Đừng an ủi chị vì có nói cũng thừa thôi Bao lần chị chờ anh ấy, bao lần chị mong anh ấy đến nhà Vậy mà 5 năm trời chỉ vài lần bọn chị gặp nhau: xa cách và lạnh lẽo Chị đã từng căm giận

Một phần của tài liệu dong1001-Cau-Chuyen-Cam-Dong(Phan3).doc (Trang 65 - 111)

nhà. Vậy mà 5 năm trời chỉ vài lần bọn chị gặp nhau: xa cách và lạnh lẽo. Chị đã từng căm giận anh ấy, vì anh ấy làm khổ chị, chị cũng đã khóc quá nhiều vì tình yêu vô vọng của mình. Anh ấy thành đạt quá, còn chị, chỉ là cô giáo làng bé nhỏ, giản đơn. Khi người ta mang đến cho chị bức thư này... Chị đã hôn như mưa khao khát lên khuôn mặt anh ấy và hét lên:

...

Bạn thân mến, đây là một câu chuyện cảm động về một tình yêu dang dở nhưng có lẽ là tình yêu vĩnh cửu. Qua câu chuyện này chúng ta có thể rút ra điều gì? Chúng ta chẳng biết chúng ta đang được hưởng những gì cho đến khi chúng ta mất nó... Nếu thật sự yêu thương và trân trọng ai đó, hãy làm cho họ hiểu và ở bên bạn. Dù có thành công hay thất bại, bạn cũng không có gì để hối tiếc vì đã không sống và yêu hết mình.

Ông lão đánh cá

Nhà chúng tôi nằm đối diện ngay lối vào của bệnh viện John Hopkins. Cả gia đình chúng tôi sống ở tầng dưới và để dành phòng tầng trên cho các bệnh nhân thuê ở trọ.

Vào một buổi tối nọ, tôi đang nấu súp cho bữa chiều thì nghe tiếng gõ cửa. Tôi bước ra và nhìn thấy một người đàn ông vô cùng xấu xí đứng trước nhà mình. Với thân hình co quắp và nhăn nheo của mình, ông ta hầu như chẳng cao hơn đứa con trai lên tám của tôi là bao. Nhưng khuôn mặt ông ta mới thực sự là đáng sợ, nó tấy đỏ và méo xệch.

Nhưng giọng nói của ông lại rất dễ mến: “Xin chào, tôi đến để hỏi xem bà có còn phòng trống nào để nghỉ hay không, chỉ một đêm nay thôi. Tôi từ vùng biển phía đông đến đây điều trị và phải đến sáng mai mới có chuyến xe về”. Rồi ông kể rằng ông đã đi tìm phòng suốt từ trưa đến giờ nhưng ai cũng bảo không phòng trống nào cả. “Tôi nghĩ đó là do gương mặt của tôi… tôi biết trông nó thật đáng sợ… nhưng bác sĩ bảo rằng chỉ cần thêm vài lần điều trị nữa…”. Tôi thoáng chút do dự, nhưng câu nói tiếp theo của ông ấy đã thuyết phục tôi: “Tôi ngủ trên ghế ở ngoài sảnh cũng được, vì xe buýt sẽ chạy rất sớm mà”.

Tôi bảo rằng sẽ tìm cho ông một cái giường đàng hoàng chứ không thể để ông ngủ trên ghế được. Tôi quay trở lại bếp để hoàn thành bữa tối của mình, và sau đó mời ông cùng ăn với chúng tôi.

“Ồ, không cần đâu. Tôi có nhiều thức ăn lắm”. Ông nói và giơ lên một chiếc túi giấy màu nâu. Nấu ăn xong, tôi đến chỗ hành lang và nói chuyện với ông rồi nhanh chóng nhận ra trong cơ thể nhỏ bé này là cả một tấm lòng thật bao la. Ông bảo mình làm công việc đánh cá để chu cấp cho con gái, năm đứa cháu ngoại và anh con rể đã hoàn toàn tàn phế sau một tai nạn. Trong giọng nói của ông chẳng hề có chút gì gọi là oán than, mà dường như lại ẩn chứa lòng biết ơn. Ông biết ơn vì căn bệnh của mình không hề gây đau đớn và cảm ơn vì thượng đế đã cho ông thêm lòng tin để tiếp tục cuộc sống.

