107 15,7 678 250 36,9 Nguồn: Mingted Chang, 2006 khác

Một phần của tài liệu Các đặc điểm lâm sinh ảnh hưởng tới thủy văn rừng (Trang 29 - 30)

2 5 0 3 6 , 9

Nguồn: Mingted Chang, 2006

Nghiên cứu ảnh hưởng của những biến đổi thảm thực vật rừng đối với lượng nước sản sinh ra của vùng đầu nguồn đã đạt đỉnh cao ở nước Mỹ vào khoảng năm 1965, tình hình này trùng hợp với nhu cầu phải nghiên cứu một cách hệ thống toàn diện hệ sinh thái rừng. Từ mặt nội dung nghiên cứu của nó mà xem xét, cũng từ những nghiên cứu có tính chất truyền thống về ảnh hưởng của biến đổi thảm thực vật rừng đến lượng nước đã phát triển sang nghiên cứu quá trình tuần hoàn thủy văn và hiện tượng liên quan tới nó là chu trình sinh địa hóa, đặc biệt nghiên cứu tuần hoàn chất dinh dưỡng. Mặc dù ở Mỹ, ngay từ những năm 80 của Thế kỷ XX đã sớm biên soạn sách hướng dẫn về kinh doanh rừng nhằm nâng cao sản lượng nước của Vùng đầu nguồn căn cứ vào kiểu rừng của mỗi vùng. Nhưng xem xét từ những nghiên cứu của các nước trên thế giới cho thấy, diện tích rừng giảm lại có thể làm tăng thêm sản lượng nước sản sinh ra của vùng đầu nguồn và trồng rừng có thể làm giảm bớt nước lượng sản sinh ra, còn biên độ ảnh hưởng của những biến đổi thảm thực vật rừng đối với lượng nước sản sinh ra của rừng đầu nguồn thì khác nhau rất lớn. Cần phải nói rằng, những khác biệt này sinh ra nhiều ảnh hưởng bất lợi đối với việc đánh giá một cách khách quan và chuẩn xác về ảnh hưởng của thảm thực vật rừng đối với tuần hoàn thủy văn, đồng thời cũng buộc các nhà nghiên cứu càng phải coi trọng nghiên cứu cơ chế vật lý của quá trình thủy văn, để tạo thuận lợi cho việc đem những kết quả nghiên cứu thực nghiệm so sánh giữa các đầu nguồn ra suy luận áp dụng một cách

đáng tin cậy cho công tác thủy văn tương ứng ở những nơi khác, và những lưu vực khác.

Ngoài những yếu tố về loải rừng, tuổi rừng, tầng tán rừng ảnh hưởng tới quá trình thủy văn như đã nêu, thì mật độ, tổ thành loài cây cũng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình thủy văn trong lâm phần. Theo nhiều nghiên cứu đã công bố, lượng nước ngầm hay khả năng thấm của đất phụ thuộc rất lớn tới tổ thành loài trong lâm phần. Trong một lâm phần, càng đa dạng loài thì sẽ tạo ra nhiều tầng tán, với nhiều bộ rễ có mức độ nông sâu khác nhau, đồng thời không có mùa nào là mùa rụng lá, và luôn giữ được độ tàn che ổn định lâu dài nên khi lâm phần có đa dạng về thành phần loài thì giúp khả năng thấm nước của đất được cao hơn, nguồn nước ngầm từ đó cũng được cải thiện đáng kể.

Không những vậy, trạng thái rừng cũng là yếu tố quyết định khả năng thấm ban đầu của lâm phần

Bảng 04. Tốc độ thấm nước ban đầu bình quân của các trạng thái rừng

Một phần của tài liệu Các đặc điểm lâm sinh ảnh hưởng tới thủy văn rừng (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w