D. Kiến thức, kinh nghiệm trong công việc:
G. Quan điểm, sở thích chung:
1. Điều gì làm anh thấy khó chịu nhất trong cuộc sống hiện nay? 2. Điều gì làm anh thấy hài lòng nhất trong cuộc sống hiện nay? 3. Những sở thích của anh?
4. Nếu tuyển nhân viên nói chung, anh thấy cần có những tiêu chuẩn hoặc yêu cầu gì?
5. Còn riêng đối với vị trí mà anh dự tuyển, anh thấy cần có thêm những tiêu chí gì? Nếu cho anh tự đánh giá, anh thấy mình đã đáp ứng được hết những điều đó chưa? 6. Anh đã từng gặp thất bại trong công việc chưa? Nếu có, hãy kể cách anh vượt qua nó? Nếu không, hãy cho biết anh làm thế nào để không gặp thất bại?
7. Điều gì thường khiến anh phải lưỡng lự, suy nghĩ nhiều nhất khi làm việc? 8. Bài học kinh nghiệm nào anh thấy quý báu nhất mà anh rút ra được từ trước đến nay?
9. Khi gặp một vấn đề khó, anh giải quyết như thế nào? (lưu ý trình tự ưu tiên trong cách xử lý vấn đề)
10. Anh có nhận xét gì về công ty chúng tôi? Điều gì làm anh thấy không hài lòng nhất?
1. Chúng tôi có rất nhiều người ứng tuyển vào vị trí này, tại sao chúng tôi phải chọn bạn?
2. Bạn đã tìm việc trong thời gian khá lâu, tại sao bạn không nghĩ là bạn có vấn đề trong việc tìm kiếm việc làm?
3. Bạn có vẻ không đủ khả năng kỹ thuật đối với công viêịc. Bạn làm thế nào để đối phó với nó?
4. Bạn thấy điều gì thú vị trên báo ngày hôm nay?
5. Nếu được tuyển dụng, bạn sẽ đem lại gì cho chúng tôi?
lỗi phổ biến làm hỏng thư tìm việc 250
Bạn đọc thích bài này In bài viết
Thư tìm việc (Cover Letter) chính là lời chào đầu tiên của bạn đối với Nhà tuyển dụng. Bên cạnh thể hiện khả năng viết thư của bạn, thư tìm việc còn giúp bạn cho Nhà tuyển dụng biết tại sao bạn quan tâm đến vị trí ứng tuyển và bạn có thể làm gì để đóng góp cho công ty họ.
Vì vậy, đừng để hồ sơ của bạn bị loại vì một lá thư tìm việc thiếu chăm chút. Hãy kiểm tra để chắc chắn thư tìm việc của bạn sạch những lỗi sau đây:
Lỗi 1: Phút đầu tiên mờ nhạt
Có rất nhiều ứng viên lúng túng trong việc “mở đầu câu chuyện” và chọn giải pháp an toàn là lấy nội dung in sẵn trong một bức thư mẫu. Điều này thường dẫn đến một thư tìm việc với mở đầu nhàm chán và hình ảnh của bạn mờ nhạt trước nhà tuyển dụng. Bạn hãy xem hai mở đầu sau:
1. Tôi muốn ứng tuyển vào vị trí Đại diện bán hàng
2. Công ty cần một Đại diện bán hàng xuất sắc và với 3 năm luôn đạt doanh số cao nhất, mang lại hàng trăm ngàn đô la, tôi tin rằng mình là ứng cử viên sáng giá cho vị trí trên.
Câu mở đầu nào ấn tượng với bạn hơn? Rõ
Lỗi 2: Thiếu chọn lọc những thành tích nổi bật
Thư tìm việc không phải là một bản tự truyện. Vì vậy bạn cần tránh kể tất cả về quá trình học tập và làm việc. Có thể ví thư tìm việc như một bức thư giới thiệu sản phẩm và sản phẩm ở đây chính là bạn. Hãy thể hiện những thành tích thật sự nổi bật khiến nhà tuyển dụng phải nhấc điện thoại gọi bạn mời phỏng vấn ngay sau khi đọc xong thư này. Để “giới thiệu sản phẩm” thành công, bạn cần chọn lọc và ghi cụ thể những thành tích nổi bật hay những điểm mạnh liên quan trực tiếp đến công việc bạn đang ứng tuyển.
Lỗi 3: Ru ngủ nhà tuyển dụng
Nếu thư tìm việc của bạn dài hơn 1 trang A4, bạn đang ru ngủ nhà tuyển dụng. Một bức thư cô đọng súc tích, tập trung vào những điểm mạnh của bạn phù hợp yêu cầu của vị trí tuyển dụng thể hiện rằng bạn tôn trọng thời gian nhà tuyển dụng dành cho bạn.
