TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CAM CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế canh tác cam ở xã hương đô huyện hương khê tỉnh hà tĩnh (Trang 30)

5. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

2.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CAM CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA

2.3.1 Tình hình chung của các hộ điều tra

Hương Đô là xã nằm về phía Đông Nam của huyện Hương Khê, toàn xã có 11 xóm với 1209 hộ, hầu như hộ nào cũng trồng cam, bưởi. Hộ có đất rừng thì trồng ở đất rừng và cả ở vườn nhà, còn hộ không có rừng thì trồng ở trong vườn ở. Nhìn chung thì các hộ đều trồng cam, hộ nhiều thì vài ha còn hộ ít thì cũng có vài gốc. Trong các xóm thì mỗi xóm chỉ có rải rác vài hộ hoạt động phi nông nghiệp chứ không có xóm nào chuyên kinh doanh phi nông nghiệp.

Để tiến hành điều tra tối tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên 60 hộ ở 3 xóm đại diện có diện tích và sản lượng cam điển hình đó là xóm 1, xóm 3, xóm 5. Trong đó xóm 1 đại diện cho những hộ có diện tích trồng cam lớn, xóm 3 đại diện cho những hộ có mức đầu tư trung bình, xóm 5 đại diện cho những hộ có mức đầu tư cao.

2.3.1.1. Tình hình nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra

Như ta đã biết lực lượng lao động có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với bất kỳ ngành sản xuất kinh doanh nào đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Để tìm hiểu rõ hơn về tình hình lao động của các hộ điều tra ta đi vào phân tích bảng sau

Bảng 9: Tình hình nhân khẩu lao động của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

1. Tổng số hộ Hộ 60

2. Tổng nhân khẩu Người 249

Nhân khẩu BQ/hộ Người 4,15

3. Tổng lao động LĐ 183

Lao động nông nghiệp LĐ 104

Lao động phi nông nghiệp LĐ 79

Lao động BQ/hộ LĐ 3,05

LĐNN BQ/hộ LĐ 1,73

LĐPNN BQ/hộ LĐ 1,32

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2009)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tổng số hộ điều tra là 60 hộ, tổng nhân khẩu là 249 người, bình quân mỗi hộ có 4,15 nhân khẩu như vậy tổng số nhân khẩu bình quân trên mỗi hộ không cao lắm. Như vậy có thể nói các hộ đang thực hiện kế hoạch hóa gia đình, chủ trương xây dựng gia đình ít con để có điều kiện chăm sóc nuôi dạy con tốt hơn, đảm bảo cuộc sống gia đình được đầy đủ.

Trong tổng số 60 hộ điều tra có 183 lao động trong đó có 104 lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 56,83% tổng số lao động. Sở dĩ như vậy là vì nguồn thu nhập chính của các hộ này chủ yếu là từ cam, trung bình mỗi hộ có 19,75 sào với diện tích cam lớn như vậy đòi hỏi phải có lực lượng lao

động lớn để chăm sóc, nhất là khi mùa vụ căng thẳng, chính lực lượng lao động lớn như vậy giúp hộ giảm bớt được chi phí thuê lao động.

2.3.1.2. Tình hình đất đai của các hộ điều tra.

Như ta đã biết đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt và không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp. Nó vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động. Để tìm hiểu rõ hơn về tình hình đất đai của các hộ điều tra ta tìm hiểu bảng sau

Bảng 10: Tình hình đất đai của các hộ điều tra

Chỉ tiêu Diện tích (sào) BQ/hộ (sào) Tỷ lệ(%)

1. Đất lúa 152,5 2,54 8,42

2. Đất hoa màu 171,5 2,86 9,46

3. Đất lâm nghiệp 142 2,37 7,84

4. Đất nuôi cá, chăn nuôi 26 0,43 1,43

5. Đất vườn, nhà ở 135 2,25 7,45

6. Đất trồng cam 1185 19,75 65,40

Tổng cộng 1812 30,20 100

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2009)

