II. Tốc độ tăng trưởng (%)
2.3.1. Thành tựu đạt được và nguyên nhân
Được sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh Ủy và chỉ đạo của UBND tỉnh, Bộ Công thương, sự giúp đỡ và phối hợp của các cơ quan Trung ương cũng như địa phương, ngành Công thương tỉnh TT Huế đã nổ lực thực hiện các biện pháp đẩy mạnh XK, hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra và đạt một số kết quả đáng kể:
-Quy mô và tốc độ tăng trưởng KNXK tiếp tục đạt được mức cao.
-Thị trường truyền thống giữ vững và khai thác có hiệu quả. Các mặt hàng XK CN truyền thồng và có lợi thế như: sản phẩm dệt may, sản phẩm gỗ, hương và bột hương, bia, xi măng… vẫn được duy trì và phát triển.
-Trong điều kiện giá hầu hết các mặt hàng XK giảm, đạt được giá trị XK như những năm gần đây là do yếu tố gia tăng sản lượng các mặt hàng XK, nhất là các nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao trong KNXK của tỉnh: dệt may…
-Các liên kết kinh tế bước đầu được hình thành, khai thác tốt hiệu quả kinh tế nhờ quy mô và góp phần ổn định nguồn nguyên liệu co sản xuất, chế biến hàng XK. Việc áp dụng các công nghệ, hệ thống quản lý chất lượng được quan tâm để đáp ứng nhu cầu quản lý chất lượng, tiêu chuẩn của thị trường XK.
-Chính sách ưu đãi đầu tư, thu hút đầu tư của tỉnh đã có tác động tích cực, đặc biệt trong lĩnh vực XK đã có sự tham gia đầu tư của các dự án lớn về dệt may của công ty Scavi Huế, Công ty TNHH Hanesbrands, Công ty TNHH dệt kim và may mặc Huế, Công ty cổ phần sợi Phú Nam, Công ty cổ phần sợi Phú Thạnh (năm 2008). Do đó, nhóm hàng dệt may đã có sự tăng trưởng vượt bậc và chiếm tỷ trọng cao nhất trong kim ngạch XK của tỉnh.