Đến giờ đi ngủ, tôi đặt một chiếc giường xếp vào phòng của bọn trẻ cho ông. Sáng hôm sau, khi thức dậy, chúng tôi thấy khăn trải giường đã được xếp lại gọn gang, còn ông lão thì đã ở ngoài sảnh.

Ông từ chối bữa sáng, và trông có vẻ hơi do dự, ông nói: “Tôi có thể trở lại đây vào lần điều trị tới được không. Tôi sẽ không gây phiền hà gì cho anh chị đâu. Tôi có thể ngủ trên ghế được mà”. Ông dừng lại một chút rồi tiếp lời: “Các cháu của anh chị làm cho tôi có cảm giác như đang ở nhà. Người lớn thì khó chịu với gương mặt của tôi nhưng bọn trẻ thì dường như chẳng bận tâm gì đến chuyện đó”. Tôi bảo, ông luôn được chào đón trở lại ngôi nhà này.

Lần thứ hai, ông trở lại vào buổi sang, mang theo quà cho chúng tôi là một con cá thiệt bự và một bình đựng đầy những con hàu to nhất mà tôi chưa từng thấy bao giờ. Ông bảo mình chỉ mới vừa lột vỏ chúng sáng nay trước khi đi vì như thế chúng sẽ tươi hơn. Chuyến xe của ông chạy từ hồi 4 giờ sáng vậy mà không biết ông đã thức dậy lúc mấy giờ để làm tất cả những việc này.

Trong suốt những năm ông đến ngụ tại nhà chúng tôi chưa bao giờ ông đến mà không mang đến cho chúng tôi một thứ gì đó.

Thỉnh thoảng, tôi còn nhận được những món quà đó qua đường bưu điện. Từ nhà ông đến bưu điện phải đi một đoạn khá xa, và ông lại còn phải tốn rất nhiều tiền để gởi những thứ tươi sống như vậy cho chúng tôi, thành thử những món quà của ông còn giá trị gấp đôi.

Có lần người hàng xóm của chúng tôi nói: “Chị đã cho ông già gớm ghiếc đó trọ qua đêm phải không? Còn tôi thì đã từ chối ông ta. Chị có thể mất khách nếu để cho những người như vậy ở trọ trong nhà mình”.

Cũng có thể chúng tôi đã để mất khách một hay hai lần gì đó. Nhưng một khi họ đã hiểu về ông thì chắc chắn những suy nghĩ đó sẽ không còn.

Cả gia đình tôi luôn biết ơn vì đã may mắn được quen biết ông. Chúng tôi đã học được một điều rằng, trong cuộc sống, không phải lúc nào ta cũng gặp được những điều may mắn. Cái quan trọng là chúng ta phải biết sống lạc quan và sẵn sàng đón nhận mọi điều rủi ro xảy đến chứ không phải chỉ biết than thân trách phận.

