Biện pháp sử dụng CH,BT rèn luyện NLTH SGK để diễn đạt thông tin thu nhận được.

Một phần của tài liệu Luận văn cao học - chuyên ngành LL&PPDH sinh học (Trang 49 - 62)

đạt thông tin thu nhận được.

* Biện pháp sử dụng CH, BT rèn luyện NLTH SGK để diễn đạt thông tin thu nhận được bằng lập dàn ý, đề cương:

Lập dàn ý, đề cương là một trong những cách thể hiện sự lĩnh hội thông tin đã thu nhận và xử lí được. Để lập được dàn ý hoặc đề cương, trước hết GV phải đưa ra các CH, BT yêu cầu HS phân tích bài đọc, tách ra đối tượng và những đặc điểm của đối tượng đó, thiết lập mối liên hệ giữa các đối tượng. Trên cơ sở đó chia nhỏ bài đọc, lựa chọn đề mục cho từng phần nhỏ. Quan hệ giữa các phần nhỏ với phần lớn hơn là quan hệ giữa toàn thể với các bộ phận của nó, như là giữa giống và loài, giữa các chung với cái riêng.

Ví dụ: Ở bài 44: Sự nhân lên của virut trong TB vật chủ, SGK trình bày gồm 2 mục lớn: I: Chu trình nhân lên của virut và II: HIV và hội chứng AIDS.

Mục tiêu kiến thức của mục I là HS phải nêu được những khái niệm có liên quan tới sự nhân lên của virut, cụ thể là phải đưa ra định nghĩa thế nào là sự nhân lên của virut, các yếu tố cần cho quá trình tổng hợp các thành phần cấu tạo của virut, kết quả của sự nhân lên của virut…nhưng SGK lại không trình bày đầy đủ các nội dung đó.

Mục tiêu kiến thức của mục II là HS phải nêu được phương thức lây nhiễm, các giai đoạn phát triển của hội chứng AIDS và cách phòng tránh. SGK đã đưa ra 3 đề mục nhỏ đã hợp lý, gắn liền với chủ đề của mục lớn nhưng nội dung trình bày thì lại chưa khớp với đề mục nhỏ. Đó là nội dung mục II2: Các giai đoạn phát triển của hội chứng AIDS đã trình bày thêm cả các giai đoạn xâm nhiễm và phát triển của virut HIV. Virut HIV và phage đều thuộc dạng virut độc, có chu trình nhân lên khác nhau. Do đó cần đưa nội dung các giai đoạn xâm nhiễm và phát triển của virut HIV vào phần I, cùng ý với các giai đoạn xâm nhiễm và phát triển của phage để HS hiểu bài có hệ thống.

Do đó, để đạt được mục tiêu DH, cần hướng dẫn cho HS biết tóm tắt lại ý cho phù hợp với logic. Các CH, BT hướng dẫn là:

Em hãy nghiên cứu toàn bộ bài 44 (trang 148 - 150), SGK sinh học 10 và lập dàn ý chi tiết cho cả bài dựa trên kết quả trả lời các CH sau:

+ Bài này muốn giới thiệu những nội dung chính nào?. Từ đó em hãy xác định các mục lớn của bài?.

+ Trong mỗi một mục lớn, SGK đã chia thành các đề mục nhỏ nào?. Các đề mục đó có có phù hợp với mục tiêu của mục lớn đề ra không?. Nội dung trình bày trong mỗi đề mục có logic với tên của đề mục không?. Nếu không, hãy đặt lại tên đề mục và tìm ra các ý cần trình bày trong mỗi đề mục đó?.

Thông qua trả lời các CH phụ, HS sẽ làm được BT chính và kết quả đạt được phải như sau:

Bài 44: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ. I. Chu trình nhân lên của virut.

1. Khái niệm về sự nhân lên của virut: + Thực chất của sự nhân lên của virut

+ Các yếu tố cần cho quá trình tổng hợp các thành phần cấu tạo virut mới. + Đặc điểm của sự nhân lên của virut

+ Kết quả của sự nhân lên * Phá vỡ tế bào chủ * Không phá vỡ tế bào chủ

2. Các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virut độc + chu trình nhân lên của phage trong E. Coli

+ chu trình nhân lên của virut HIV trong TB bạch cầu II. HIV và hội chứng AIDS

1. Khái niệm

2. Phương thức lây nhiễm

3. Các giai đoạn phát triển của hội chứng AIDS 4. Phòng tránh

* Biện pháp sử dụng CH, BT rèn luyện NLTH SGK để diễn đạt thông tin thu nhận được bằng sơ đồ, tranh hình, bảng biểu, đồ thị:

+ Diễn đạt bằng sơ đồ: .

