- Cơ sở của mối liờn hệ giữa cỏc sự vật, hiện tượng là ở tớnh thống nhất vật
c. Các tính chất của mối liên hệ
c. Các tính chất của mối liên hệ
- Tính khách quan: - Tính khách quan: - Tính phổ biến: - Tính phổ biến: - Tính đa dạng, phong phú: - Tính đa dạng, phong phú:
- Vì bất cứ sự vật, hiện tư ợng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác và mối liên hệ lại rất phong phú, đa dạng nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta phải tôn trọng quan điểm toàn diện.
+ Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác.
+ Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng mối liên hệ, phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, tất nhiên, và lưu ý đến sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mối liên hệ để hiểu rõ bản chất của sự vật.
+ Trong hoạt động thực tế, phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
- Vì các mối liên hệ là sự tác động qua lại, chuyển hoá, quy định lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tư ợng nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải khắc phục quan điểm phiến diện:
+ Trong nhận thức và hành động chỉ thấy mặt này, mối liên hệ này mà không thấy mặt khác, mối liên hệ khác của sự vật hiện tượng nhận thức sự vật hiện tượng trong trạng thái cô lập, tách rời, giải quyết công việc thiếu tính đồng bộ.
+ Cào bằng các mối liên hệ, không thấy được vị trí, vai trò khác nhau của các mối liên hệ giải quyết công việc một cách dàn trải, bình quân, không thấy trọng tâm, trọng điểm.