0
Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Thẩm định dự án đầu tư:

Một phần của tài liệu THAM DINH DU AN DAU TU TAI AGRIBANK CHI NHANH DONG DA (Trang 32 -38 )

Sau khi đã thẩm định hồ sơ vay vốn và khách hàng vay vốn, các cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định dự án đầu tư với những khía cạnh sau:

-Thẩm định về phương diện thị trường. -Thẩm định về phương diện kỹ thuật. -Thẩm định về phương diện tài chính.

-Thẩm định về phương diện tổ chức quản lý, vận hành công trình. - Thẩm định hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội.

-Thẩm định về phương diện rủi ro của dự án.

xin vay, cơ quan tài trợ vốn, tính chất của tài sản đảm bảo, cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định một cách toàn diện chi tiết hay chỉ thẩm định khái quát những vấn đề đủ để kết luận dự án có khả thi không và ngân hàng có nên tài trợ cho dự án hay không.

1.2.4.3.1. T h ẩ m địn h ph ươ n g d iện t h ị t r ườ n g c ủ a d ự án:

Trong nội dung này cán bộ thẩm định chủ yếu sử dụng phương pháp dự báo

cung cầu sản phẩm, so sánh đối chiếu các sản phẩm của dự án tương tự để tiến hành phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án trong thời gian dự án đi vào hoạt động. Tuỳ thuộc vào lượng thông tin và mức độ chính xác của thông tin thu thập được, cán bộ thẩm định tiến hành đánh giá về thị trường của sản phẩm trên những khía cạnh sau:

* Phân tích nhu cầu của thị trường hiện tại và tương lai về sản phẩm mà dự án cung cấp:

- Thị trường trong nước, cán bộ thẩm định cần thu thập những thông tin sau: +Thói quen, tập quán tiêu dung của người dân địa phương, tình hình phát triển kinh tế cũng như mức thu nhập bình quân đầu người của người dân từng vùng tiêu thụ và tốc độ gia tăng dân số hàng năm.

+Hiện đã có những nhu cầu về sản phẩm mà dự án định sản xuất hay chưa, quy mô lớn hay nhỏ.

+Nhu cầu về sản phẩm này đã được thỏa mãn bằng cách nào? Ai là người đáp ứng nhu cầu này trong đó có bao nhiêu phần trăm nhu cầu được đáp ứng nhờ sản phẩm nội địa và bao nhiêu cho nhập khẩu.

+Sản phẩm của dự án đang nằm trong giai đoạn nào trong chu kỳ sống của sản phẩm.

+Nhu cầu về sản phẩm có thay đổi theo mùa không? Dự kiến trong những năm tới khi dự án đi vào hoạt động, nhu cầu này sẽ thay đổi như thế nào?

+ Sản phẩm thay thế của dự án là những loại sản phẩm gì, tình hình sản xuất và tiêu thụ chúng trên thị trường ra sao, khả năng bị thay thế là bao nhiêu?

+Để xác định mức tiêu thụ trong một thời gian nhất định (năm/ quý) ngân hàng thường sử dụng công thức sau: Tổng mức tiêu thụ đầu kỳ = tổng lượng tồn kho + tổng sản phẩm sản xuất trong kỳ + tổng lượng nhập khẩu –tổng lượng xuất khẩu – tổng lượng tồn kho cuối kỳ.

Để tính được công thức trên, cán bộ thẩm định thu thập các thông tin về tổng sản phẩm sản xuất trong nước tính theo công suất thực tế các nhà máy hiện đang hoạt động, tổng lượng nhập khẩu, tổng lượng xuất khẩu, lượng tồn kho từng kỳ hoặc hàng năm. Các thông tin này có thể được cung cấp từ Bộ thương mại, tổng cục thống kê, các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan chuyên ngành của địa phương hay các đầu mối kinh doanh lớn…

- Thị trường nước ngoài: căn cứ vào các hợp đồng bao tiêu sản phẩm, hợp đồng mua bán hàng hoá…

* Phân tích tình hình cung sản phẩm trong hiện tại và tương lai:

- Nguồn cung cấp trong nước :

+Hiện có bao nhiêu cơ sở đã và đang sản xuất loại sản phẩm của dự án với công suất và sản lượng thực tế là bao nhiêu?

