Bảng 2.11 So sánh 2 chế độ giao tiếp TCP và UDP
TCP UDP Application Application TCP UDP IP h/w interface OSI 5-7 OSI 4 OSI 3 OSI 1-2 Hình 2.10 . Chế độ giao tiếp của TCP và UDP
TCP là chế độ giao tiếp có nối kết UDP là chế độ giao tiếp không nối kết Giữa 2 quá trình Client và Server luôn tồn
tại kênh giao tiếp ảo.
UDP không tồn tại kênh giao tiếp ảo giữa 2 quá trình Client và Server.
Đối với TCP, dữ liệu được gửi đi theo chế độ đảm bảo: có kiểm tra lỗi, truyền lại gói tin bị lỗi hay mất, bảo đảm thứ tự đến của các gói tin,…
Đối với UDP, dữ liệu được gửi đi theo chế độ không đảm bảo: không kiểm tra lỗi, không phát hiện và không truyền lại gói tin bị lỗi hay bị mất, không đảm bảo thứ tự đến của các gói tin,…
Tốc độ truyền chậm hơn UDP do phải truyền đi theo chế độ đảm bảo.
Tốc độ truyền nhanh hơn TCP, nhưng dữ liệu truyền đi không chính xác bằng TCP. Chế độ giao tiếp TCP thích hợp cho các
ứng dụng cần độ chính xác cao: truyền file, thông tin điều khiển…
Chế độ giao tiếp UDP thích hợp cho các ứng dụng cần tốc độ, không cần chính xác cao: truyền âm thanh, hình ảnh,..
(Nguồn: Lập trình truyền thông – Khoa CNTT&TT – Đại học Cần Thơ)
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bằng cách vận dụng và kết hợp những kiến thức đã được trình bày ở chương 2, trong chương 3 này, tác giả sẽ vận dụng để xây dựng trò chơi cờ Caro online. Chi tiết việc xây dựng sẽ được đề cập đến bao gồm mô hình hệ thống, kiến trúc chương trình, cách thức xây dựng. Thêm vào đó, trong chương này sẽ trình bày chi tiết cấu trúc thong điệp giao tiếp giữa Client
và Server. Việc thiết kế cơ sở dữ liệu cũng là một phần quan trọng trong đề tài. Cuối chương sẽ là phần giới thiệu chi tiết về các chức năng mà chương trình đã xây dựng được.