Quy định địa chỉ MPI cho module CPU

Một phần của tài liệu LẬP TRÌNH PLC s7 300 VỚI HỆ THỐNG MPS (Trang 60 - 61)

Máy tính/máy lập trình đƣợc ghép nối với module CPU qua cổng truyền thông nối tiếp RS232(COM) của máy tính hay qua cổng MPI (MPI Card) hay cổng PC ( CP Card) là còn tuỳ thuộc vào bộ giao diện đƣợc sử dụng.Tƣơng tự cũng có nhiều khả năng nối PLC với máy tính, song để truyền thông nhờ Step7 thì PLC luôn phải đƣợc nối với máy tính qua cổng lập trình (RS485).

Sau khi ghép nối module CPU với máy tính về phần cứng ta còn phải định nghĩa thêm địa chỉ truyền thông cho trạm PLC. Điều này là cần thiết vì một máy tính/máy lập trình có thể cùng một lúc làm việc đƣợc với nhiều trạm PLC. Mặc định, các module CPU đều có địa chỉ là 2 ( địa chỉ MPI). Muốn thay đổi địa chỉ module CPU ta nháy kép phím chuột trái tại tên của module trong bảng khai báo cấu hình cứng để vào chế độ đặt lại tham số làm việc, trong đó ta lại chọn tiếp General Properties và sửa lại địa chỉ MPI nhƣ hình dƣới:

Sau khi đã định nghĩa lại địa chỉ MPI cho trạm PLC, ta phải ghi lại địa chỉ đó lên module CPU và chỉ khi đó module CPU mới thực sự làm việc theo địa chỉ mới này. Công

việc ghi địa chỉ MPI mới này lên module CPU đƣợc thực hiện cùng với việc ghi tất cả tham số quy định chế độ làm việc của module bằng cách kích vào biểu tƣợng Down load trên thanh công cụ hoặc chọn PLC Down load.

Bên cạnh việc ghi cấu hình cứng vừa soạn thảo vào module CPU ta cũng có thể đọc bảng cấu hình cứng hiện có từ module CPU vào Project bằng cách kích chuột vào biểu tƣợng Up load trên thanh công cụ của màn hình ( hoặc chọn PLC Up load). Với việc đọc

ngƣợc cấu hình cứng này ta cũng đọc đƣợc luôn cả toàn bộ chƣơng trình hiện có trong Load memory của module CPU vào Project.

Một phần của tài liệu LẬP TRÌNH PLC s7 300 VỚI HỆ THỐNG MPS (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)