Hoàn thiện phương pháp kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Một phần của tài liệu luận văn tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (Trang 66 - 75)

ở công ty hiện nay, kế toán không theo dõi riêng cho khoản mục chi phí công cụ dụng cụ (không mở TK 153 – CCDC) mà kế toán tập hợp và tính cả chi phí xuất dùng công cụ dụng cụ vào TK 152 – Chi phí nguyên vật liệu, là không hợp lý và chính xác.

Theo tôi kế toán nên mở TK 153 – công cụ dụng cụ để theo dõi và hạch toán riêng.

Để thuận lợi cho việc quản lý có hiệu quả và kế toán theo dõi một cách chi tiết, như vậy kế toán có thể tập hợp chi phí công cụ dụng cụ từ các chứng từ xuất kho công cụ dụng cụ của từng tháng và giúp cho việc xác định giá thực tế của nguyên vật liệu được chính xác.

Đồng thời cuối tháng kế toán kết hợp cùng với thủ kho kiểm kê kho vật tư để xác định chính xác và đúng đắn giá trị thực tế của vật tư tồn kho nhằm đáp ứng cho yêu cầu quản lý đạt hiệu quả cao, giúp cho việc tính toán giá thành sản phẩm phù hợp và chính xác hơn. Trong tháng 1, giá trị công cụ dụng cụ xuất kho tập hợp chung vào giá trị nguyên vật liệu xuất kho, không xác định được giá trị công cụ dụng cụ xuất kho nên không thể tập hợp riêng phân bổ được.

Ví dụ: Trong T1 /2005 phát sinh các nghiệp vụ xuất dùng công cụ dụng cụ với tổng số tiền là : 11.058.860 cho phân xưởng sản xuất. Như vậy sẽ làm cho chi phí NVL tăng lên 1 lượng là : 11.058.860 và chi phí CCDC giảm đi 1 lượng là : 11.058.860 .

ý kiến 2:

Mở thêm TK chi tiết cho TK 627:

Chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều yếu tố chi phí sản xuất, ứng với mỗi yếu tố chi phí theo chế độ quy định sẽ mở một tài khoản cấp 2 tương ứng để theo dõi chi tiết từng yếu tố chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.

TK 627.1: Chi phí nhân viên phân xưởng. TK 627.2: Chi phí vật liệu phân xưởng. TK 627.3: Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất. TK 627.4: Chi phí khấu hao TSCĐ.

TK 627.7: Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 627.8: Chi phí bằng tiềng khác.

Ngoài ra tuỳ vào từng doanh nghiệp kế toán có thể mở thêm một số TK cấp 2 khác phù hợp với yêu cầu kế toán quản trị của đơn vị.

ở công ty Vinh Hưng cũng mở một số TK cấp 2 để quản lý và theo dõi chi tiết theo đúng chế độ quy định.

Như TK 627.1: Chi phí nhân viên phân xưởng. TK 627.4: Chi phí khấu hao TSCĐ.

Còn TK 627.8 và TK 627.2 : thì chưa chi tiết và đúng theo chế độ kế toán quy định.

* Ví dụ:

TK 627.2: Chi phí vật liệu phân xưởng nhưng kế toán tính chung cho cả chi phí công cụ dụng cụ sản xuất mà lẽ ra kế toán phải mở thêm TK 627.3

TK 627.8: Chi phí bằng tiền khác, kế toán lại mở và theo dõi quản lý chung cho cả chi phí tiền điện, nước cũng tính vào chi phí bằng tiền khác mà lẽ ra thì kế toán phải mở TK 627.7: Chi phí dịch vụ mua ngoài để theo dõi.

Để phục vụ cho công tác kế toán nắm bắt được tỷ trọng của từng yếu tố chi phí chuẩn trong khoản mục chi phí sản xuất chung là bao nhiêu từ đó có biện pháp quản lý

tiết kiệm chi phí sản xuất đối với từng yếu tố chi phí như thế nào cho phù hợp, do đó kế toán nên mở thêm một số tài khoản cấp 2 cho một số yếu tố chi phí sau:

TK 627.3:Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất TK 627.7: Chi phí dịch vụ mua ngoài.