Bước ngoặt

Sau hai mươi lăm năm sống chung, cuộc hôn nhân của vợ chồng tôi tan vỡ, và anh ấy đã dọn đi khỏi căn nhà nơi con gái của chúng tôi được sinh ra và lớn lên. Dù sao thì mọi chuyện cũng trở nên đơn giản hơn nhiều khi mà con gái tôi đã bước sang tuổi 20, hoặc ít ra là do tôi nghĩ vậy. Bởi vì con bé không còn là một đứa trẻ vị thành niên nữa, nên chúng tôi không phải bàn bạc về chuyện chăm sóc hay trợ cấp cho con, tôi không phải chịu đựng việc anh ấy lui tới thăm nó, và cũng không phải cố tìm cách để giải thích một chuyện không tài nào giải thích nổi cho bọn trẻ con. Song, một điều khiến tôi cảm thấy nhẹ nhõm là mọi chuyện đến với con tôi sẽ đơn giản hơn nhiều ở lứa tuổi của nó. Nó đang học đại học xa nhà, nó đã là một người lớn, không phải đối mặt với những chuyện vặt vãnh khó chịu thường nhật ở nhà hay những rối loạn tình cảm khi cha mẹ nó chia tay nhau. Tôi cố hết sức để đảm bảo nỗi đau riêng của mình không làm ảnh hưởng đến tình cảm giữa hai cha con, tôi đã nói với hai cha con rằng kể từ thời khắc đó, mọi chuyện quan hệ giữa họ hoàn toàn không liên quan gì đến tôi và tôi sẽ không bận tâm đến chuyện can thiệp vào. Tôi đã cố gắng tỏ ra bình thường khi thấy số điện thoại của anh ấy có trong hóa đơn điện thoại của con gái tôi do trường nó gửi về, nhưng tôi cũng phải thú nhận rằng mình đã rất tức giận. Vào những lúc như vậy, tôi cố luyện cho mình sự vui vẻ và thanh thản và cố gắng kềm nén nỗi đau và cả cơn thịnh nộ.

Trong những năm kế tiếp, tôi lẳng lặng dõi theo từng bước đi của con gái, đôi khi tự hỏi cuộc hôn nhân tan vỡ của cha mẹ có

ảnh hưởng gì đến nó hay không. Nhưng những gì tôi thấy được là sự mạnh mẽ, tính độc lập, sự tự tin, óc hài hước và niềm lạc quan yêu đời của con bé. Và cuối cùng là tôi tự chúc mừng mình vì đã giải quyết tốt mọi việc mà không làm tổn thương đến con gái.

Rồi chuyện đó xảy ra vào một buổi tối nhân dịp nghỉ Giáng sinh của con gái tôi và chỉ còn 6 tháng nữa là nó tốt nghiệp. Tối hôm đó, hai mẹ còn ngồi bên bàn ăn trong căn hộ mới mua, con bé thú nhận với tôi rằng nó rất sợ buổi lễ tốt nghiệp sắp tới. Khi đó, con bé đã giúp tôi nhận ra một điều quan trọng là tất cả những cuộc hôn nhân tan vỡ của cha mẹ đều có ảnh hưởng ít nhiều đến con cái, cho dù nó bao nhiêu tuổi hay hoàn cảnh sống của nó có tốt đến thế nào đi chăng nữa.

“Gia đình của bạn bè con đều sẽ đến dự đông đủ, và trong suốt một tuần lễ sẽ có rất nhiều bữa tiệc chiêu đãi. Con rất buồn khi mỗi lần mẹ gặp cha hoặc nghe nói chuyện về cha là mẹ lại khóc. Con không thể bảo một trong hai người đừng đến vì hai người một người là cha còn người kia là mẹ của con. Điều đó khiến con chẳng muốn tốt nghiệp chút nào”.

Tôi cảm giác như mình vừa bị giáng một đòn thật đau và thật nặng.

Tôi tưởng như mình không thở nổi, nước mắt bắt đầu tuôn ra như suối. Tôi cảm thấy sững sờ, lòng đau nhói – sững sờ vì những giọt nước mắt đau thương của mình đã vô tình khắc sâu vào tâm hồn bé bỏng của con gái, còn đau lòng khi biết chỉ vì tôi mà con bé không muốn đón nhận một cột mốc quan trọng trong cuộc đời của nó.