Khái niệm sơ đồ: Sơ đồ là một kết cấu, tổ chức có tính logic và phản ánh các thành phần và các mối quan hệ giữa các thành phần trong kết cấu, tổ chức đó. được thể hiện bằng công cụ đồ hoạ kết hợp các ký hiệu, ước hiệu chữ (text), phụ đề... Các mối tương quan qua lại giữa các thành phần thường được thể hiện bằng các mũi tên. Chiều hướng quan hệ thể hiện bằng hướng của nó. Các mối quan hệ có thể phức tạp và đan xen nhưng thể hiện qua sơ đồ sẽ nâng cao tính hệ thống, làm cơ sở cho việc nhận thức, thu nhận, thông tin, ghi nhớ,... trở nên dễ dàng.

Trong dạy học, sơ đồ hoá kiến thức bài dạy thực chất là sự hệ thống hoá, sắp xếp nội dung kiến thức cơ bản trong SGK. Sự sắp xếp này có qui luật nhất định, theo logic phát triển nội dung.

Theo quan điểm DH tích cực thì việc dạy và học sinh học theo sơ đồ được thể hiện qua sơ đồ sau:

Việc sử dụng sơ đồ cần theo mức độ từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Quá trình vận dụng sơ đồ phải trải qua các giai đoạn làm quen. HS tập xây dựng sơ đồ dưới sự hướng dẫn của GV, từ đó vận dụng sơ đồ vào bài học. Điều quan trọng HS phải làm quen dần với cách khái quát kiến thức cơ

- 52 -

GIÁO VIÊN Từ nội

dung Soạn thành sơ đồ Giảng theo sơ đồ Tổng kết sơ đồ HỌC SINH Nghe giảng theo sơ đồ Hiểu và ghi theo sơ

đồ Tự học bằng sơ đồ Lập được sơ đồ Đánh giá bằng sơ đồ Tự đánh giá và đánh giá bằng sơ đồ Kết quả giảng dạy – học tập

Kiến thức và kĩ năng sinh học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quá trình

trao đổi

bản của bài học, kĩ năng khai thác kiến thức SGK, để từ đó tổng quát lại nội dung bằng sơ đồ.

Qui trình rèn kĩ năng lập sơ đồ được thể hiện như sau:

Bước 1: GV đưa ra CH, BT để HS xác định chủ đề của sơ đồ cần lập.

Bước 2: GV đưa ra các CH phụ hướng dẫn HS chọn ra được một nhóm

các khái niệm có liên quan, xác định khái niệm then chốt phản ánh chủ đề hoặc một quá trình cần lập sơ đồ.

Bước 3: HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ để sắp xếp các khái niệm trong mối quan hệ hệ thống theo cách hiểu của mình, nối các khái niệm có liên quan bằng những đoạn thẳng hoặc mũi tên, các khái niệm có quan hệ gần được xếp gần nhau. Điều quan trọng là khi sắp xếp khái niệm vào sơ đồ hệ thống, HS phải diễn đạt được bằng lời lí do sắp xếp, đổi chỗ mỗi khái niệm. Trong quá trình lập bản đồ khái niệm, HS sẽ hiểu biết dần về quan hệ giữa các khái niệm (đồng nhất, lệ thuộc, ngang hàng, chồng chéo, trái ngược), các cách phân chia khái niệm (chia đôi, chia thành nhiều bộ phận, phân loại theo nhiều cấp).

Bước 4: GV tổng kết, đánh giá các sơ đồ mà HS vừa lập, đưa ra kết luận cuối cùng.

Có 2 loại sơ đồ là sơ đồ phân nhánh và sơ đồ mạng lưới. Việc hướng dẫn HS lập được sơ đồ ở 2 dạng này đều tuân theo qui trình trên, chỉ khác ở khâu sắp xếp vị trí các khái niệm.

Ví dụ 1: Khi dạy bài 39: “Sinh sản của VSV”, GV có thể hướng dẫn HS lập bản đồ khái niệm các hình thức sinh sản ở VSV. Đây là loại sơ đồ phân nhánh, GV đưa ra các CH và BT sau để HS tự lập bản đồ:

+ Ở VSV có những hình thức sinh sản nào?

Hình thức sinh sản bằng bào tử có thể được phân chia thành những dạng sinh sản nào khác?

+ Hãy liệt kê tất cả các loại bào tử ở mỗi dạng sinh sản đó?.