Như vậy kế toán tách riêng chi phí công cụ dụng cụ sản xuất ra khỏi chi phí vật liệu phân xưởng (TK 627.2) và theo dõi chi tiết trên TK 627.3

Còn chi phí điện nước sản xuất kế toán tách khỏi chi phí bằng tiền khác(TK 627.8) và theo dõi chi tiết trên TK 627.7.

Khi đó việc hạch toán các chi phí này trên các sổ kế toán theo định khoản sau: + Nợ TK 627.2 Có TK 152 + Nợ TK 627.7 Có TK 111,112,331… + Nợ TK 627.1 Có TK 334,338 + Nợ TK 627.8 Có TK 111,112 + Nợ TK 627.4 Có TK 214 + TK 627.3 Có TK 153

Trong tháng 1 /2005 tổng số tiền điện phải trả là 766.000 kế toán tính vào chi phí khác bằng tiền (TK 627.8). Nếu mở TK 627.7 : Chi phí dịch vụ mua ngoài thì sẽ theo dõi tiền điện trên TK 627.7

Ví dụ: Trong T1 /2005 phát sinh các nghiệp vụ xuất dùng công cụ dụng cụ với tổng số tiền là : 11.058.860 cho phân xưởng sản xuất. Như vậy sẽ làm cho chi phí NVL tăng lên 1 lượng là : 11.058.860 và chi phí CCDC giảm đi 1 lượng là : 11.058.860 . Nếu mở TK 627.3: Chi phí công cụ dụng cụ thì sẽ theo dõi công cụ trên TK 627.3

ý kiến 3:

Chi phí dịch vụ mua ngoài gồm chi phí về tiền điện phát sinh ở các phân xưởng sản xuất và phân xưởng sửa chữa. Nhưng hiện nay kế toán lại tính hết tiền điện sản xuất vào chi phí sản xuất kinh doanh chính và hạch toán số tiền này vào TK 627.8: Chi phí bằng tiền khác. Như vậy, sẽ làm cho chi phí bằng tiền khác tăng lên một lượng và làm chi phí dịch vụ mua ngoài giảm đi một lượng .

Vậy để làm sao cho chính xác từng yếu tố chi phí thì kế toán nên mở TK 627.7: Chi phí dịch vụ mua ngoài để theo dõi và hạch toán riêng.

Do vậy, để đảm bảo cho công tác hạch toán chi phí sản xuất chung đúng đối tượng, đúng nơi phát sinh chi phí, đảm bảo giá thành sản phẩm, lao vụ được tập hợp chính xác thì kế toán nên phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài cho từng phân xưởng như tiền lương thực tế của công nhân sản xuất.

Trong tháng 1 / 2005 tổng số tiền điện sản xuất là 776.000 công ty phải trả cho công ty điện lực HN, kế toán đã hạch toán khoản tiền này vào TK 627.8: Chi phí bằng tiền khác làm cho chi phí bằng tiền khác tăng lên một lượng là 776.000.

Để đảm bảo hạch toán chi phí SXC kế toán nên phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài cho từng phân xưởng theo tiền lương thực tế như sau:

Hệ số phân bổ CP dịch vụ mua ngoài =

Tổng chi phí mua ngoài

= 776.000 = 0.0168 Tổng tiền lương 46.052.081

Mức phân bổ cho PX sản xuất = 38.383.000 x 0.0168 = 646.772 Mức phân bổ cho PX sửa chữa = 7.669.081 x 0.0168 = 129.228 Nợ TK 627.7: 776.000

+Nợ TK 627.7: PX sản xuất: 646.772 +Nợ TK 627.7: PX sửa chữa: 129.228

Có TK 111,112: 776.000

ý kiến 4:

Hoàn thiện công tác đánh giá sản phẩm làm dở:

Công ty hiện nay công tác đánh giá sản phẩm làm dở được tính theo chi phí định mức có tính đến mức độ hoàn thành là hoàn toàn hợp lý, tuy nhiên giá trị của từng khoản

mục chi phí chiếm trong tổng giá thành sản phẩm làm dở mới chỉ được kế toán ước lượng dựa vào tỷ trọng của từng khoản mục chiếm trong tổng giá thành sản phẩm đã được tính ở trang trước.Việc ước tính tỷ trọng của từng khoản mục chi phí trong tổng giá trị sản phẩm làm dở. Như vậy sẽ không đánh giá chính xác từng khoản mục chi phí trong mỗi loại sản phẩm làm dở là bao nhiêu.