Qua bảng ta thấy tổng diện tích đất của các hộ là 1812 sào, bình quân mỗi hộ có 30,20 sào. Trong đó diện tích trồng cam là 1185 sào bình quân mỗi hộ có 19,75 sào chiếm 65,40% tổng diện tích đất. Như vậy có thể nói diện tích đất của các hộ chủ yếu để trồng cam. Thứ hai là diện tích trồng hoa màu với 171,5 sào bình quân mỗi hộ là 2,86 sào chiếm 9,46% tổng diện tích đất. Tiếp đến là diện tích trồng lúa với 152,5 sào, bình quân mỗi hộ có 2,54 sào. Còn diện tích đất lâm nghiệp, đất nuôi cá, đất vườn chiếm diện tích không đáng kể.

Như vậy, với diện tích đất trồng cam lớn như vậy có thể thấy các nông hộ chủ yếu lấy thu nhập từ cam để trang trải cho cuộc sống của mình là nhiều

2.3.1.3 Cơ cấu sản xuất và cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra

Qua bảng số liệu ta thấy tổng thu nhập năm 2009 của các hộ điều tra tính

bình quân trên 1 hộ là 86.404,04nghìn đồng. Điều này cho thấy thu nhập của hộ

là rất lớn, do đó mức độ đầu tư vào các hoạt động sản xuất sẽ được chủ trọng. Về cơ cấu thu nhập, ta thấy thu nhập từ nông nghiệp vẫn là nguồn thu chính của

88,36%; chăn nuôi chiếm 2,25%; lâm nghiệp chiếm 2,50%). Trong trồng trọt thì

thu từ cam khá cao, bình quân 74.009,04 nghìn đồng/hộ, chiếm 96,94% so với

nguồn thu từ trồng trọt và 85,65% so với tổng thu nhập của hộ. Sỡ dĩ thu nhập từ cam lớn là do ở đây trồng với diện tích lớn, mặt khác năm 2009 giá cam rất cao, có thể nói cao nhất từ trước tới nay.

Việc làm phi nông nghiệp trên địa bàn phát triển chưa nhiều nên cơ cấu thu nhập từ làm thuê phi nông nghiệp chiếm tỉ lệ rất thấp chỉ (3,02%) với thu nhập khoảng 2.608,33 nghìn đồng/hộ, là do sau khi xong mùa vụ, hầu hết các lao động đều làm thêm các nghề như: phụ nề, vận chuyển gạch ngói, chở cát sỏi… Việc làm thêm các nghề phụ trong thời gian nông nhàn đã tạo thêm cho các hộ một khoản thu nhập đáng kể, nhờ đó họ có điều kiện chủ động đầu tư các yếu tố đầu vào một cách đầy đủ, kịp thời khi vào mùa vụ sản xuất.

Nguồn thu nhập còn lại của hộ là thu nhập khác chiếm không đáng kể

trong thu nhập của hộ khoảng 3,86% với 3.336,67 nghìn đồng/hộ, nguồn thu

nhập này chủ yếu là lương của các lao động của hộ công nhân nhà máy gạch hoặc giáo viên các trường trung học, tiểu học, mầm non, trợ cấp thương binh, liệt sĩ trên địa bàn xã. Đây là nguồn thu nhập khá ổn định, có thể dùng để đầu tư cho các hoạt động sản xuất khác.