+Khả năng mở rộng sản xuất của các cơ sở hiện có và các cơ sở khác có thể có trong tương lai.

+Các nhà máy đang và sẽ được đầu tư mới.

+Các dự án sản xuất sản phẩm cùng loại/sản phẩm thay thế đang và sẽ được triển khai.

- Nguồn nhập khẩu: Dự kiến mức nhập khẩu hàng năm (căn cứ vào tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm).

* Phân tích thị trường mục tiêu của dự án và khả năng cạnh tranh của sản phẩm:

Trên cơ sở đánh giá về tình hình cung cầu sản phẩm của dự án, cán bộ thẩm định đi vào xem xét về thị trường mục tiêu của sản phẩm, dịch vụ đầu tư của dự án thay thế hàng nhập khẩu, xuất khẩu hay chiếm lĩnh thị trường nội địa các nhà sản xuất khác. Cụ thể, cán bộ thẩm định xem xét những vấn đề sau:

-Với thị trường nội địa:

+So sánh sản phẩm của dự án với các sản phẩm được sản xuất trong nước và các sản phẩm nhập khẩu về hình thức, mẫu mã, kết cấu, chất lượng, giá cả.

+Thẩm định tính phù hợp của sản phẩm với thị hiếu người tiêu dung và xu hướng tiêu dung hiện nay.

phẩm đến tay người tiêu dùng. Chi phí cho công tác tiếp thị quảng cáo của doanh nghiệp là bao nhiêu? Dự án có những biện pháp gì nhằm đối phó với nạn hàng giả hàng nhái?

+Thẩm định tính phù hợp của phương thức tiêu thụ sản phẩm, mạng lưới phân phối với đặc điểm của thị trường. (Mạng lưới tiêu thụ cần được đánh giá kỹ lưỡng nếu như sản phẩm của dự án là hàng tiêu dùng).

- Với thị trường ngoài nước:

+ Thẩm định sản phẩm của dự án sao cho đáp ứng được những cơ chế, chính sách, quy định của nhà nước đối với các sản phẩm xuất khẩu về quy cách, phẩm chất, bao bì, mẫu mã, vệ sịnh môi trường.

+Sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã xâm nhập được vào thị trường dự kiến hay chưa, kết quả như thế nào? Sản phẩm mà dự án sản xuất ra có những ưu thế gì và liệu có cạnh tranh nổi ở thị trường nước ngoài về giá cả, chất lượng phẩm chất, mẫu mã hay không?

+Dự án đã có sẵn những khế ước tiêu thụ sản phẩm hay chưa? Nếu có thì thời hạn là bao nhiêu? Số lượng, giá cả như thế nào?

+Khả năng mở rộng thị trường ra nước ngoài như thế nào? cần đặc biệt chú ý tới những thay đổi trong chính sách thương mại quốc tế có thể tạo môi trường thuận lợi hay hạn chế việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án (như lộ trình cắt giảm thuế trong khu vực mậu dịch tự do AFTA, hiệp định thương mại Việt Mỹ, những hiệp ước song phương hay các thoả ước quốc tế khác, những quy định của Việt Nam về hạn ngạch xuất khẩu…).

Nội dung của việc thẩm định này đóng vai trò quyết định đến tính hiệu quả của dự án đầu tư, chỉ khi đảm bảo khả thi về mục tiêu dự án mới thẩm định tiếp các nội dung thẩm định khác.

