Quảng cáo kết hợp PR hướng đến khách hàng

Một phần của tài liệu de_tai_quan_tri_marketing_285 (Trang 30 - 35)

- Dễ xác định phân khúc khách hàng mục tiêu: Mỗi cộng đồng trên Internet đều có nhóm đối tượng tham gia nhất định Việc khảo sát thông tin ngườ

3.2.4 Quảng cáo kết hợp PR hướng đến khách hàng

Không rầm rộ như quảng cáo, PR mang lại cho khách hàng về sự thân thiện. Hoạt động quảng cáo chỉ thiên về giới thiệu, đưa thông tin về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thông qua các phương tiện truyền thông.Còn hoạt động PR thiên về các hoạt động tài trợ, giúp đỡ cộng đồng, các hoạt động từ thiện… nhằm xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp ngày càng tốt đẹp trong mắt cộng đồng và khách hàng.

Nếu nhìn vào hai hoạt động trên một cách đơn giản thì hoạt động quảng cáo mang tính hiệu quả hơn vì nó mang lại cho khách hàng thông tin về sản phẩm giúp khách phân biệt với những sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh và kích thích nhu cầu của khách hàng, dẫn đến hành động mua và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp từ khách hàng. Nhưng nếu đi sâu hơn vào vấn đề, ta sẽ thấy được lợi thế từ hoạt động PR là rất lớn. Khách hàng của doanh nghiệp ở trong cộng đồng, vì thế các hoạt động vì lợi ích cộng đồng cũng là vì lợi ích của khách hàng. Trong khi người tiêu dùng đã quá ngán ngẩm quảng cáo thì theo thời gian PR ngày càng khẳng định được vị trí của mình. Tuy nhiên, ta không thể phủ nhận vai trò của quảng cáo mà cần nhìn nhận cả PR và quảng cáo vẫn là hai hoạt động đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động chiêu thị của doanh nghiệp. PR chiếm được cảm tình nhưng chưa mang lại thông tin về sản phẩm, dịch vụ một cách chi tiết, cụ thể đến với khách hàng và quảng cáo làm được điều đó. Vì vậy trong thời kì hiện nay cần kết hợp PR và quảng cáo một cách linh hoạt nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Một chiến dịch quảng cáo sẽ mang tính thuyết phục, và tạo thiện cảm hơn cho người tiêu dùng nếu được sự hỗ trợ theo sau của những hoạt động PR tốt. Thay vì doanh nghiệp tiêu những số tiền khổng lồ để “dội bom quảng cáo” ngày này qua ngày khác thì họ nên quan tâm đầu tư

cho mảng quan hệ khách hàng vừa ít tốn kém và mà lại đạt hiệu quả xã hội cao nếu biết khai thác hợp lý. Khi mà một doanh nghiệp biết chăm sóc khách hàng tốt, quan tâm đến lợi ích xã hội thì việc quảng cáo của họ không cần quá nhiều nhưng vẫn được nhiều người biết đến và uy tín thương hiệu cũng tăng lên một cách tự nhiên. Để giải đáp câu hỏi làm thế nào nâng cao hoạt động quảng cáo trong hoàn cảnh hiện nay thì PR chính là một trong những câu trả lời có tính thuyết phục nhất. Honda đã thực hiện rất tốt cả hai phương tiện quảng cáo và PR với chiến dịch "Tôi yêu việt nam" với phương châm “An toàn - Môi trường –An toàn xã hội” bằng hình ảnh chiếc nón bảo hiểm trên các panno, áp phích trên các nẻo đường đến các chương trình giáo dục về an toàn giao thông trên truyền hình, các chương trình ca nhạc hoành tráng, công phu. Đó là cách Honda tự quảng cáo về chính hình ảnh thương hiệu bằng cách thể hiện sự quan tâm đến vấn đề cộng đồng cụ thể là an toàn giao thông đang được quan tâm ở Việt Nam hiện nay. Cách làm của Honda rất đáng cho các doanh nghiệp Việt Nam học tập. Ngày nay, khi cạnh tranh ngày một khắc nghiệt, thị hiếu người tiêu dùng đã nâng cao hơn, rõ ràng con đường tiếp thị thương hiệu không chỉ là phương pháp quảng cáo truyền thống mà các doanh nghiệp năng động cần phải biết sử dụng một hướng đi mới: Đó là quan hệ công chúng – PR.

Kết luận

Thực trạng quảng cáo ở nước ta hiện nay khá mâu thuẫn: vừa thừa mà cũng lại là vừa thiếu. Qúa thừa những quảng cáo có nội dung sáo rỗng, thậm chí phản cảm dẫn đến cảm giác bực bội cho người tiêu dùng. Trong khi quảng cáo phát liên tục với mật độ dày đặc khắc các phương tiện thông tin đại chúng, người tiêu dùng lại không tìm đâu ra những quảng cáo được đầu tư chuyên nghiệp, bài bản và quan trọng nhất là có độ tin cậy cao. Họ quay mặt với quảng cáo là điều hiển nhiên bởi họ là Thượng Đế và có quyền như vậy khi bị đối xử không chu đáo. Thực trạng này

đặt ra câu hỏi: Quảng cáo được gì khi người tiêu dùng đã ngán ngẩm?. Đây là lời cảnh báo cho doanh nghiệp, cho người làm quảng cáo về việc xem xét lại chính cách làm của mình về cách tiếp cận người tiêu dùng bằng quảng cáo. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự khác nhau trong suy nghĩ của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Bởi nói cho cùng, mục đích của doanh nghiệp quảng cáo là bán được nhiều sản phẩm, còn mục đích của người tiêu dùng xem quảng cáo là để biết đến những sản phẩm chất lượng. Nhưng đáng buồn thay, hiện nay hai mục đích này đang ngày càng xa rời nhau.