Lỗi 4: Thiếu vị trí ứng tuyển
Khi nhà tuyển dụng đọc thư tìm việc của bạn, họ cũng có thể phải kiểm tra hàng trăm thư tìm việc cho hàng loạt vị trí tuyển dụng khác nhau. Vì vậy, bạn cần ghi rõ vị trí bạn ứng tuyển trong thư tìm việc để tránh mất thời gian cho nhà tuyển dụng.
Lỗi 5: Thư tìm việc một-cho-tất-cả
Nếu bạn đang ứng tuyển nhiều vị trí, bạn cần thay đổi nội dung thư tìm việc sao cho phù hợp với tính chất và yêu cầu từng công việc. Đặc biệt là những phần cơ bản như câu mở đầu, tên công ty, vị trí ứng tuyển và người liên lạc.
Lỗi 6: Thiếu sự chủ động
Hãy thể hiện sự quan tâm và hào hứng đối với vị trí tuyển dụng bằng cách đề nghị liên lạc lại với nhà tuyển dụng. Thay vì yêu cầu nhà tuyển dụng gọi lại, bạn có thể chủ động hơn với: “Tôi sẽ liên lạc với anh/chị trong vài ngày tới để trả lời những thắc mắc liên quan nếu có. Trong thời gian này, anh/chị có thể liên lạc với tôi qua số điện thoại 09X XXXX XXX.”
Lỗi 7: Quên nói lời cảm ơn
Nhà tuyển dụng đã quan tâm và dành thời gian đọc thư của bạn vì vậy hãy thể hiện sự cảm kích với họ bằng một lời cảm ơn chân thành.
Ý nghĩa đằng sau mỗi câu hỏi phỏng vấn 515
Bạn đọc thích bài này In bài viết
Có lẽ bạn đã quen thuộc với những câu hỏi phỏng vấn kiểm tra kinh nghiệm hay kiến thức chuyên môn. Đôi lúc bạn quá tập trung “phô diễn” kinh nghiệm mà thiếu sự chuẩn bị cần thiết cho những câu hỏi “dễ mà khó” khác. Dễ vì những câu hỏi này bạn vẫn thường gặp. Khó vì ẩn chứa đằng sau mỗi câu hỏi là một bài kiểm tra về thái độ, tính cách, khả năng chịu áp lực hay một số “bẫy” mà bạn không nhận ra.
Những câu hỏi kiểm tra mục tiêu nghề nghiệp và niềm đam mê:
2. Vì sao bạn muốn công việc này? 3. Hãy mô tả công việc lý tưởng của bạn.
Dĩ nhiên phải có lý do bạn mới nghỉ việc. Nhưng bạn nhìn sự việc đó một cách tích cực hay tiêu cực? Bạn có xác định rõ ràng bước đi kế tiếp của mình hay chỉ muốn thoát khỏi công việc hiện tại? Nhà tuyển dụng (NTD) đánh giá cao những ứng viên có mục tiêu rõ ràng cho sự nghiệp và có thái độ tích cực. Niềm đam mê với công việc sẽ thể hiện qua ánh mắt, gương mặt và cảm xúc khi bạn nói về công việc bạn yêu thích.
Những điều nên tránh:
- Than phiền về công việc. Cho dù bạn chỉ muốn thoát khỏi công việc hiện tại càng sớm càng tốt, bạn cũng không nên than phiền vì chẳng ai muốn tuyển một người suy nghĩ tiêu cực vào đội ngũ của mình.
- Không biết mình muốn gì. “Tôi muốn được thử thách” là một câu trả lời sách vở. Nếu NTD tiếp tục xoáy sâu vào câu trả lời này và bạn không đưa ra lời giải thích hợp lý, bạn sẽ bị mất điểm.
Những câu hỏi kiểm tra thái độ:
1. Những thất bại/ thành công lớn nhất của bạn? 2. Kiểu đồng nghiệp nào bạn ghét nhất?
3. Mâu thuẫn gần đây nhất giữa bạn và đồng nghiệp là gì?
Kinh nghiệm có thể tích lũy, kỹ năng có thể rèn dũa, nhưng thái độ khó có thể thay đổi. NTD tìm kiếm những ứng viên có thái độ tích cực, chuyên nghiệp, sẵn sàng học hỏi và đam mê công việc hơn là những ứng viên nhiều kinh nghiệm, giỏi kỹ năng nhưng suy nghĩ tiêu cực, đố kị hay chỉ biết than phiền.
Những điều nên tránh:
- Không thừa nhận sai lầm vì sợ bị đánh giá thấp. “Tôi chưa từng thất bại” là câu trả lời không thành thật. Tuy nhiên, nếu có nói về thất bại cũng đừng đổ lỗi cho sếp hay đồng nghiệp; hãy kể câu chuyện một cách khách quan, tích cực và đề cập những điều bạn đã học được từ thất bại đó.