Bảng 11:Tình hình thu nhập và cơ cấu thu nhập năm 2009 bình quân 1 hộ điều tra

Khoản mục Thu nhập (1000đ) Tỷ lệ (%) Tổng thu nhập 86.404,04 100 1. Trồng trọt 76.347,37 88,36 Cam 74.009,04 96,94 2. Chăn nuôi 1.941,67 2,25 3. Lâm nghiệp 2.170,00 2,50

5. Làm thuê phi nông nghiệp 2.608,33 3,02

6. Khác 3.336,67 3,86

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2009)

2.3.2. Tình hình sản xuất cam của các hộ điều tra

Năm 1993, theo tiếng gọi của Đảng, hàng trăm hộ dân của các xã Hương Đô, Hương Trạch, Phúc Trạch, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) lên đường đi xây dựng vùng kinh tế mới. Trong đó, có 86 hộ dân vào vùng Khe Mây (Hương Đô) khai phá tiềm năng đất đai, xây dựng cuộc sống mới. Ngày ấy, Khe Mây còn heo hút, núi rừng âm u, cây dại mọc chằng chịt. Buổi đầu lập nghiệp trên vùng đất mới còn khó khăn trăm bề, bệnh tật... Nhưng những người đến với Khe Mây không quản ngại khó khăn đều nung nấu ý chí, nghị lực đi lên bằng bàn tay, khối óc, họ động viên nhau vượt qua vất vả ban đầu, vừa sớm ổn định nơi ăn chốn ở, vừa đầu tư công sức khai hoang. Ban đầu do thiếu vốn, họ thực hiện phương châm khai hoang đến đâu, trồng rau màu đến đó. Hộ ít cũng trồng được vài ba sào. Phương thức này không những có cái ăn hàng ngày mà còn có sản phẩm phục vụ chăn nuôi. Cứ thế, cuộc sống nơi miền đất lạ dần dần được ổn định. Sau hơn 3 năm, cùng với sản xuất rau, màu, nhiều loại cây ăn quả bắt đầu đâm chồi nảy lộc, ngày một tốt tươi. Những vườn cam, vườn bưởi bát ngát màu xanh, nở hoa kết trái. Khí hậu, thổ nhưỡng vùng Khe Mây rất phù hợp với cây cam, giống cam nào trồng trên đất Khe Mây đều ra hoa, đậu quả nhiều và ít sâu bệnh. Cây cam thực sự đã trở thành một thứ đặc sản hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ dân ở xã Hương Đô.

2.3.2.2 Tình hình chung về sản xuất cam của các hộ điều tra

Qua số liệu điều tra được thể hiện ở bảng 11 ta thấy: Số cây cam trong

độ tuổi thu hoạch là 396,17 cây/hộ, so với số cây trồng bình quân trên vườn

462,29 cây/vườn thì tỷ lệ chiếm tương đối lớn, chiếm 85,70%. Như vậy, đa phần vườn cam của các hộ đã cho thu nhập.

Bảng 12: Tình hình sản xuất cam của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

Số cây/hộ Cây 462,29

Số cây thu hoạch/hộ Cây 396,17

Số kg/cây kg 16,09

Số kg/hộ kg 6.372,67

Năng suất bình quân/vườn của các hộ điều tra đạt 6.372,67kg/hộ, bình quân năng suất cây đạt 16,09kg/cây, mức năng suất này còn thấp so với khả năng cuả cây cam ở nơi đây. Cây ở độ tuổi từ 5 - 10 năm cho bình quân từ 16,72kg/cây, cao nhất là khi cây ở độ tuổi 11-15 khoảng 18,46kg/cây.

Năng suất cam năm 2009 còn tương đối thấp so với các năm trước. Sỡ dĩ như vậy là vì giá cả thấp nên người dân ngại đầu tư cho cam. Theo như các hộ trồng cam nói thì mấy năm trước như năm 2008 năng suất cam có thể đạt 20kg/cây đối với những cây có độ tuổi từ 5-10 năm và 25kg/cây đối với những cây trong độ tuổi 11-15 năm, tuy nhiên giá bán lại tương đối thấp. Loại Cam to, đẹp được 18 nghìn đồng/kg. Còn loại trung bình được bán ngang với giá chỉ 7000-10.000đ/kg số còn lại chỉ được 2000-3000đ/kg. Còn năm 2009 tuy năng suất có thấp hơn nhưng giá bán lại rất cao khiến người dân cũng ngỡ ngàng, loại cam to khoảng 4-5quả/kg lên tới 45.000đ/kg. Loại vừa cũng lên tới 17.000đ/kg. Như vậy giá bán năm 2009 cao so với năm 2008 rất nhiều.

