Những thuận lợi và khó khăn trong việc thành lập và phát triển Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam

Một phần của tài liệu quỹ đầu tư chứng khoan (Trang 30 - 38)

Kể từ khi các Quỹ đầu tư hoạt động tại Việt Nam vào đầu những năm 90, đến nay đã được hơn chục năm nhưng kết quả mà các quỹ thu được lại không như mong đợi ban đầu. Thậm chí, ngay cả những Quỹ đầu tư nước ngoài có thế mạnh về vốn và kinh nghiệm quản lý cũng chỉ gặp lỗ hay may mắn hơn thì hoà vốn. Một tín hiệu đáng mừng cho thị trường chứng khoán Việt Nam là sự xuất hiện của công ty quản lý quỹ VietFund. Điều đó chứng

tỏ môi trường đầu tư đã được cải thiện, cơ hội đầu tư không ít. Tuy nhiên, bên cạnh đó những thách thức đối với các Quỹ đầu tư vẫn còn nhiều.

a, Những khó khăn trong việc hình thành và phát triển Quỹ đầu tư chứng

khoán ở Việt Nam

Thách thức lớn nhất đối với các Quỹ đầu tư là tính minh bạch. Bởi vì đa số các công ty không đáp ứng được các yêu cầu về sự minh bạch, mà lại giấu ngiếm về tình hình tài chính của họ. Công khai thông tin là một trong những nguyên tắc cơ bản quan trọng trong đầu tư. Việc công bố kịp thời, chính xác, đầy đủ và trung thực các thông tin sẽ giúp cho nhà đầu tư có được nguồn dữ liệu tin cậy phục vụ cho việc phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của các công ty để đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn, hạn chế rủi ro, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ngoài những hạn chế về tính minh bạch thì các công ty tham gia hoặc chuẩn bị tham gia thị trường hiện nay hầu hết có quy mô nhỏ, cơ cấu điều hành chưa chặt chẽ, và thường không được định giá chính xác.

Một vấn đề khác gây trở ngại cho các quỹ khi đầu tư vào các công ty tư nhân là các công ty này thường có quy mô nhỏ vì khu vực doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam còn mới. Nhiều nước Đông Nam Á khác có các công ty tư nhân thành lập từ rất lâu, còn tại Việt Nam doanh nghiệp tư nhân chỉ mới có từ thập niên 90 nên ngay cả các công ty lớn thì cũng vẫn nhỏ khi so với tiêu chuẩn khu vực.

Hiện tại, luật pháp không cho các doanh nghiệp Việt Nam được ra thị trường chứng khoán nước ngoài. Những ràng buộc như thế khiến cho các Quỹ đầu tư không dám thực thi hết những chức năng của nó. Chính vì vậy, thị trường huy động vốn của Việt Nam còn nhiều điều phải làm để chinh phục lòng tin của nhà đầu tư.

Thị trường chứng khoán hiện tại quy mô còn nhỏ, hàng hoá chứng khoán còn ít. Khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán qua các phiên giao dịch còn thấp, hàng hoá chưa thật phong phú. Thị trường còn trong tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu. Với tình trạng như vậy, nếu Quỹ đầu tư ra đời thì hoạt động sẽ gặp nhiều khó khăn, bởi lẽ một trong những mục đích chủ yếu của Quỹ đầu tư là thực hiện đa dạng hoá đầu tư. Nếu như các loại chứng khoán còn ít thì khó có thể thực hiện việc lựa chọn chứng khoán để thành lập danh mục đầu tư có hiệu quả. Mặt khác, những diễn biến bất thường của chỉ số chứng khoán Việt Nam như khi thì tăng đến chóng mặt lúc lại sụt giảm liên tục và thường diễn ra trong một thời gian dài đối với đồng loạt các cổ phiếu gây ra những làn sóng tâm lý phức tạp trong người đầu tư, làm ảnh hưởng tới hoạt động của quỹ.

Môi trường pháp lý của Việt Nam chưa rõ ràng, đặc biệt là đối với các Quỹ đầu tư nước ngoài dẫn đến quá trình đầu tư vào các doanh nghiệp gặp khó khăn. Thủ tục xin phép đầu tư vào chứng khoán còn phức tạp và mất nhiều thời gian. Thông thường để tham gia mua cổ phần, phải mất từ 3 – 6 tháng để thẩm định dự án, nhưng cần 6 –12 tháng để nhận được giấy phép. Do số công ty cổ phần và công ty cổ phần hoá chưa nhiều cho nên phạm vi đầu tư hạn chế. Mặt khác, số công ty được niêm yết còn ít chỉ có 21 công ty nên các quỹ gặp nhiều khó khăn trong việc tháo lui vốn, khi chuyển nhượng bị giảm giá trị. Cơ sở pháp lý cho việc hình thành và phát triển của Quỹ đầu tư chứng khoán chưa hoàn chỉnh. Quy chế về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ đã được ban hành, đã tạo ra khung pháp lý cơ bản cho sự ra đời của Quỹ đầu tư. Tuy nhiên để cho Quỹ đầu tư hình thành và phát triển lành mạnh, vững chắc thì còn nhiều vấn đề cần phải cụ thể hoá, bổ sung và hoàn thiện. Vẫn còn tồn tại những rào cản đối với Quỹ đầu tư chứng khoán trong các văn bản pháp quy hiện hành điều chỉnh

hoạt động của Quỹ đầu tư cụ thể như Quyết định 05/UBCKNN, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Bộ luật Dân sự…

