11-1950. Tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tất cả chúng ta phải thi hành phê bình và tự phê bình một cách liên tục và thực thà... Có thế ta mới tiến bộ... Nhưng nhận lỗi chưa đủ, phải kiên quyết sửa lỗi.
- Lời phát biểu trong phiên họp Hội đồng Chính phủ, 11-1950. Tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh. 11-1950. Tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Cải tạo thế giới là việc to, phải trường kỳ gian khổ.
Kháng chiến để cải tạo nước nhà cũng phải trường kỳ và gian khổ. Muốn cải tạo mình, cũng phải trường kỳ và gian khổ, chứ không phải là dễ đâu.
Nếu chính mình tham ô bảo người ta liêm khiết có được không? Không được. Mình trước hết phải siêng năng, trong sạch thì mới bảo người ta trong sạch, siêng năng được.
Ai cũng thấy siêng năng, trong sạch là tốt. Điều đó không ai chối cãi được. Thế mà vì sao vẫn không làm hay không làm được? Chẳng những không làm được mà còn làm trái lại? Đó là vì cái tâm mình không chính.
Phải thấy kẻ địch trong mình ta nó mạnh lắm. Đế quốc bên ngoài có thể dùng súng dùng đạn để đánh được kẻ địch trong người không thể dùng lựu đạn mà ném vào được; nó vô hình, vô ảnh, không dàn ra thành trận, luôn luôn lẩn lút trong mình ta. Nó khó thấy, khó biết, nên khó tránh. Nhưng đã biết việc phải thì kiên quyết làm.
...
... Có hai con đường ở thế giới, ở trong nước và ở trong mình. Theo con đường ác thì dễ dàng, nhưng lăn xuống hố.
Theo con đường thiện thì khó nhọc, nhưng vẻ vang. Quyết tâm là làm được.
Cái gì khó bằng làm cách mạng, bằng đánh Tây, bằng cải tạo xã hội? Thế mà ta làm được. Cán bộ có quyết tâm thì cải tạo được mình, được nước nhà, được xã hội.
- Bài nói tại lớp chỉnh Đảng Trung ương khoá 2, 3-1953, t. 7, tr. 59, 60, 62, 63.
... Khiêm tốn là một đạo đức mà mọi người cách mạng phải luôn luôn trau dồi.
- Chớ kiêu ngạo, phải khiêm tốn, ký tên C.B.- Báo Nhân Dân, số 194, từ 13 đến 15-6-1954, t. 7, tr. 296. - Báo Nhân Dân, số 194, từ 13 đến 15-6-1954, t. 7, tr. 296.
Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh. Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu.
Có thể những người khi kháng chiến thì rất anh dũng, trước bom đạn địch không chịu khuất phục, nhưng đến khi về thành thị lại bị tiền bạc, gái đẹp quyến rũ, mất lập trường, sa vào tội lỗi.
Cho nên bom đạn của địch không nguy hiểm bằng "đạn bọc đường" vì nó làm hại mình mà mình không trông thấy.
Muốn giữ vững nhân cách, tránh khỏi hủ hoá, thì phải luôn thực hiện 4 chữ mà Bác thường nói. Đó là: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.