2.3.2.3 Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất cam của các hộ điều tra

Muốn thu được kết quả sản xuất thì ban đầu phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định. Chi phí sản xuất là toàn bộ những khoản mục đầu tư mà nhà sản xuất bỏ ra nhằm thu được một kết quả nhất định, nó là bộ phận cấu thành giá trị sản xuất. Chi phí đầu tư trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nông hộ, nó thể hiện trình độ, cách thức tổ chức quản lý của các chủ hộ.

Hiệu quả kinh tế của sản xuất cây ăn quả nói chung ở hộ gia đình cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào khâu đầu tư ở cả hai giai đoạn: Kiến thiết cơ bản và giai đoạn kinh doanh. Khâu đầu tư kiến thiết cơ bản được đầu tư đúng mức nhưng ở khâu kinh doanh thấp và ngược lại đều không mang lại hiệu quả mong muốn. Cam là loại cây ăn quả lâu năm, giai đoạn kiến thiết kéo dài 5 năm, giai đoạn kinh doanh lên tới 15 năm, như vậy có thể thấy lượng đầu tư cho cam trong cả chu kỳ sản xuất là khá lớn, chính vì vậy để thu được lợi nhuận cao các hộ cần phải xem xét kỹ lưỡng từng yếu tố đầu vào.

Đối với cam thì chi phí đầu vào gồm giống, phân bón, thuốc BVTV,lao động… để thấy được mức độ đầu tư của các hộ như thế nào chúng ta xem xét chi phí đầu tư trong 2 giai đoạn: giai đoạn kiến thiết cơ bản và chu kỳ kinh doanh..

Giai đoạn kiến thiết cơ bản: đây là giai đoạn đòi hỏi đầu tư lớn nhưng cam chưa cho thu sản phẩm

Nhìn vào bảng ta thấy tổng chi phí cho thời kỳ kiến thiết cơ bản là 3.765,80 nghìn đồng/sào. Trong chi phí TKKTCB thì chi phí cây giống là 142,41 nghìn đồng chiếm 3,78% bao gồm cả chi phí trồng mới và chi phí trồng dặm. Cây giống mà người nông dân sử dụng ở đây là giống cam ghép. Được mua với giá từ 5-7 nghìn đồng và tự sản xuất, tuy nhiên tỷ lệ sống rất cao nên chi phí giống cũng không cao lắm.

Chiếm lớn nhất trong chi phí thời kỳ kiến thiết cơ bản là chi phí về phân bón với 2.660,83 nghìn đồng chiếm 70,66% trong đó phân chuồng chiếm tỷ lệ lớn nhất với 47,02% chủ yếu được người dân tận dụng từ chăn nuôi và mua với giá từ 0,5-1000đ/kg nhưng lượng mua không nhiều ngoài phân chuồng người dân còn bón các loại phân hóa học khác như Đạm, lân, kali…tùy từng giai đoạn phát triển của Cam mà các hộ bón các lượng khác nhau, tuy nhiên chi phí cho các loại phân này không nhiều.