Hiện nay, chúng ta đang thiếu đội ngũ các nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp. Đây là một khó khăn rất lớn trong việc hình thành và phát triển Quỹ đầu tư chứng khoán. Sự thành công hay thất bại của một Quỹ đầu tư phụ thuộc rất lớn vào trình độ điều hành của các nhà quản lý chuyên nghiệp. Tại Việt Nam hiện nay chưa có đội ngũ các nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp được đào tạo một cách cơ bản. Sự hiểu biết về Quỹ đầu tư của công chúng còn nhiều hạn chế. Cho đến nay, sự hiểu biết về thị trường chứng khoán nói chung đối với công chúng còn nhiều hạn chế và hơn nữa đối với Quỹ đầu tư thì càng hạn chế hơn. Một khi công chúng chưa hiểu rõ cơ chế hoạt động và lợi ích của quỹ thì việc lôi cuốn, thu hút họ tham gia vào quỹ là vấn đề hết sức khó khăn.

Ngoài ra, còn có các khó khăn khác đối với các Quỹ đầu tư như rủi ro tỷ giá, các hạn chế trong việc đầu tư vào các công ty niêm yết đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tất cả các quỹ đều dựa trên cơ sở đồng đô la Mỹ và được huy động từ các nhà đầu tư quốc tế. Ngay cả khi các công ty đầu tư hoạt động tốt ở trong nước thì phần lớn thu nhập có thể bị triệt tiêu bởi sự mất giá của đồng Việt Nam so với đồng đô la Mỹ. Rủi ro tỷ giá hối đoái có thể được bù đắp một phần nào bằng cách đầu tư vào các công ty có tỷ trọng thu nhập bằng đồng đô la Mỹ cao.

b, Những thuận lợi trong việc hình thành và phát triển Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam

Nền kinh tế tăng trưởng ổn định, thu nhập của dân cư ngày càng tăng. Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây phát triển ổn định với nhịp độ tăng trưởng tương đối cao.Theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2001- 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 7,5%. Mặt khác, lạm phát ở

mức thấp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, đời sống của dân cư ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người của các tầng lớp dân cư có xu hướng tăng dần. Những yếu tố trên là tiền đề quan trọng cho việc hình thành và phát triển của các Quỹ đầu tư vì một trong những quy luật phát triển của quỹ là trong những thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng cao thì quỹ cũng phát triển mạnh.

Thị trường Việt Nam vẫn còn là một thị trường đầy tiềm năng với sự ổn định chính trị và sự tăng trưởng GDP đều đặn mặc dù gặp khủng hoảng tài chính khu vực. Việt Nam còn cung cấp một lực lượng lao động lớn và giá lao động có tính cạnh tranh trong khu vực. Lao động Việt Nam cần cù, ham học ỏi và cầu tiến. Sau gần 15 năm xuất hiện của đầu tư nước ngoài đã giúp đào tạo hàng trăm nghìn người quản lý và công nhân ở nhiều kỹ năng khác nhau.

Sau khi ký kết Hiệp định thương mại Việt Mỹ, đầu tư nước ngoài ở Việt Namsẽ tăng, cổ phiếu và các tài sản của các công ty ở Việt Nam sẽ có khả năng thuhút các nhà đầu tư tài chính. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt độngcủa các Quỹ đầu tư.

Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách ủng hộ Quỹ đầu tư chứngkhoán. Các bộ, ngành đã phối hợp để ban hành quy chế hoạt động cho sự hoạt động của các quỹ, đặc biệt là các cải cách pháp luật, chính sách ưu đãi đầu tư.

Bên cạnh đó, chính phủ đang có nhiều chính sách để thu hút nguồn vốn từ tất cả các thành phần kinh tế cũng như các chính sách nhằm tự do hoá khả năng làm ăn và đầu tư đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điều đó tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài được phép tham gia góp vốn vào nhiều lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế chứ không bị hạn chế như trước đây.

