhiệm phải cấp bản sao bản án, quyết định của Toà án cho ngời có liên quan đến việc thi hành án nên đã gây khó khăn cho họ trong khi thực hiện quyền yêu cầu thi hành án của mình. Do vậy, nguyên tắc tự định đoạt của đơng sự cha đợc đảm bảo triệt để. Từ đó, mọi gánh nặng về tổ chức thi hành án đều dồn cho Cơ quan thi hành án và Chấp hành viên.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về thi hành án dân sự (Trang 39 - 40)