Bảng 13: Chi phí đầu tư cho sản xuất cam ở thời kỳ kiến thiết cơ bản Khoản mục chi phí Giá trị (1000đ/sào) Tỷ lệ (%)

1. Giống 142,41 3,78 2. Phân bón 2.660,83 70,66 2.1 Phân chuồng 1.770,64 47,02 2.2 Đạm 124,10 3,30 2.3 Lân 250,22 6,64 2.4 Kali 323,88 8,60 2.5 NPK 86,48 2,30 2.6 Vôi 105,51 2,80 3. Thuốc BVTV 28,37 0,75 4. Lao động gia đình 608,86 17,17

Tổng 3.765,80 100,00

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2009)

Những năm thời kỳ kiến thiết cơ bản đòi hỏi chi phí về công lao động khá nhiều 903,73 nghìn đồng chiếm 24,00% tổng chi phí, đặc biệt là năm đầu tiên đòi hỏi nhiều nhất do năm đầu đòi hỏi công để chuẩn bị đất đào hố, trồng cây con. Chủ yếu là lao động gia đình tận dụng khi nhàn rỗi và lao động thuê nhưng rất ít hộ thuê chỉ những hộ ít người hoặc những hộ công nhân viên chức không đủ lao động mới thuê.

Ngoài các chi phí trên TKKTCB còn các chi phí khác như thuốc BVTV, chi phí khác(vật liệu tủ gốc..) nhưng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (0,81%).

Mặc dù TKKTCB chưa cho thu hoạch nhưng không vì thế mà không đầu tư, TKKTCB vườn cây là rất quan trọng, nếu một vườn cây TKKTCB không được đầu tư chăm sóc thì vườn cây chậm phát triển, chậm ra hoa kết quả, thậm chí không cho quả, nếu đầu tư chăm sóc từ TKKTCB tốt thì có thể ra hoa kết quả sớm hơn và ổn định. Vì vậy, các nông hộ cần đầu tư chăm sóc cam ngay từ TKKTCB.

Toàn bộ chi phí của 5 năm TKKTCB được hạch toán và phân bổ đều cho 15 năm TKKD để khấu hao dần, điều này giúp định hướng đầu tư phù hợp nhằm mang lại hiệu quả sản xuất cam

Giai đoạn kinh doanh: Đây là thời kỳ mà cam bắt đầu cho thu hoạch, cho nên việc hạch toán chi phí có ảnh hưởng tới thu nhập của hộ rất lớn, việc hạch toán chi phí giúp ta xem xét lợi ích thu được từ đó có kế hoạch cho những năm tiếp theo.

Qua bảng số liệu ta thấy: Chi phí vườn cam trung bình mỗi năm là

1.246,30 nghìn đồng. Chi phí về phân bón vẫn lớn nhất là 957,83 nghìn đồng

mỗi sào chiếm 76,85% tổng lượng chi phí. Do trong thời kỳ này cần dinh dưỡng không chỉ để sinh trưởng mà còn để nuôi cây.phân bón mà hộ sử dụng cũng chủ yếu là phân chuồng chiếm 51,28% sau đó đến kali, vì giai đoạn ra quả cần kali để cho quả chín mộng, đẹp, da trơn.

Những năm TKKD công lao động chủ yếu dành cho việc bón phân, chăm sóc, đã được người dân chủ trọng để nhằm hy vọng mang lại thu hoạch cao hơn.

Chi phí lao động là 213,79 nghìn đồng/sào/năm (chiếm 17,15% tổng chi phí), chủ

yếu vẫn là tự có của gia đình chiếm 69,16% trong tổng số lao động.

Chi phí về thuốc BVTV khá thấp (0,85%) vì hầu hết các hộ nông dân đều dùng vôi để phòng trừ sâu bệnh.

Trong các khoản chi phí cần đầu tư cho cây cam thì khoản chi phí khác bao gồm chi phí vật liệu tủ gốc, chi phí tưới cây… đóng một phần quan trọng. Các biện pháp phụ trợ này giúp giảm xói mòn, làm đất tơi xốp, tăng độ mùn cung cấp lượng đạm nhất định, giúp cây hấp thụ các chất dinh dưỡng từ phân bón tốt hơn, tăng khả năng chống chịu của cây vào mùa nắng, từ đó tăng khả

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế canh tác cam ở xã hương đô huyện hương khê tỉnh hà tĩnh (Trang 30)

w