Từ ngày 20/07/2000, Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức được khai trương và đến nay đã hoạt động được hơn ba năm. Về cơ bản, bước đầu đã thu hút được sự quan tâm của các tầng lớp dân cư đến việc thực hiện đầu tư chứng khoán. Đồng thời, sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam đã giúp cho Quỹ đẩy mạnh đầu tư vào các công ty cổ phần và giúp các doanh nghiệp này được niêm yết và giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán, qua đó giúp các quỹ dễ dàng tháo lui vốn thông qua chuyển nhượng trên thị trường chứng khoán.

Hàng hoá chứng khoán có xu hướng ngày càng phong phú. Công tác cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đang được tiếp tục đẩy mạnh.

Với việc thực hiện Luật doanh nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy sự ra đời của nhiều công ty cổ phần mới. Chính phủ thường xuyên phát ành trái phiếu để huy động vốn cho việc phát triển kinh tế xã hội. Các ngân àng thương mại đã và đang phát hành trái phiếu huy động vốn cho hoạt độngkinh doanh cũng là những yếu tố góp phần làm phong phú thêm hàng hoá cho thị trường chứng khoán Việt Nam.

Với những điều kiện trên cho thấy, trong những năm sắp tới hàng hoá chứng khoán sẽ đa dạng về chủng loại và sẽ tăng thêm nhiều về số lượng, góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển của Quỹ đầu tư chứng khoán. Với sự thành công của đường lối đổi mới kinh tế, ngay từ những năm đầu của thập kỷ 90, Việt Nam đã là nơi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và được coi là thị trường mới nổi đầy tiềm năng. Do vậy, một số Quỹ đầu tư Việt Nam của nước ngoài đã sớm được thành lập và có mặt hoạt động tại Việt Nam. Điều đó đã góp phần tạo ra một yếu tố thúc đẩy sự ra đời các Quỹ đầu tư trong nước của Việt Nam.

Từ thực tiễn mang lại và những yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế thị trường thì chúng tôi có đưa ra một số kiến nghị trong việc phát triển quỹ đầu tư ở Việt Nam như sau:

- Chiến lược phát triển thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng cần được chính phủ phê duyệt. Trong đó xác định rõ vai trò quan trọng của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, đồng thời xác định văn bản pháp lý thống nhất cao nhất đó là luật chứng khoán.

- Mở cửa hơn nữa thị trường chứng khoán đầu tư cho các nhà đầu tư có tổ chức, đặc biệt khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, các quỹ đầu tư trong nước tham gia. Đặc biệt là cần đơn giản hoá về thủ tục và nâng cao tỷ lệ được phép tham gia của nước ngoài.

- Nâng cao ưu đãi cho các tổ chức tham gia thị trường, loại bỏ thuế chênh lệch lãi vốn cho các tổ chức giao dịch chứng khoán.

- Nghiên cứu và đề xuất biện pháp niêm yết bắt buộc đối với các công ty cổ phần hoá có vốn.

- Nhà nước cũng nên vận dụng kinh nghiệm của các nước để đẩy nhanh tốc độ phát triển của thị trường chứng khoán, góp phần vào huy động vốn dài hạn, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá, sớm hoà nhập vào tiến trình phát triển ngang bằng với các nước trong.

C. KẾT LUẬN

Không giống như hoạt động tiết kiệm hay đầu tư vào thị trường chứng

khoán, xét về mặt thuận tiện, độ tin cậy và sự hấp dẫn, nhất là để thu hút những nguồn tiết kiệm nhỏ, ta thấy khó có một hình thức đầu tư nào có thể thay thế tốt hơn các Quỹ đầu tư chứng khoán. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, các cơ sở pháp lý ban đầu của việc thiết lập thị trường chứng khoán tại

Việt Nam đã sớm đưa loại tổ chức này vào các quy định cơ cấu. Theo chiến lược phát triển thị trường chứng khoán do Thủ tướng Chính phủ thông qua, tổng vốn hoá thị trường sẽ đạt 15% GDP vào năm 2010. Để đạt được mục tiêu trên, vai trò của Quỹ đầu tư chứng khoán được nhấn mạnh là một kênh huy động và đầu tư vốn hiệu quả, chuyên nghiệp, mang tính ổn định lâu dài nhằm thúc đẩy sự tham gia của các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức vào thị trường chứng khoán.

Chính vì vậy, Quỹ đầu tư và Công ty quản lý quỹ cần được pháp luật

điều chỉnh một cách chặt chẽ và hiệu quả để có thể phát huy được hết tính ưu việt của mình. Thế nhưng, tại Việt Nam, ngành Quỹ đầu tư chứng khoán nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung là một lĩnh vực hết sức mới mẻ nên chúng ta gặp phải rất nhiều bất cập khi xây dựng khung pháp lý. Sớm vượt qua thử thách này, trong tương lai không xa, chúng ta mới có thể hình thành một hệ thống Quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam hoạt động một cách hiệu quả và chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu quỹ đầu tư chứng khoan (Trang 30 - 38)