1.2.4.3.2. Thẩm định về p hươn g d iện kỹ th u ậ t:

Trong nội dung này, cán bộ thẩm định chủ yếu sử dụng phương pháp thẩm

định theo trình tự, phương pháp so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn quy định để

xem xét tính phù hợp, hợp lý về mặt kỹ thuật của dự án. Dựa vào đó mà các cán bộ sẽ thẩm định theo những nội dung sau:

- Thẩm định công nghệ, dây truyền, thiết bị:

nào so với thế giới.

+ Sự phù hợp của công nghệ với Việt Nam.

+ Tính hợp lý trong phương thức chuyển giao công nghệ, khả năng nắm bắt và vận hành công nghệ của chủ đầu tư.

+ Đánh giá về công suất, danh mục, số lượng, chủng loại của máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây truyền sản xuất.

+ Thẩm định sự hợp lý của giá cả máy móc thiết bị và phương thức thanh toán.

+ Thẩm định uy tín, năng lực của các nhà cung cấp thiết bị.

+ Thẩm định sự phù hợp về thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị với tiến độ thực hiện dự án.

- Thẩm định các phương án đảm bảo yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất: +Nguyên vật liệu đầu vào cho sản phẩm của dự án là những loại nào, có thuộc loại dễ kiếm hay dễ thay thế không. Có những nhà cung cấp đầu vào nào? có nhiều nhà cung cấp đồng thời hay chỉ có một nhà độc quyền cung cấp duy nhất?

+Các chính sách của doanh nghiệp trong việc khai thác, thu mua hay nhập khẩu nguyên vật liệu như thế nào?

+Nguồn cung cấp có gần nơi sản xuất không và phương thức vận chuyển dự kiến ra sao? Chi phí vận chuyển chiếm tỷ lệ là bao nhiêu trong giá thành sản phẩm.

+Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào, tỷ giá trong trường hợp phải nhập khẩu.

- Thẩm định các phương án thi công, xây dựng công trình:

+ Đánh giá sự hợp lý về quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc so với quy hoạch chung của địa phương nơi có công trình xây dựng.

+ Đánh giá năng lực, uy tín của các nhà thầu tham gia thi công các hạng mục công trình.

+ Đánh giá việc bố trí cơ sở hạ tầng như: Điện, nước, giao thông…

1.2.4.3.3 . T h ẩ m đị nh về p hươn g d iện tài chính:

Trong nội dung này, các cán bộ thẩm định chủ yếu sử dụng phương pháp

diện tài chính được coi là phần nội dung thẩm định bắt buộc đối với các cán bộ thẩm định và phải tiến hành kỹ lưỡng đối với bất kì dự án vay vốn nào. Các cán bộ sẽ thẩm định theo những nội dung sau:

* Thẩm định tổng mức vốn đầu tư:

Các cán bộ sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy để thẩm định nội dung này. Việc thẩm định tổng mức vốn đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện, mức đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu, ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án

Tổng vốn đầu tư của dự án bao gồm vốn cố định và vốn lưu động ban đầu cho sản xuất (tính cho chu kỳ sản xuất kinh doanh đầu tiên). Trong phần này cán bộ thẩm định cần xem xét các yếu tố tác động làm tăng chi phí như trượt giá, lạm phát, các khoản mục có thể phát sinh thêm về khối lượng dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ… Trên cơ sở tham khảo những dự án tương tự và những kinh nghiệm đã được ngân hàng đúc kết ở giai đoạn thẩm định dự án sau đầu tư ( về suất vốn đầu tư, về phương án công nghệ, về các hạng mục thực sự cần thiết và không cần thiết ở giai đoạn thực hiện đầu tư…), nếu cán bộ thẩm định thấy có sự khác biệt quấ lớn ở từng nội dung thì cần tiến hành tập trung phân tích, tìm hiều nguyên nhân và đưa ra nhận xét. Từ đó đưa ra cơ cấu vốn hợp lý mà vẫn đảm bảo mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án để xác định mức tối đa mà ngân hàng nên tham gia tài trợ cho dự án. Ngoài ra cán bộ thẩm định cũng cần xem xét sự hợp lý về cơ cấu giữa vốn cố định và vốn lưu động. sự hợp lý này rất cần thiết vì dự án đi vào hoạt động cần đảm bảo vốn lưu động nếu không thì vốn cố định đã đầu tư vào nhà xưởng sẽ không phát huy được tác dụng. Tỷ lệ này tùy thuộc vào từng nganh nghề. Ngân hàng sẽ căn cứ vào tốc độ lưu chuyển vốn lưu động của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và khả năng tự chủ về vốn lưu động của chủ đầu tư mà xác định nhu cầu và chi phí cho từng giai đoạn.

