Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu 64225_6325 (Trang 26 - 34)

II. Tình hình quản lý chất lượng và chất lượng sản phẩm của các doanh

2. Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm

a.phương hướng đổi mới quản trị chất lượng.

- Đổi mới quản trị chất lượng là quản trị sản xuất kinh doanh có chất lượng. Quản trị chất lượng là một bộ phận hợp thành quan trọng của quản trị sản xuất kinh doanh. Nó phải phục vụ cho mục tiêu chung của quản trị sản xuất kinh doanh và phù

hợp, đồng bộ với các hoạt động quản trị khác của doanh nghiệp như quản trị công nghệ, quản trị marketing, quản trị nhân lực, quản trị tài chính...

- Đổi mới quản trị chất lượng trong các DNNN theo hướng thúc đẩy tiến trình hội nhập của các DNNN Việt Nam vào thị trường thế giới và khu vực. Để hội nhập, cơ chế và phương pháp quản trị chất lượng của các DNNN Việt Nam phải đảm bảo sự tương đồng quốc tế. Lựa chọn áp dụng hệ thống QTCL, ISO 9000 hoặc TQM, HACCP cũng như các hệ thống quản trị chất lượng khác phù hợp với đặc điểm và điều kiện của doanh nghiệp là hướng phấn đấu của các DNNN để hội nhập.

- Đổi mới QTCL phải hướng đến tạo sản phẩm có chất lượng đáp ứng yêu cầu thị trường và với chi phí thấp nhất nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

- Đa dạng hoá các mức chất lượng phù hợp với giá cả và thu nhập của từng đối tượng khách hàng.ss

b. Các giải pháp chủ yếu để đổi mới quản trị chất lượng.

* Một là, nâng cao nhận thức về quản trị chất lượng, đẩy mạnh công tác đào tạo về chất lượng và quản trị chất lượng cho toàn thể cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp.

Về nhận thức đối với quản trị chất lượng, trên thực tế đang tồn tại 3 nhóm doanh nghiệp khác nhau.

Nhóm thứ nhất, có số lượng ít gồm các giám đốc khá am hiểu kiến thức về quản trị chất lượng, nhận thức rõ tầm quan trọng của chất lượng và có quyết tâm thay đổi hệ thống quản trị chất lượng của doanh nghiệp, tạo phong cách làm việc mới, đưa chiến lược chất lượng sản phẩm vào phương hướng chiến lược và kế hoạch của doanh nghiệp, bảo đảm cơ chế và nguồn lực cho chiến lược và chính sách chất lượng được thực hiện trên thực tế. Nhóm thứ hai khá phổ biến gồm các giám đốc hiểu biết và quan tâm tới quản trị chất lượng chưa đầy đủ và thường giao khoán các nhiệm vụ quản trị chất lượng của doanh nghiệp cho bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm. Nhóm thứ ba tương đối ít gồm các giám đốc nhận thức và tiếp thu kiến thức quản trị

lượng khoán trong toàn bộ vấn đề quản trị chất lượng cho bộ phận kiểm tra chất lượng.

Như vậy, nâng cao nhận thức về vai trò và nội dung quản trị chất lượng theo quan điểm hiện tại là điều cần làm tích cực và đồng đều với tất cả các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần đào tạo kiến thức và kỹ năng về chất lượng và quản trị chất lượng cho mọi thành viên của doanh nghiệp từ giám đốc đến từng công nhân. Nội dung và hình thức đào tạo phải thích hợp với từng đối tượng.

* Hai là, đổi mới công nghệ và nâng cao khả năng thiết kế chế tạo sản phẩm mới.

Đổi mới công nghệ phải là khâu đột phá, là giải pháp cơ bản, trung tâm có chiến lược tác động lâu dài đến chất lượng sản phẩm. Đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm đang sản xuất và sản phẩm mới, cũng như sản phẩm đa dạng hoá phải là mục tiêu của đổi mới công nghệ.