Tôi là vốn người nghĩ sao làm vậy nên tôi cố lấy hết sức để nói với con: “Mẹ biết, thật khó để nói ra điều này”, tôi dừng lại một lát rồi tiếp tục: “Còn sáu tháng nữa con mới tốt nghiệp. Cha mẹ chỉ có mình con và đều rất yêu thương con. Chúng ta không ai muốn buổi lễ tốt nghiệp hay bất cứ sự kiện quan trọng nào trong đời con sau này phải chịu ảnh hưởng vì chuyện của cha mẹ. Mẹ hứa mẹ sẽ không khóc nữa. Cha mẹ sẽ cố hết sức vì con”.

Và chúng tôi đã làm được như thế bằng tất cả sự nổ lực của cả hai, của gia đình, và cả bạn bè của chúng tôi nữa. Ngày lễ tốt nghiệp hôm đó nước mắt đã rơi, nhưng đó là của cả hai chúng tôi đứng khi nhìn con gái bước lên sân khấu nhận bằng tốt nghiệp. Khi đó tôi chợt nhận ra rằng lựa chọn của mình từ sau bữa ăn tối với con gái hôm đó thật là đáng giá. Bằng cách cố gắng nói chuyện thân mật với cha con bé, cùng nhau ăn tối, nói ra hết những suy nghĩ của mình, tôi đã trút đi được gánh nặng bấy lâu. Tôi nhận ra rằng, sự tha thứ đã len lỏi vào sâu trong trái tim tôi, và đã xóa đi mọi cơn giận dữ và cả những nỗi đau trong lòng.

Đó đúng là một bước ngoặt quan trọng – không chỉ riêng cho gia đình ba người của tôi – mà còn cho cả đại gia đình và tất cả bạn bè của chúng tôi nữa. Bây giờ chúng tôi lại tiếp tục bận rộn chuẩn bị cho một cột mốc quan trọng khác – đám cưới của con gái. Đến mùa thu này, tôi và chồng cũ lại một lần nữa ngồi cạnh bên nhau, lần này là trên hàng ghế đầu tiên trong nhà thờ, và có lẽ sẽ lại cùng nhau rơi nước mắt vì hạnh phúc của con gái mình.

Tôi còn nhớ có một cô giáo mà tôi rất quý đã nói với tôi rằng: “Sự tha thứ sẽ giúp ích cho người biết tha thứ nhiều hơn là cho người được tha thứ”. Và cô ấy đã rất đúng.

Đồng mười xu “Này cô ơi, ở đây nè!”.

“Cô ơi, các món tôi gọi đã có chưa?”. “Làm ơn mang cho con tôi ít sữa!”.

Tôi thở dài đưa tay hất mái tóc lòa xòa trước mắt ra sau. Buổi trưa tháng Hai, bầu trời xám xịt và cái nhà hàng nơi tôi làm việc đầy nghẹt những vị khách đang tìm nơi trốn cái lạnh buốt giá ngoài kia. Thậm chí còn cả một hàng dài khách đang đứng chờ bàn trống. Còn tôi thì đã hoàn toàn kiệt sức. Đầu tôi đau như búa bổ và bây giờ thì đã 12 giờ rưỡi. Không biết tôi có trụ nổi đến hết ngày không nữa.

Tôi đã từng rất sung sướng khi nhận được công việc này hồi năm ngoái. Là một người mẹ độc thân với hai đứa con nhỏ phải chu cấp, lại ít học và chẳng có nghề ngỗng gì thì việc có được một công việc ở một nhà hàng trên trung bình nằm cạnh một bệnh viện nổi tiếng trong thành phố quả đúng là một món quà trời cho.

Vì là người mới, nên tôi phải chịu làm việc ở chỗ tệ nhất trong nhà hàng – một phòng nhỏ ở phía sau của tòa nhà, nó vừa xa cửa chính vừa cách nhà bếp khá xa, vì thế việc phục vụ chắc chắn là sẽ chậm trễ hơn phòng ăn ở phía trước. Ở đây, có hai chiếc bàn lớn và nhiều bàn nhỏ đặt gần các cửa sổ. Theo lệ thường, những khách hàng bị đẩy xuống tuốt phòng sau này thì hoặc là những phụ nữ độc thân đi ăn một mình hoặc là cả một đại gia đình lố nhố đầy trẻ con gây ồn ào náo loạn.