- Tạo ra câu chuyện không thật. Hãy kể câu chuyện của chính bạn. Nếu bạn chưa có một thành công lớn, hãy kể những kết quả nhỏ. Đừng cố lấy thành tựu của người khác và biến mình thành nhân vật chính. NTD sẽ nhận ra qua ngôn ngữ cử chỉ vì chỉ những ai kể câu chuyện của chính họ mới thể hiện được cảm xúc thật.
Những câu hỏi dưới dạng tình huống, kiểm tra khả năng ứng biến và tư duy logic:
1. Nếu trở thành bộ trưởng giao thông vận tải, bạn sẽ làm điều gì trước tiên? 2. Nếu không phải lo lắng về mặt tài chính, bạn sẽ chọn công việc gì? 3. Giả sử bạn được tuyển, bạn sẽ làm gì trong 90 ngày đầu tiên?
Một số vị trí yêu cầu ứng viên khả năng chịu áp lực tốt và khả năng xử lý vấn đề nhanh nhạy. Cách kiểm tra khả năng này tốt nhất là đưa ra tình huống giả định để bạn xử lý. Quan trọng là bạn biết cách lý giải logic cho từng giải pháp vì không có câu trả lời đúng hay sai trong những trường hợp này.
Những điều nên tránh:
- “Tôi chưa bao giờ ở trong tình huống này nên tôi chưa nghĩ ra mình phải làm gì.” Câu trả lời này sẽ đặt dấu chấm hết cho tất cả vì chẳng ai muốn có một nhân viên không có khả năng giải quyết vấn đề.
- Suy nghĩ lâu vì bạn muốn 1 câu trả lời hoàn hảo. Trên thực tế không có câu trả lời hoàn hảo nên nếu bạn dành quá nhiều thời gian suy nghĩ, NTD sẽ đánh giá bạn không nhanh nhạy trong giải quyết vấn đề.
Những câu hỏi tìm hiểu sự phù hợp văn hóa:
1. Như thế nào là một môi trường làm việc lý tưởng đối với bạn? 2. Bạn thích cách quản lý như thế nào?
3. Nếu có những lúc công việc yêu cầu bạn làm việc vào cuối tuần, bạn có đồng ý không?
Doanh nghiệp nào cũng muốn có được những nhân viên cùng chia sẻ giá trị với doanh nghiệp vì họ chính là những người sẽ gắn bó lâu dài và sẵn sàng vượt qua những thách thức để đạt mục tiêu chung.
Những điều nên tránh:
- Đừng lý tưởng hóa môi trường làm việc vì không có môi trường nào là hoàn hảo. Bạn nên đưa ra tối đa ba điểm bạn đang tìm kiếm; và lắng nghe NTD chia sẻ. Đôi khi bạn sẽ thấy có những điểm không phù hợp với mong muốn của mình. Bạn hoàn toàn có quyền lựa chọn những nơi phù hợp nhất với mình.
- Không có chính kiến. Nếu bạn không biết mình đang tìm kiếm điều gì, nơi nào sẽ giúp bạn phát huy tối đa khả năng cũng như đạt được mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai, bạn không thể thuyết phục NTD bạn là một ứng viên tiềm năng.
Những câu hỏi về kỹ năng lãnh đạo:
1. Bạn đã bao giờ cho 1 nhân viên nghỉ việc chưa? Vì sao?
2. Bạn thường gặp khó khăn gì trong quá trình quản lý một nhóm?
3. Nếu một người bạn của bạn vừa được thăng chức, anh ấy đến hỏi bạn 3 lời khuyên về kỹ năng lãnh đạo. Vậy bạn sẽ cho anh ấy 3 lời khuyên gì?
Lãnh đạo là kỹ năng quan trọng nhất của những vị trí quản lý. Doanh nghiệp có những nhà lãnh đạo giỏi ở vị trí chủ chốt sẽ thành công. Chính vì vậy, khi phỏng vấn cho những vị trí này, NTD sẽ luôn kiểm tra và đánh giá ứng viên thật cẩn thận. Những điều nên tránh:
- Coi thường nhân viên. Nếu bạn tỏ ra coi thường những nhân viên của mình chỉ vì họ chưa có kinh nghiệm hay phạm một sai lầm nào đó, bạn sẽ nhận điểm trừ. Một lãnh đạo giỏi không chỉ biết đem lại kết quả, mà còn phải xây dựng những mối quan hệ tích cực với nhân viên bằng niềm tin và sự nể trọng.