Hình thức và phương thức đổi mới công nghệ phải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. Trong điều kiện nguồn vốn còn hạn hẹp, cần kết hợp giữa đổi mới có trọng điểm ở những khâu, những bộ phận then chốt với đầu tư, đổi mới đồng bộ. Mỗi doanh nghiệp cần xác định những sản phẩm quan trọng, mũi nhọn trong từng giai đoạn để lựa chọn đầu tư đổi mới có trọng điểm, có nhiều cách đầu tư đổi mới công nghệ, có thể mua thiết bị công nghệ, cũng có thể đổi mới nhờ liên doanh với nước ngoài. Kết hợp giữa đổi mới tuần tự và nhảy vọt, giữa công nghệ hiện đại và công nghệ truyền thống được cải tiến để lựa chọn được công nghệ thích hợp nhằm sản xuất ra sản phẩm có chất lượng phù hợp với nhu cầu của thị trường trên cơ sở tiết kiệm chi phí .

Thiết kế sản phẩm mới là hoạt động sáng tạo để chuyển hoá các yêu cầu của khách hàng thành kiểu dáng, đặc điểm và thông số kỹ thuật của sản phẩm, đủ sức đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Đây là khâu yếu nhất trong quản trị chất lượng của DNNN Việt Nam vì các doanh nghiệp chưa coi trọng công tác điều tra nghiên cứu nhu cầu khách hàng, mặt khác khả năng, trình độ thiết kế của đội ngũ cán bộ thiết kế còn yếu và thắp lên sản phẩm đơn điệu, chủng loại nghèo làn, mẫu mã nặng về bắt

chước. Để nâng cao năng lực thiết kế sản phẩm mới, cần có sự kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa phòng kinh doanh và bộ phận Marketing với phòng kỹ thuật trong khâu thiết kế sản phẩm và phải nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác thiết kế, chế tạo sản phẩm mới.

* Ba là, áp dụng hệ thống quản trị chất lượng ISO 9000, TQM hoặc HACCP. Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng quản trị chất lượng, ISO 9000, TQM, HACCP là hệ thống quản trị chất lượng tiên tiến quán triệt được các quan điểm nội dung quản lý chất lượng hiện đại, được các doanh nghiệp ở hầu hết các nước phát triển và đang phát triển áp dụng. Mỗi hệ thống quản trị chất lượng trên đều có ưu điểm và điều kiện áp dụng riêng, tuỳ hoàn cảnh điều kiện của từng doanh nghiệp.

ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn về chất lượng được quy định nhằm giúp các doanh nghiệp phấn đấu liên tục, không ngừng đảm bảo và nâng cao chất lượng phục vụ tốt nhất cho khách hàng (bên trong và bên ngoài). Doanh nghiệp được công nhận đạt chứng nhận ISO 9000 coi như được cấp giấy thông hành đi vào thị trường thế giới. Do vậy, phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu đều phấn đấu để được cấp giấy chứng nhận đạt ISO 9000.

TQM là một phương pháp quản trị chất lượng có hiệu quả mà nội dung của TQM là các tổ chức quản lý của một tổ chức tập trung vào chất lượng thông qua động viên, thu hút toàn bộ mọi thành viên tham gia tích cực vào quản trị chất lượng ở mọi cấp, mọi khâu nhằm đạt được thành công lâu dài nhờ thoả mãn nhu cầu khách hàng và đem lại lợi ích cho mọi thành viên, cho tổ chức đó và cho xã hội. Nguyên tắc của TQM và qua chất lượng là nhận thức của khách hàng, lấy phòng ngừa làm chính với phương châm làm đúng ngay từ đầu, tập trung vào quản lý và cải tiến qui trình. Doanh nghiệp áp dụng TQM tuy không được tổ chức nào chứng nhận nhưng nó là việc làm cải tiến thường xuyên liên tục, đồng bộ nhằm làm cho chất lượng của doanh nghiệp tiến bộ không ngừng. Do đó bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng TQM.