* Nguồn tài trợ và cơ cấu nguồn vốn:

Trên cơ sở dự kiến tổng vốn đầu tư, cán bộ thẩm định sử dụng phương

pháp thẩm định theo trình tự để đánh giá khả năng tham gia của mỗi nguồn cả về

quy mô và tiến độ. Một dự án có thể được tài trợ từ rất nhiều nguồn: Nguồn vốn tự có, vốn do ngân sách cấp, vốn vay tín dụng, vốn tự huy động. Cán bộ thẩm định cần xem xét tỷ trọng đóng góp của từng nguồn, khả năng tham gia nguồn vốn sở hữu trong tổng nguồn vốn. Đối với mỗi nguồn vốn, cán bộ thẩm định đánh giá các mặt

sau:

- Cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn đảm bảo tính chân thực của nguồn vốn: Dự án thường được tài trợ bởi nhiều nguồn khác nhau. Nếu là nguồn ngân sách cấp hay nguồn vốn vay thì cần có cam kết bằng biên bản sau khi các cơ quan này đã ký vào hồ sơ thẩm định dự án. Nếu là vốn góp cổ phần, vốn liên doanh cần có cam kết góp vốn về mặt số lượng và tiến độ của các cổ đông hay các bên liên doanh. Nếu là vốn tự có phải có xác minh cụ thể.

- Tiến độ của mỗi nguồn vốn nhằm đảm bảo cho dự án được thực hiện và đi vào vân hành đúng như dự kiến.

* Thẩm định doanh thu, chi phí, tỷ suất r của dự án:

Các cán bộ thẩm định sử dụng nhiều phương pháp cho nội dung này: phương

pháp phân tích độ nhạy, dự báo, so sánh đối chiếu. Đây là nội dung quan trọng mà

chủ đầu tư và cả Chi nhánh đều quan tâm vì nó là nhân tố phản ánh được dự án lỗ hay lãi. Việc xác định chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận phải tính riêng cho từng năm hoạt động của cả đời dự án.

- Việc xác định chi phí sản xuất hàng năm gồm: Chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng các bán thành phẩm và dịch vụ mua ngoài, chi tiền nước cho sản xuất, lương và bảo hiểm xã hội…và các khoản khác.

- Doanh thu hàng năm của dự án gồm: Doanh thu từ sản phẩm chính, sản phẩm phụ, tiền thu từ việc cung cấp dịch vụ cho bên ngoài; các khoản tiền thu khác... - Sau đó, cán bộ thẩm định tính chính xác của tỷ suất r bằng phương pháp phân tích độ nhạy nhằm phản ánh chi phí sử dụng vốn của dự án theo những quy

định của chi nhánh.

- Sau khi xác định được nguồn thu và nguồn chi trong kỳ, các cán bộ thẩm định của chi nhánh sẽ lập báo cáo kết quả kinh doanh và xác định dòng tiền hàng năm của dự án:

Bảng số liệu thông thường: Báo cáo kết quả kinh doanh:

Khoản mục Diễn giải Năm 1 Năm 2 Năm n

Một phần của tài liệu THAM DINH DU AN DAU TU TAI AGRIBANK CHI NHANH DONG DA (Trang 32 -38 )

×