Thực tế định mức kỹ thuật của sản phẩm thì tỷ trọng của từng khoản mục chi phí chiếm trong mỗi loại sản phẩm làm dở là hoàn toàn khác nhau ở mỗi phân xưởng. Do đó, để công tác định giá sản phẩm làm dở cho mỗi sản phẩm được đúng nhằm đảm bảo giá thành sản phẩm chính xác thì kế toán phải tiến hành kiểm tra sản phẩm làm dở ở mỗi phân xưởng vào cuối tháng vì sản phẩm làm dở ở mỗi phân xưởng là khác nhau. Như vậy cuối tháng phải lập biên bản xác định giá trị sản phẩm làm dở ở mỗi phân xưởng. Hoặc kế toán có thể căn cứ vào định mức kỹ thuật sản phẩm ở từng giai đoạn sản xuất để xác định từng khoản mục chi phí của mỗi loại sản phẩm làm dở là bao nhiêu. Sau đây là số chỉ tiêu mà phòng kỹ thuật tính được trong tháng:

Khoản mục Mức độ hoàn thành Phanh rút 70%

Mức độ HT 90% Chân chống nửa thành phẩm.

Chi phí NVL 86% 84%

Chi phí nhân công 6% 4%

Chi phí máy 8% 12%

Căn cứ vào số liệu trên, kế toán có thể tính được giá trị của từng khoản mục trong sản phẩm dở một cách chính xác.

Ví dụ:

Giá trị sản phẩm làm dở của phanh rút loại nhỏ và chân chống được tính cho từng khoản mục như sau:

Giá trị sản phẩm làm dở của Phanh rút nhỏ:

Chi phí NVL = 70% x 115 x 20.000 x 86% = 1.384.600 Chi phí nhân công = 70% x 115 x 20.000 x 6% = 96.600 Chi phí máy = 70% x 115 x 20.000 x 8% = 128.80

Giá trị sản phẩm làm dở của Chân chống:

Chi phí NVL = 90% x 67 x 13.180 x 84% = 667.593 Chi phí nhân công = 90% x 67 x 13.180 x 4% = 31.790 Chi phí máy = 90% x 67 x 13.180 x 12% = 95.371

Cộng: 794.754

Giá trị sản phẩm làm dở của Vật liệu:

Giá trị sản phẩm làm dở của vật liệu thép lá = 4.637 x 5.142 = 23.841.524

Như vậy sau các tính toán lại, giá thành sản phẩm của Cty đã thay đổi như sau:

Phanh rút nhỏ:

Khoản mụ Giá thành Chênh lệch Cũ Mới - CP NVL 1.416.800 1.384.600 -32.200 - CP NC 64.400 96.600 +32.200 - CP Máy 128.800 128.000 -800 Cộng 1.610.000 1.610.000 -800 Chân chống Mini:

Khoản mụ Giá thành Chênh lệch Cũ Mới - CP NVL 699.383 667.593 -31.790 - CP NC 31.790 31.790 0 - CP Máy 63.581 95.371 +31.790 Cộng 794.754 794.754 0 Kết luận

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước các doanh nghiệp sản xuất phải chịu sự tác động của quy luật thị trường trong đó cạnh tranh là một tất yếu. Chính vì vậy để tồn tại và phát triển sản phẩm mà doanh nghiệp mà doanh nghiệp sản xuất ra phải được thị trường chấp nhận nghĩa là giá trị cá biết của sản phẩm của doanh nghiệp phải nhỏ hơn giá trị thị trường của sản phầm.