- Bối rối vì không thể nghĩ ra bất cứ lời khuyên nào. Điều này chứng tỏ bạn có một chức danh quản lý nhưng chưa phải là một người lãnh đạo thực sự. Hãy gặp và nói chuyện nhiều hơn với những người bạn nể trộng họ vì khả năng lãnh đạo để học hỏi thêm.
- Không thừa nhận khó khăn và sai lầm. Thừa nhận sai lầm ở vị trí lãnh đạo khó khăn hơn nhiều khi bạn ở vị trí nhân viên. Nhưng hãy thành thật với chính mình và chia sẻ những thất bại và bài học bạn không bao giờ quên. Chúng ta đều trưởng thành nhờ những sai lầm đó.
Thực tế là bạn sẽ “chạm trán” nhiều câu hỏi khác ngoài những câu hỏi trên. Mỗi câu hỏi đều ẩn chứa một ý nghĩa nhất định, giúp NTD chọn những ứng viên phù hợp nhất. Chính vì vậy, sự chuẩn bị nghiêm túc, kỹ lưỡng và thái độ tích cực chính là chìa khóa giúp bạn mở lối thành công trên con đường sự nghiệp.
Làm thế nào để biết mức lương nhà tuyển dụng có thể trả cho bạn? 235
Bạn đọc thích bài này In bài viết
Khi vào đến các vòng cuối của quá trình tuyển dụng, bạn sẽ đối mặt với các câu hỏi về lương bổng. Đưa ra mức lương mong muốn quá cao thì có thể sẽ không được nhận vào làm, còn nếu đề nghị mức thấp thì bạn cảm thấy không xứng tầm với khả năng của mình. Vậy mức lương như thế nào là hợp lý?
“Biết người biết ta”
Trước buổi phỏng vấn, bạn nên tìm hiểu về thị trường lương thực tế. Có thể tìm hiểu từ bạn bè, người thân, từ network của mình để biết thêm khoảng lương cho vị trí bạn đang ứng tuyển. Tuy nhiên, hãy thực tế! Cùng một vị trí, chẳng hạn kế toán trưởng, nhưng công ty nước ngoài sẽ trả khác công ty trong nước, ngành hàng tiêu dùng nhanh sẽ khác ngành dịch vụ, công ty tại Tp. Hồ Chí Minh hay Hà Nội sẽ có mức lương khác với các công ty tại khu công nghiệp.
Mục tiêu nghề nghiệp cũng là một yếu tố cần cân nhắc khi xác định mức lương mong muốn. Lương đóng vai trò như thế nào trong công việc mới mà bạn mong muốn?
Bạn tìm việc vì muốn thử thách bản thân mình? Hay vì bạn muốn tăng thu nhập lên 30% - 50%?
Những thông tin này sẽ giúp bạn tự tin hơn, cảm thấy thoải mái hơn trước khi bước vào buổi phỏng vấn. Tôn Tử đã từng nói "biết người biết ta, trăm trận trăm thắng."
Trả lời bằng câu hỏi
Khi được hỏi “Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?”, nguyên tắc đầu tiên là bạn không nên trả lời ngay câu hỏi trên. Có nhiều yếu tố cũng quan trọng không kém so với lương và cần được cân nhắc. Đó chính là môi trường làm việc, chính sách phúc lợi, phụ cấp, cơ hội học hỏi, thăng tiến.
Những thông tin này giúp bạn có cái nhìn bao quát về mức lương bạn mong muốn và là những yêu tố bạn cần cân nhắc thiệt hơn khi thương lượng lương với NTD. Những câu hỏi bạn có thể hỏi như:
- Cơ hội để bạn học hỏi, phát triển và thăng tiến?
- Trách nhiệm công việc (kể cả khoản ngân sách bạn sẽ phải quản lý hoặc doanh số bạn phải chịu)?
- Số lượng nhân viên bạn sẽ quản lý (nếu có)? - Những chương trình phúc lợi cho nhân viên?
Ngoài ra, khi đặt những câu hỏi này, bạn đã thể hiện sự nghiêm túc và quan tâm của bạn đối với cơ hội được làm việc với công ty. Điều đó sẽ ghi thêm điểm cho bạn. Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những ai thật sự quan tâm đến công việc, họ sẽ chia sẻ thêm những thông tin hữu ích giúp bạn có thể đưa ra một mức lương phù hợp.
Hãy để nhà tuyển dụng thay bạn trả lời
Nếu bạn thật sự chưa thể nghĩ ra một con số cụ thể về mức lương mong muốn, bạn cũng có thể áp dụng thuật "đi vòng". Nghĩa là bạn nên chuyển buổi nói chuyện theo một hướng khác rồi khéo léo quay trở lại vấn đề NTD đang hỏi. Hãy biến câu trả lời thành một cơ hội để giới thiệu thêm về định hướng của bạn cho nhà tuyển dụng. Một