+ Hãy sắp xếp các khái niệm trên vào bản đồ hệ thống dạng phân nhánh?. Dựa vào câu trả lời của các CH, BT trên, HS sẽ lập được bản đồ như sau:

Chuỗi bào tử trên đỉnh sợi khí sinh (Xạ khuẩn) Bào tử vô tính Túi bào tử nằm trên đỉnh sợi khí sinh (Nấm sợi) Sinh sản Bào tử áo có vách dày (Nấm sợi)

bằng Bào tử đảm (Nấm rơm) bào tử Bào tử hữu tính Bào tử túi (Nấm men)

Bào tử tiếp hợp (Nấm sợi) Bào tử noãn (Nấm thuỷ sinh)

Ví dụ 2: Khi dạy mục II2, bài 46: Khái niệm về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch, GV hướng dẫn HS lập ra sơ đồ tóm tắt các cơ chế bảo vệ chống lại bệnh tật ở người. Đây là dạng sơ đồ mạng lưới, các CH, BT để hướng dẫn lập sơ đồ là:

+ Các tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể bằng những con đường nào?.

+ Có những yếu tố tự nhiên nào của cơ thể tham gia vào việc ngăn cản sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh?.

+ Nếu vượt qua được sự ngăn cản của các yếu tố tự nhiên thì các tác nhân sẽ gặp phải các yếu tố miễn dịch nào nữa?.

+ Kể tên các loại miễn dịch trong các phản ứng miễn dịch đặc hiệu tạo kháng thể?.

+ Hãy dùng mũi tên để thể hiện mối quan hệ giữa các khái niệm vừa nêu trên?.

Sau khi hoàn thành các CH trên, HS sẽ lập được sơ đồ sau:

- 54 - Nước và Nước và thức ăn ô nhiễm Nhiễm trùng qua các giọt bệnh phẩm Truyền bệnh qua đường sinh dục Tiếp xúc trực tiếp Hệ thống tiêu hoá Hệ thống hô hấp Hệ thống sinh dục và tiết niệu Da Vượt qua Các tuyến bảo vệ thứ nhất (Da và màng nhầy)

Rất ít kí sinh trùng vượt qua

Các tuyến bảo vệ thứ hai (Các yếu tố miễn dịch)

Các phản ứng miễn dịch không đặc hiệu: Viêm, thực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bào, gây sốt, sinh interferon. Các phản ứng miễn dịch đặc hiệu tạo các kháng thể: Miễn dịch dịch thể: kháng thể dịch thể: hình thành lympho B Miễn dịch tế bào: kháng thể cố định: hình thành lympho T

+ Diễn đạt bằng tranh hình:

Có thể sử dụng CH, BT để rèn năng lực biểu đạt thông tin bằng hình vẽ. Ví dụ: Khi dạy mục II, bài 43: Hình thái và cấu tạo của virut, GV đưa ra BT sau: “Hãy nghiên cứu nội dung mục II1, 2, trang 143 – 145, SGK sinh học 10 và vẽ hình cấu tạo của một phage điển hình.”. Như vậy, để hoàn thành được BT này, ngoài việc vận dụng năng khiếu vẽ hình, HS phải vận dụng những kiến thức đọc được từ SGK để vẽ chính xác cấu tạo 1 phage.

+ Diễn đạt bằng lời từ bảng biểu, đồ thị:

Bên cạnh việc hệ thống hoá kiến thức, diễn dạt từ lời mô tả trong SGK thành dạng sơ đồ, bảng thì kĩ năng diễn đạt bảng biểu, đồ thị thành lời cũng rất cần thiết cho HS. Thông qua các CH, BT hướng dẫn của GV, HS biết đọc các kí hiệu, qui ước, chỉ ra mối quan hệ giữa các yếu tố, ghi chép tóm tắt số liệu cần tìm, phân tích dữ liệu, tìm quy luật từ biểu, bảng, đồ thị, phân loại dấu hiệu giống nhau, khác nhau, nhận biết những dấu hiệu bản chất của những nhóm đối tượng đã quan sát và rút ra kết luận, ý nghĩa khoa học của biểu, bảng, đồ thị đó.

Ví dụ: Khi dạy bài 38, mục II1, GV treo tranh phóng to hình 38. SGK, yêu cầu HS quan sát và làm BT: “Em hãy quan sát và phân tích hình 38 SGK, kết hợp nghiên cứu nội dung mục II.1- Tr 128 - SGK Sinh 10 để giải thích đồ thị theo ý hiểu của mình?.”

GV có thể đặt ra các CH gợi ý:

- Tên của đồ thị là gì? Hai trục của đồ thị biểu diễn cái gì?

- Đường biểu diễn trên đồ thị được chia thành mấy phần? Quan sát từng phần và cho biết số lượng tế bào của quần thể biến động như thế nào? Giải thích tại sao lại có sự biến động như vậy?

