Mấy nhận xét về nghệ thuật chèo thời thuộc Pháp

Một phần của tài liệu Hát chèo Việt Nam (Trang 27 - 30)

Một, nhìn tổng quát các hoạt động chèo của các phường, gánh, ban hát thời thuộc pháp, thấy hầu như khắp vùng trung châu và đồng bằng miền Bắc, mỗi tỉnh ít cũng có vài ba có tỉnh dăm bẩy phường chèo (có nơi gọi là phường trò), hoạt động theo mùa vụ cấy cầy với cung cách làm ăn và trình diễn chẳng mấy khác cung cách tổ chưcs và làm ăn của các phường từ thế kỷ XIX trở về trước.

Hai, chèo văn minh là bước chuyển hoá quá độ từ phương thức làm ăn phường hội (diễn theo mùa vụ hội hè, vừa cầy cấy vừa hành nghề, diễn vừa thuộc vừa cương, sân khấu ngoài trờ 3 mặt, ăn chia theo mức độ nghề chênh lệch thấp...) sang cung cách làm ăn bước đầu tư bản chủ nghĩa (nghệ nhân làm cho chủ, ăn lương, diễn quanh năm, vừa thuộc vừa cương tuy đã có ý tiến lên diễn thuộc, trên sân khấu hộp hình thành dần "bức tường thứ tư",...). Ba, chèo cải lương bộ lộc quá trình canh cải nhiều mặt nghệ thuật của sân khấu Sán Nhiên khi ban hát chuyển sang tay "bác Thơ" Nguyễn Ðình Nghị, thử nghiệm rồi thực hiện loại "tả chân hý kịch".

Bốn, so sánh nghệ thuật chèo cổ (tức chèo sân đình) với chèo văn minh, Nguyễn Ðình Nghị một lần trả lời phỏng vấn đăng báo cho rằng: "chúng giống nhau ở chỗ các vai trò không cần thuộc vở, nhiều khi tuỳ trường hợp mà ứng khẩu, nhưng khác nhau ở chỗ chèo văn minh đã bắt đầu đề cập đến sinh hoạt ngày nay".

Năm, quá trình chuyển hoá thích nghi của chèo khi vào diễn ở thành phố thời thuộc Pháp, xảy ra tiếp nối từng chu kỳ, lên xuống trong khoảng từ 5, 6 đến 8, 9 năm.

Không là chuyện lạ, khi sau Cách mạng tháng 8, con cháu, bạn bè của mấy vị hoạt động chủ chốt trong phong trào chèo cải lương, cả số gánh từng tin phục cách làm ăn của chèo cải

lương ở Hải Phòng, Nam Ðịnh, đều chuyển thành hoặc tham gia làm nòng cốt cho các đoàn chuyên diễn Cải lương, như Ðoàn Cải lương Hoa Mai (Hà Tây), Ðoàn Cải lương Phương Ðông (Hải Pòng), Ðoàn cải lương Bình Minh (Nam Hà); Chưa kể hàng mấy chục anh chị hoạt động trong Nhà hát Cải lương Trung ương và các đoàn Cải lương Thanh Hoá, Thái Bình,...

Chèo cổ có những đặc điểm sau:

Chèo thuộc loại sân khấu khuyến giáo đạo đức

Chèo thuộc loại kịch hát dân tộc, một dạng hát - múa - nhạc - kịch mang tính tổng hợp Chèo thuộc loại kịch hát bi - hài dân tộc

Chèo thuộc loại sân khấu kể chuyện Việt Nam (còn gọi là sân khấu tự sự dân tộc) Chèo thuộc loại sân khấu ước lệ và cách điệu

Ðặc điểm chuyên dùng và đa dùng nghệ thuật bộc lộ quy luật phát triển của chèo cổ Sáu đặc điểm trên liên quan mật thiết với nhau, cái nọ bổ xung, hỗ trợ, tác động lại cái kia, cùng đứng chắc trên quan điểm triết mỹ khá rõ. Tất nhiên tùy quan niệm của người vận dụng, có thể đưa sân khấu kể chuyện lên đặc điểm 2, đến kịch hát bi hài, đặc điểm 3, hát - múa - nhạc - kịch cũng gọi là ngôn ngữ nghệ thuật kịch chủng, đặc điểm 4, hoặc đặc điểm hát - múa - nhạc - kịch trên đặc điểm kịch hát bi hài. Nhưng đặc điểm khuyến giáo đạo đức và đặc điểm chuyên dùng đa dạng nghệ thuật thì nhất thiết phải ở vị trí một và sáu, do chúng chi phối quán xuyến cả bên trong lẫn bên ngoài, cả quá khứ, đương đại và tương lai, có tính quyết định bộ mặt và sức sống của kịch chủng. Cũng như đặc điểm ước lệ - cách điệu thuộc phạm trù biểu diễn đặt vào vị trí năm là thoả đáng.