* Bốn là, tăng cường công tác tiêu chuẩn hoá các doanh nghiệp Việt Nam đã qua tiêu chuẩn hoá là biện pháp quan trọng để đảm bảo và nâng cao chất lượng. Nhiều doanh nghiệp nhà nước đã xây dựng tiêu chuẩn cho doanh nghiệp của mình và phấn đấu đạt tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên công tác tiêu chuẩn hoá còn các tồn tại chủ yếu là chưa nhận thức đầy đủ về nội dung của tiêu chuẩn hoá, chủ yếu tiêu chuẩn hoá chỉ tập trung vào khâu sản xuất, rất ít doanh nghiệp quan tâm đến tiêu chuẩn hoá ở khâu hỗ trợ. Hệ thống chỉ tiêu, tiêu chuẩn được xây dựng chủ yếu được căn cứ vào tình hình thực tế hiện có của doanh nghiệp, chưa dựa vào nhu cầu khách hàng. Khi đánh giá chất lượng vẫn chủ yếu dựa vào thực hiện các tiêu chuẩn đề ra còn coi nhẹ sự đánh giá chất lượng từ nhận thức của khách hàng.

Vì vậy, để tăng cường công tác tiêu chuẩn hoá làm nền tảng cho quản lý chất lượng cần chú ý các biện pháp chú trọng xây dựng tiêu chuẩn doanh nghiệp đi đôi với tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn quốc tế; hoàn thiện, điều chỉnh tiêu chuẩn đã lạc hậu, không phù hợp; áp dụng chế độ thưởng đối với cá nhân và tập thể thuộc tiêu chuẩn chất lượng; xây dựng tiêu chuẩn cho các khâu hỗ trợ và dịch vụ sản xuất như: bao gói, dịch vụ sau bán hàng; phát triển công tác chứng nhận hợp chuẩn.

* Năm là, phát triển công tác tư vấn về quản lý chất lượng.

Phấn đấu theo hệ thống quản lý chất lượng TQM, ISO 9000, HACCP là vấn đề mới mẻ, hiện nhiều doanh nghiệp nhà nước vẫn còn lúng túng. Vì vậy, phát triển công tác tư vấn về quản trị chất lượng theo quan điểm và phương pháp hiện đại là cần thiết.

Trung tâm năng suất chất lượng và các trung tâm chất lượng khu vực (I, II, III) thuộc Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong thời gian qua đã có những hoạt động tích cực, đặc biệt là đã mở nhiều lớp đào tạo về quản lý chất lượng và tiến hành hoạt động tư vấn về quản lý chất lượng nhưng nhìn chung các tổ chức tư vấn về quản lý chất lượng và đội ngũ cán bộ làm tư vấn về quản lý chất lượng còn thiếu và yếu, chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu. Bên cạnh đó, một số tổ chức quốc tế cũng làm tư vấn về

quản lý chất lượng nhưng giá còn cao, nhiều doanh nghiệp chưa đủ tiền thuê. Do đó, cần có cơ chế và chính sách khuyến khích phát triển hệ thống tư vấn quản lý chất lượng và miễn giảm chi phí đối với hoạt động tư vấn quản lý chất lượng.

* Sáu là, tăng cường quản lý nhà nước với quản lý chất lượng.

Trong nền kinh tế thị trường, đảm bảo và nâng cao chất lượng là trách nhiệm của doanh nghiệp. Nhưng Nhà nước có vai trò kiểm tra, giám sát, khuyến khích, tạo điều kiện cho quản lý chất lượng của doanh nghiệp, cụ thể là:

- Định hướng chiến lược chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tăng cường hợp tác quốc tế với các tổ chức quản lý quốc tế và chất lượng, đẩy mạnh việc phổ biến tuyên truyền, quảng bá kiến thức về quản lý chất lượng, đầu tư cho các chương trình, đề tài nghiên cứu và quản lý chất lượng, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về chất lượng cho các trung tâm và các địa phương, hỗ trợ đào tạo về quản lý chất lượng cho các doanh nghiệp.