Ngày nay để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường và trở thành công cụ quản lý có hiệu lực tại các doanh nghiệp, kế toán nói chung và đặc biệt là kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải luôn được cải tiến và hoàn thiện. Vì chi phí sản xuất và giá thành thực sự là một chỉ tiêu tổng hợp, là một tấm gương phản chiếu toàn bộ chi phí sản xuất là lãng phí hay tiết kiệm trong quá trình sản xuất sản phẩm đáp ứng ngày càng cao của công tác quản lý, phát huy cao độ vai trò của kế toán là giám đốc mọi hoạt động của sản xuất kinh doanh một cách thường xuyên liên tục, toàn diện và có hệ thống. Phát hiện và khai thác kịp thời khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp tăng cường và thúc đẩy chế độ hạch toán kinh tế.

Qua thời gian thực tập tại công ty Vinh Hưng, tôi nhận thấy trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế, cùng với sự đổi mới sâu sắc của cơ chế kinh tế, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty đã không ngừng được hoàn thiện và phát triển, đáp ứng được yêu cầu đặt ra của cơ chế mới hiện nay. Tuy nhiên, nếu công ty nếu công ty tìm được những biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa đối với quá trình phát triển của công ty.

Những ý kiến đóng góp của tôi nêu ra phần nào hoàn thiện hơn công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành. Trong điều kiện hiện tại của công ty, cùng với khả năng và trình độ của cán bộ kế toán của công ty cộng với sự quan tâm đúng mực của lãnh đạo trong thời gian tới công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi trong điều kiện đổi mới với cơ chế nền kinh tế thị trường.

Mục Lục Lời mở đầu Chương 1

Những vấn đề lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp

1.1 CP sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 1.1.1 KN chi phí sản xuất

1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất

1.1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí 1.1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích công dụng của chi phí 1.1.2.3 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm

1.1.2.4 Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí

1.2 Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm 1.2.1 KN giá thành sản phẩm

1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm

1.2.2.1 Phân loại giá thành theo thời điểm và cơ sở số liệu tính giá thành 1.2.2.2 Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán

1.3 Sự khác nhau giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.4 Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành

1.5 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành 1.5.1 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất

1.5.2 Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành

1.5.3 Mối quan hệ giữa đối tượng chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành 1.6 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

1.6.1 Phương pháp kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp KKTX 1.6.1.1 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí NVLTT

1.6.1.2 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí NCTT 1.6.1.3 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí SXC 1.6.1.4 Tổng hợp chi phí sản xuất

1.6.2 Phương pháp kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp KKĐK 1.7 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

1.7.1 Đánh giá sản phẩm dơ dang theo NVLTT

1.7.2 Đánh giá sản phẩm dơ dang theo sản lượng hoàn thanh tương đương 1.7.3 Đánh giá sản phẩm dơ dang theo chi phí sản xuất định mức

1.8 Các phương pháp tính giá thành 1.8.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn 1.8.2 Phương pháp tính giá thành phân bước

1.8.1.1 Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành NTP 1.8.1.2 Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành NTP

1.8.3 Phương pháp loại trừ chi phí sản xuất sp phụ 1.8.4 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 1.8.5 Phương pháp tính giá thành theo hệ số

1.8.6 Phương pháp tính giá thàng theo tỷ lệ

1.9 Sổ kế toán sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành CHƯƠNG 2

Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở Cty CP Vinh Hưng 2.1 Đặc điểm chung của Cty

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Cty

2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất ở cty Vinh Hưng 2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại cty Vinh Hưng

2.2 Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở cty VH 2.2.1 Đặc điểm chi phí sản xuất và cách phân loại chi phí sản xuất ở Cty 2.2.2.1 Đặc điểm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất ở Cty 2.2.2.2 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất

2.2.2 Phương pháp kế toán chi phí sản xuất ở Cty Vinh Hưng 2.2.2.1 Chi phí NVLTT

2.2.2.2 Chi phí NCTT 2.2.2.3 Chi phí SXC

2.2.2.3.1 Chi phí nhân viên phân xưởng 2.2.2.3.2 Chi phí vật liệu phân xưởng 2.2.2.3.3 Chi phí khấu hao tài sản cố định 2.2.2.3.4 Chi phí khác bằng tiền

2.2.2.4 Kế toán chi phí sản xuất toàn công ty

2.2.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở Cty VHưng 2.2.2.1 Đối tượng tính giá thành

Một phần của tài liệu luận văn tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (Trang 66 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)