Sau gần hai năm phục vụ, tuy đã có thêm nhiều người mới, nhưng tôi vẫn ‘mắc kẹt’ với cái xó xỉnh này. Thường thì điều đó chẳng làm tôi bận tâm mấy vì khung cảnh bên ngoài nhìn từ đây tuyệt đẹp. Cửa sổ nhìn ra một hẻm núi dốc, đứng hai bên cây cối mọc um tùm và ở chính giữa bên dưới là một con suối nhỏ. Nó là một khung cảnh tuyệt đẹp đến kinh ngạc ở giữa lòng thành phố này. Và nó giúp tôi thư giãn rất nhiều vào những giờ nghỉ giải lao, nó mang lại cho tôi một cảm giác thanh bình thư thái.

Nhưng hôm nay lại là một ngày mà tôi ước gì mình có một chỗ phục vụ ở phòng trước của nhà hàng. Dù tôi đã cố hết sức đáp ứng mọi yêu cầu, nhưng vẫn không thể nào đáp ứng kịp vì cái khoảng cách quá xa giữa nhà bếp và các bàn ăn của khách trong thời điểm khách khứa đông đúc như thế này. Tình hình càng tệ hơn khi hai chiếc bàn lớn nhất chật kín với những chiếc ghế phụ và ghế cao dành cho trẻ con đến bít cả lối đi.

Tôi dừng lại một chút đưa mắt nhìn chung quanh xem vị khách nào cần phục vụ trước tiên. Đó là lúc tôi nhìn thấy bà, ngồi tít trong góc phòng, chỗ xa nhất, đang lơ đãng ngó ra ngoài cửa sổ mặc kệ trên bàn đầy những chén dĩa dơ do khách ăn trước để lại. Tôi đoán bà chừng 70 tuổi, mái tóc bạc trắng, khuôn mặt hằn những vết nhăn, đôi tay mang dấu vết của những năm tháng lao động vất vả. Bà ngồi lặng lẽ, gương mặt lộ rõ một nỗi buồn sâu sắc.

Tôi vội bước đến, nhanh chóng dọn bàn miệng thì lẩm bẩm trách người quản lý không cho tôi biết về người phụ nữ đang đợi.

Bà quay sang mỉm cười với tôi, nhưng rõ ràng đó chỉ là một nụ cười đáp lễ.

Bà nói: “Không sao đâu. Tôi sống ở nông trại và được ngồi nhìn khung cảnh ngoài kia thì cũng

giống như là đang được về nhà vậy”.

“Cháu cũng thích sống ở những nơi có cảnh đẹp”, tôi đáp. Nhưng dường như bà chẳng muốn tiếp tục câu chuyện.

Bà chỉ kêu có một tách trà. Tôi mang cho bà một tách trà thật nóng và bảo rằng tôi mong bà sẽ lại đến vào một dịp mà nhà hàng ít bận rộn hơn. Và rồi những tiếng réo gọi chung quanh lại dìm tôi vào trong chuỗi công việc tất bật.

“Cô ơi, cà phê của tôi đâu?”.

“Ở đây nè! Tôi đã đợi hai mươi phút rồi đó!”.

Khi tôi quay nhìn lại góc phòng thì người phụ nữ đã đi khỏi. Tôi cứ thắc mắc không biết chuyện gì làm cho bà buồn đến vậy.

Vài phút sau tôi nghe tiếng ai gọi tên mình, tôi quay lại thấy bà đang cố len lỏi qua lối đi đông

Một phần của tài liệu dong1001-Cau-Chuyen-Cam-Dong(Phan3).doc (Trang 65 - 111)