- Tổ chức quản lý và phát huy hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước về quản lý chất lượng đó là tổng cục và các chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

- Xây dựng tiêu chuẩn nhà nước, tiêu chuẩn ngành với một số sản phẩm quan trọng đối với an ninh quốc phòng, sản xuất và đời sống nhân dân.

- Kiểm tra, kiểm soát để đấu tranh và xử lý những trường hợp làm hàng giả, hàng kém chất lượng nhằm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.

- Đổi mới quản trị chất lượng là quản trị sản xuất kinh doanh có chất lượng. Quản trị chất lượng là một bộ phận hợp thành quan trọng của quản trị sản xuất kinh doanh. Nó phải phục vụ cho mục tiêu chung của quản trị sản xuất kinh doanh và phù hợp, đồng bộ với các hoạt động quản trị khác của doanh nghiệp như quản trị công nghệ, quản trị marketing, quản trị nhân lực, quản trị tài chính...

- Đổi mới quản trị chất lượng trong các DNNN theo hướng thúc đẩy tiến trình hội nhập của các DNNN Việt Nam vào thị trường thế giới và khu vực. Để hội nhập, cơ chế và phương pháp quản trị chất lượng của các DNNN Việt Nam phải đảm bảo

HACCP cũng như các hệ thống quản trị chất lượng khác phù hợp với đặc điểm và điều kiện của doanh nghiệp là hướng phấn đấu của các DNNN để hội nhập.

- Đổi mới QTCL phải hướng đến tạo sản phẩm có chất lượng đáp ứng yêu cầu thị trường và với chi phí thấp nhất nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

- Đa dạng hoá các mức chất lượng phù hợp với giá cả và thu nhập của từng đối tượng khách hàng.

Tài liệu tham khảo

1. Bải giảng của GS.Hoàng Mạnh Tuấn. 2. Bài giảng của TS. Trương Đoàn Thể. 3. Bài giảng của GV. Vũ Anh Trọng.

4. Tạp chí tiêu chuẩn chất lượng đo lường số 8(25) – 2001.

5. Hoàng Mạnh Tuấn. Đổi mới quản lý chất lượng sản phẩm trong thời kỳ đổi mới. NXB. Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội 1997

6. Hoàng Mạnh Tuấn. QCT- ngôi nhà chất lượng của chúng ta. Bản tin nội bộ Câu lạc bộ chất lượng, số 78, tháng 8-2000.

Mục lục

Lời nói đầu ... 1

Phần I: Chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp thời kỳ kế hoạch hoá tập trung ... 3

I. Quan niệm về chất lượng sản phẩm, nội dung, phương pháp quản lý chất lượng và thực trạng chất lượng sản phẩm thời kỳ bao cấp. ... 3

1. Quan niệm về chất lượng sản phẩm. ... 3

2. Nội dung phương pháp quản lý chất lượng trong thời kỳ bao cấp. ... 4

3. Thực trạng chất lượng sản phẩm thời kỳ bao cấp. ... 5

Phần II: Tình hình chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ đổi mới ... 6

I. Sự đổi mới và hoàn thiện lý thuyết quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp. ... 6

1. lý thuyết về chất lượng sản phẩm ... 7

2. Khái niệm, nhiệm vụ, chức năng của quản trị chất lượng ...14

II. Tình hình quản lý chất lượng và chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam từ 1986 đến nay. ...19

1. Tình hình quản lý chất lượng. ...19

2. Tình hình chất lượng sản phẩm. ...22

3. Đánh giá chung. ...24

Phần III:Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam ...26

1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. ...26

Một phần của tài liệu 64225_6325 (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)