Rock Creek near Darby, Montana (Missing)

Một phần của tài liệu một số vấn để thủy văn ứng dụng trong lâm nghiệp (Trang 43 - 45)

G là thông lượng nhiêêt truyền vào đất (MJ/m/ngày), được tính như sau:

0.075Rock Creek near Darby, Montana (Missing)

(Nguồn:http://wwwrcamnl.wr.usgs.gov/sws/fieldmethods/Indirects/nv alues/index.htm)

- Tính hệ số dòng chảy (C) từ tỷ lệ diện tích không thấm nước (i) trong các lưu vực đô thị:

+ Theo Urbonas và các cộng sự (1990):

C = 0.858i3 – 0.78i2 + 0.774i + 0.04

+ Theo Schueler (1992):

C = 0.9i+0.05

- Tính lưu lượng dòng chảy theo phương pháp SCS tổn thất dòng chảy (từ nhóm đất thủy văn, chỉ số S và CN):

+ Trong một lưu vực nào đó, sau mỗi trận mưa, người ta nhận thấy rằng lượng mưa vượt (còn gọi lượng mưa hữu hiệu) gây ra dòng chảy trực tiếp (Q) luôn nhỏ hơn tổng lượng mưa (P). Tương tự như vậy, lượng nước thực tế bị giữ lại trong lưu vực (Fa) bao giờ cũng nhỏ hơn lượng nước bị giữ lại tiềm năng (S) trong lưu vực đó. Bên cạnh đó, trong mỗi trận mưa có 1 lượng tổn thất ban đầu không sinh dòng chảy (Ia). Do đó, lượng dòng chảy tiềm năng có thể được tính thông qua phương trình đơn giản là P – Ia. Trong phương pháp SCS, người ta giả thiết như sau:

Fa/S = Q/(P – Ia)

Theo nguyên ly cân bằng ta có: P = Fa + Ia + Q.

Từ đó có thể tính được Q = (P-Ia)2/(P – Ia + S)

- Đối với các lưu vực nhỏ, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy Ia = 0.2S. Vì vậy:

Q = (P – 0.2S)2/(P + 0.8S)

Trong đó Q là lớp dòng chảy sau trận mưa và S là lượng nước tối đa có thể được giữ lại trong lưu vực. Cả 2 đại lượng này đều được tính theo đơn vị của lượng mưa P (inch).

- Chỉ số S có thể được tính thông qua mối liên hệ giữa S (được tính bằng inch) với chỉ số đường cong dòng chảy (ky hiệu là CN, có giá trị

0 ≤ CN ≤ 100. Đối với các vùng không thấm nước hoặc mặt nước thì CN = 100):

S = (1000/CN) – 10

+ Chỉ số CN phụ thuộc vào từng nhóm đất thủy văn và hiện trạng sử dụng đất, được xác định theo cách tra bảng (Bảng “Table 08” và “Table 5.1” dưới đây)

(Lưu y: độ ẩm của đất trước trận mưa đang xét được gọi là độ ẩm kỳ trước, được tính gián tiếp thông qua lượng mưa kỳ trước đồng thời được chia thành 3 nhóm: độ ẩm kỳ trước trong điều kiện bình thường – ky hiệu AMC II, độ ẩm kỳ trước trong điều kiện ẩm ướt (AMC III) và độ ẩm kỳ trước trong điều kiện khô (AMC I). Tiêu chuẩn để phân loại 3 loại độ ẩm này được thể hiện trong bảng sau:

Nhóm AMC

Tổng lượng mưa 5 ngày trước (in)

Mùa không hoạt động Mùa sinh trưởng

I <0.5 <1.4

II 0.5-1.0 1.4-2.1

Một phần của tài liệu một số vấn để thủy văn ứng dụng trong lâm nghiệp (Trang 43 - 45)