Để giải quyết mâu thuẫn “thừa mà thiếu” của quảng cáo và sử dụng nó như một công cụ marketing hiệu quả cho doanh nghiệp và đáng tin cậy đối với người tiêu dùng thì người làm quảng cáo phải biết hài hòa hai mục đích này với nhau. Quảng cáo, bản thân nó, là một ngành cần sự sáng tạo rất cao. Trong hoàn cảnh này, những cái đầu làm công việc quảng cáo phải biết sáng tạo hơn bao giờ hết để lấy lại niểm tin của người tiêu dùng. Sáng tạo từ cách đặt ra mục tiêu quảng cáo đúng đắn hợp lý, cách làm quảng cáo đúng lúc – đúng người – đúng chỗ, cách đánh giá hiệu quả quảng cáo đúng với tình hình đang diễn ra. Hơn thế nữa, quảng cáo còn cần phải được làm mới với cách tiếp cận hiện đại hơn, phù hợp hơn như quảng cáo trực tuyến hay kết hợp với PR trong quảng cáo.

Ta phải khẳng định rằng câu hỏi “Quảng cáo được gì khi người tiêu dùng quá ngán ngẩm ?” không nhằm phủ nhận vai trò của quảng cáo mà là sự báo động về ngành quảng cáo hiện nay. Trong lĩnh vực marketing hiện đại, quảng cáo là một công cụ rất truyền thống nhưng vô cùng cần thiết để quảng bá thương hiệu. Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn thương hiệu mình nổi tiếng đều phải dùng quảng cáo dù ít hay nhiều, dưới bất kỳ hình thức nào. Thậm chí, càng nổi tiếng lại càng phải quảng cáo nhiều: sau hơn một trăm năm ra đời và đã trở nên rất nổi tiếng thì CocaCoca cũng vẫn không ngừng quảng cáo khắp nơi về thương hiệu số 1 toàn cầu của mình. Ta cần nhấn mạnh rằng: quảng cáo sẽ không thoái vị như lời tựa cuốn sách của Al Ries “Quảng cáo thoái vị, Pr lên ngôi”. Khi mà nền kinh tế Việt Nam đang ngày

một phát triển, khi mà luật Quảng Cáo sắp được ban hành, hoạt động quảng cáo ở nước ta có một tương lai rất đáng lạc quan. Vấn đề là làm sao doanh nghiệp biết khai thác hết tiềm năng, lợi ích mà quảng cáo đem lại mà thôi. Lời kết cuối cùng của tiểu luận này là: Chắc chắn rằng người tiêu dùng sẽ không bao giờ quay mặt hay thờ ơ với những quảng cáo chất lượng của doanh nghiệp cho những sản phẩm chất lượng.

Hết

Tại sao quảng cáo lại thất bại?

http://www.marketingvietnam.net/content/view/157/15/

Quảng cáo trên truyền hình đã tốt hơn, nhưng vẫn còn lách luật http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/2010/8/233408

Làm thế nào để quảng cáo hiệu quả trên các phương tiện thông tin đại chúng http://www.doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Kinh-doanh-360/Kinh-

doanh/Lam_the_nao_chon_kenh_quang_cao/

Thị trường quảng cáo trực tuyến Việt Nam: Còn ở giai đoạn sơ khai

http://tintuc.xalo.vn/00502357374/thi_truong_quang_cao_truc_tuyen_viet_nam_con _o_giai_doan_so_khai.html

Tương lai thị trường quảng cáo châu Á

http://www.massogroup.com/cms/vi/kien-thuc/kinh-nghim-qun-tr-mainmenu- 290/6489-tng-lai-th-trng-qung-cao-chau-a.html

Quảng cáo ở Việt Nam: Làm sao để không nhàm và phản cảm?

http://www.doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Kinh-doanh-360/Marketing- 360/Quang_cao_o_Viet_Nam_Lam_sao_de_khong_nham_va_phan_cam/

Quảng cáo trực tuyến: Giải pháp thời khủng hoảng hay xu hướng tất yếu?

http://www.giaiphapso.info/marketing-online/quang-cao-truc-tuyen/

Lựa chọn kênh quảng cáo nào để tiếp cận hầu hết mọi đối tượng khách hàng? http://www.marketingchienluoc.com/index.php?

option=com_content&view=article&id=2916:la-chn-kenh-qung-cao-nao-tip-cn-hu- ht-mi-i-tng-khach-hang&catid=68:bai-vit-ca-thanh-vien&Itemid=131

Các thước đo độ hiệu quả của chiến dịch quảng cáo http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/2010/8/233408/

Một phần của tài liệu de_tai_quan_tri_marketing_285 (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w