Không quên, 6 đặc điểm trên hình thành dần trong điều kiện và hoàn cảnh của một xã hội văn minh lúa nước, diễn biến tự phát, lẻ tẻ, chậm chạp; lại bị một thời gian thử thách với xã hội phong kiến thực dân, nhất là trước tầng lớp thị dân, nên có tình trạng đan xen đến phức tạp, giữa các yếu tố hiện còn khả năng đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của con người hôm nay, với số yếu tố dẫu một thời được nhiều khách mê say, nhưng giờ đã trở thành rườm rà, dài dòng, nên đòi hỏi một sự nhìn nhận biện chứng bằng những cặp "mắt xanh", mới hy vọng kế thừa học tập thỏa đáng vốn cũ để xây dựng tốt cái mới.

Làm cách nào để giữ gìn và phát huy nghệ thuật chèo truyền thống? * NS Quốc Chiêm (Ðoàn chèo HN)

"Ðứng về góc độ diễn viên, Quốc Chiêm rất yêu chèo truyền thống, luôn trau truốt giọng hát của mình để ngày một hay. Còn đứng về góc độ người quản lý, trước tiên phải nghĩ ra

phương hướng hoạt động của đoàn chèo mình nói riêng và ngành chèo nói chung. Phương hướng của đoàn chèo Hà Nội từ năm 1990 đến nay là vẫn thực hiện giữ gìn bảo tồn và phát triển sáng tạo nghệ thuật chèo chèo truyền thống để đáp ứng được khán giả hiện nay. Sự tồn tại và phát triển CLB chèo truyền thống của đoàn chèo chúng tôi là một bước đánh dấu quá trình giữ gìn và phát huy nghệ thuật chèo. Những tích chèo cổ được các nghệ sĩ hàng ngày trình diễn và trau truốt thêm những nét tinh hoa của chèo cổ.

Nghệ thuật chèo được rất nhiều nhà chuyên môn giỏi nghiên cứu và tìm hiểu, khai thác. Tuy nhiên để giữ gìn và phát huy không phải một cá nhân, một đoàn chèo mà cần phải có sự đóng góp của nhiều nghệ sĩ và những người có liên quan".

* NS Xuân Hanh (Ðoàn chèo HN):

"Chỉ riêng nghệ sĩ thì không thể giữ gìn và phát huy được nghệ thuật chèo truyền thống mà còn cần đến nhiều cơ quan chức trách có liên quan. Thời gian qua chèo mất đi nhiều nghệ sĩ có tên tuổi, còn lớp trẻ chưa có hoặc chưa đạt đến độ chín cần thiết. Trong thời kỳ chèo thịnh hành, các nghệ sĩ được khán giả yêu thích, anh em trong giới nghệ sĩ công nhận đông còn nay thì không như vậy, có đoàn mất đi đến 90%, còn lớp trẻ thay thế chiếm lĩnh gây ảnh hưởng cảm tình nhưng kết qủa rất ít.

Sở dĩ lớp trẻ không giỏi vì ngay từ lúc tuyển dụng người có năng lực không nhiều, vào trường các thầy truyền đạt không kỹ lưỡng, giáo trình thì không được như trước đây; học tính giờ không biết kết quả cao hay thấp... Tâm học không được như trước bởi nhìn cuộc sống của các thầy đang dậy, những nghệ sĩ tên tuổi bây giờ không hấp dẫn lắm với họ. Khi ra trường mới nổi lên được một ít, đặc biệt diễn viên nữ hay hát nhà hàng, chạy theo những "sô" hát mà quên đi cái chắt chiu nghệ thuật. Nếu như biết được cái đó chỉ là phạm trù khác còn được, nhưng có người tưởng mình có nhiều suất diễn là đã "hoàn hảo". Ðiều đó làm mất đi bản sắc nghệ thuật của một nghệ sĩ. Có nhiều em có chất giọng nhưng không phải nay có mai có mà phải có thời gian khổ luyện và cũng cần có sự đầu tư thích đáng của

nhà nước cho cả một thế hệ".

* Danh hài Quốc Trượng (Ðoàn chèo Tổng cục Hậu Cần):

"Cũng như những nghệ sĩ khác mình mong những người làm công tác nghệ thuật, nhất là nghệ thuật chèo phải tâm đắc và giữ gìn được những cái riêng của với nghề thuật chèo truyền thống. Người nghệ sĩ muốn giữ được cái truyền thống hay không là do mình cho dù có bị ảnh hưởng nhiều của sự cải biên. Ðiều quan trọng là người nghệ sĩ phải biết kết hợp một cách hài hoà giữa cái hiện đại và cái dân tộc. Mình là người làm nghệ thuật nên phải biết được cái trí tuệ, cái thâm thuý, tế nhị và rất Việt Nam ở trong nghệ thuật chèo. Muốn giữ gìn nó thì từ lời nói, cử chỉ đến hành động khua châm múa tay đều phải bám sát được với nghệ thuật chèo để phát triển lên, mình bỏ lơ nó đi thì không còn là chèo nữa mà lại trở thành kịch nói."

* Diễn viên Lan Anh (Ðoàn chèo HN):

"Lòng yêu nghề và cái tâm là một trong những yếu tố giúp người diễn viên phát huy được những tài năng nghề nghiệp. Nhất là trong thời buổi hiện nay để chèo truyền thống tồn tại và phát triển không phải là dễ dàng. Hoạt động trong CLB chèo là một trong những hình thức để người diễn viên như tôi có điều kiện phát huy và nâng cao giọng hát của mình".

Một phần của tài liệu Hát chèo Việt Nam (Trang 27 - 30)