- Có thể rút ra kết luận gì từ đồ thị trên?. Nghiên cứu đồ thị này có ý nghĩa như thế nào trong nghiên cứu khoa học và trong đời sống?

Như vậy, để hoàn thành tốt BT này, HS phải sử dụng các kĩ năng quan sát, phân tích hình, kết hợp nghiên cứu nội dung SGK để giải thích đồ thị dựa trên các câu hỏi gợi ý của GV.

Yêu cầu HS phân tích được sự biến động số lượng tế bào của quần thể vi khuẩn qua 4 pha sinh trưởng: tiềm phát, luỹ thừa, cân bằng và suy vong. Từ đó nêu được ý nghĩa trong việc thu sinh khối VSV một cách hiệu quả nhất vào cuối pha luỹ thừa, đầu pha cân bằng.

* Biện pháp sử dụng CH, BT rèn luyện NLTH SGK Sinh học 10 THPT cho HS để diễn đạt thông tin thu nhận được bằng bảng hệ thống:

Bảng hệ thống là một công cụ để diễn đạt nội dung và giúp khảo sát sự vật, hiện tượng bằng tiếp cận hệ thống.

Bảng hệ thống có cấu trúc các cột trong mỗi cột trình bày các thông tin để chúng có thể quan hệ với các thông tin khác theo logic chiều dọc, ngang, chéo cho phép đối chiếu, so sánh, thiết lập các mối quan hệ giữa các nội dung, sự vật, hiện tượng.

Qui trình sử dụng CH, BT rèn luyện NLTH SGK Sinh học 10 THPT cho

HS để diễn đạt thông tin thu nhận được bằng bảng hệ thống bao gồm các bước sau:

Bước 1: GV đưa ra CH, BT để HS xác định nhiệm vụ học tập:

Trong bước này, GV phải đưa ra các CH, BT để HS xác định rõ nhiêm vụ phải thực hiện, từ đó xác định được cách thức thực hiện nhiệm vụ đó.

Bước 2: GV đưa ra CH định hướng để hướng dẫn HS đọc SGK, xác định nội dung cần được bảng hóa.

GV cần đưa ra các CH định hướng để hướng dẫn HS đọc SGK để từ đó HS xác định được tiêu chí, các nội dung cần được bảng hoá. Các CH có thể đặt ra là:

- Đọc đoạn tài liệu và chỉ ra các thành phần kiến thức về khái niệm, qui luật, hiện tượng trong đoạn tài liệu đó.

- Những đặc điểm cơ bản nhất của đối tượng này là gì?

- Tìm ra các đơn vị thông tin để xác định liệu giữa chúng có quan hệ nào không?

Bước 3: Xác định mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức từ đó xác định cấu trúc cột ngang, cột dọc, các nội dung ghi ở các cột tương ứng của bảng.

Bước này HS phải xác định được các mối quan hệ logic giữa các thành phần kiến thức, phân tích nội dung thành các đơn vị thông tin theo định hướng logic đã xác định. Sau đó, sắp xếp các đơn vị thông tin theo một trật tự sao cho phản ánh được đầy đủ các quan hệ có thể có giữa chúng.Tiếp theo, GV có thể gợi ý cho HS trình bày bảng, bước đầu định hình bảng hệ thống: - Em hãy đặt tên cho bảng?

- Có thể chia bảng thành mấy hàng, mấy cột?. Nên trình bày đặc điểm của đối tượng như thế nào cho logic và súc tích nhất?

Bước 4: Hoàn thiện bảng hệ thống

Điền nội dung vào từng ô cho phù hợp, hoàn thiện bảng.

Bước 5: Rút ra kết luận kiến thức từ bảng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ bảng hệ thống kiến thức, HS rút ra được kết luận khái quát về mối liên quan giữa các nội dung kiến thức hoặc rút ra được kiến thức mới mà chỉ có được khi lập bảng hệ thống.

Ví dụ: Sau khi kết thúc chương I “Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở VSV”, cần rèn luyện HS lập bảng hệ thống các đặc điểm của hoạt động chuyển hoá vật chất và năng lượng ở VSV.

Bước 1: GV đưa ra CH, BT để HS xác định nhiệm vụ học tập:

GV đưa ra BT: Em hãy lập bảng hệ thống các đặc điểm của hoạt động chuyển hoá vật chất và năng lượng ở VSV. Từ bảng đó em có thể rút ra những kết luận gì?.

Bước 2: GV đưa ra CH định hướng để hướng dẫn HS đọc SGK, xác định nội dung cần được bảng hóa.

GV đưa ra các CH định hướng để hướng dẫn HS đọc SGK:

Một phần của tài liệu Luận văn cao học - chuyên ngành LL&PPDH sinh học (Trang 49 - 62)