Chương 3 Giải pháp thực hiện hiệu quả giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Thành phố Hà

Một phần của tài liệu Các biện pháp thu hồi và đền bù giải phóng mặt bằng của Thành phố Hà Nội (Trang 30 - 36)

phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Thành phố Hà

Nội

3.1 Định hướng phát triển CSHTGT của Thành phố Hà Nội

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, do mức độ đầu tư phát triển ở Hà Nội vẫn chưa tương xứng với tốc độ phát triển của Thành phố nói chung, tốc độ đô thị hóa nói riêng, nên hệ thống giao thông vận tải của Thủ đô vẫn tồn tại nhiều yếu kém, thể hiện rõ ở trên các phương diện: kết cấu hạ tầng giao thông, hoạt động vận tải hành khách công cộng, quản lý phương tiện giao thông cá nhân...Hệ quả là tình trạng ách tắc giao thông ngày càng gia tăng, mất an toàn giao thông ngày càng nghiêm trọng, tiềm ẩn những nguy cơ hạn chế mức độ tăng trưởng kinh tế, xã hội của Thủ đô trong thời gian tới.

Để khắc phục, Bộ Xây dựng đề xuất trước mắt từ nay đến 2010, cần tập trung đầu tư triển khai một số dự án trọng điểm nhằm giải quyết cơ bản tình trạng ách tắc giao thông và tôn tạo cảnh quan đô thị để phục vụ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Kinh phí thực hiện các dự án ưu tiên đến thời điểm trên dự kiến lên tới là 41.115 tỷ đồng. Các dự án ưu tiên đầu tư này bao gồm: Cải tạo, nâng cấp một số trục quốc lộ hướng tâm và cao tốc hướng tâm: quốc lộ 1 (phía Nam và phía Bắc), quốc lộ 2, quốc lộ 3, quốc lộ 32. Xây dựng đường cao tốc hướng tâm: cao tốc Láng - Hòa Lạc, cao tốc Hà Nội - Lào Cai, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cao tốc Hà Nội - Bắc Ninh; Xây dựng khép kín đường vành đai 2, đoạn Bưởi - Nhật Tân - Vĩnh Ngọc - Cầu Chui - Sài Đồng - Vĩnh Tuy - Minh Khai. Xây dựng khép kín đường vành đai 3, đoạn Sài Đồng - Ninh Hiệp - Nội Bài và đoạn tuyến cao tốc nối từ Ninh Hiệp tới đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long. Triển khai xây dựng phần đường vành đai 3 cao tốc cho đoạn Nội Bài - Thăng Long - Mai Dịch - Thanh Trì.Nằm trong chuỗi dự án này bao gồm cả việc triển khai xây

dựng tuyến đường sắt đô thị số 3; nghiên cứu, huy động vốn xây dựng tuyến đường sắt đô thị Hà Nội - Hà Đông, tuyến đường sắt đô thị số 1, tuyến đường sắt đô thị số 2 (đoạn trong nội thành Hà Nội); xây dựng thí điểm 2 tuyến xe buýt ưu tiên theo hành lang Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Láng Hạ - Giảng Võ và hành lang Giải Phóng - Đại Cồ Việt - Hàng Bài (theo dự án phát triển giao thông Hà Nội đã được UBND Thành phố phê duyệt)...

Và Bộ Xây dựng cũng đưa ra trong báo cáo thẩm định qui hoạch giao thông Hà Nội vừa trình Chính phủ.

Theo đó, từ nay đến năm 2020, cần phải có nguồn vốn đầu tư khoảng 208.954 tỉ đồng (khoảng 12,98 tỉ USD) để có một hệ thống giao thông đáp ứng được yêu cầu phát triển của thủ đô. Trong đó, vốn cho các dự án đường bộ là 77.963 tỉ đồng, các dự án đường sắt 97.469 tỉ đồng, đường thủy 27.412 tỉ đồng, sân bay 8.100 tỉ đồng và 3.792 tỉ đồng cho công tác quản lý giao thông và an toàn giao thông, còn lại là 488 tỉ đồng cho công tác tăng cường thể chế chính sách. Dự kiến kinh phí thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư đến năm 2010 là 41.115 tỉ đồng.

Vậy theo các quy hoạch đã được UBND Thành phố phê duyệt và Bộ Xây dựng trình Chính phủ thì hệ thống giao thông Thành phố sẽ được quy hoạch một cách tổng thể và hiện đại đáp ứng đủ các điều kiện của một đô thị hiện đại và văn minh.

3.2 Giải pháp thực hiện hiệu quả GPMB phục vụ phát triển CSHTGT của Thành phố Hà Nội

3.2.1 Một số giải pháp chung

Giải phóng mặt bằng là một lĩnh vực nhạy cảm và khó khăn trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị để lam tốt công tác này Thành phố cần triển khai các biện pháp sau:

- Đẩy mạnh công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất; tổ chức công bố quy hoạch, cắm chỉ giới, mốc giới theo quy định của Luật xây dựng; đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ.

- Tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy hoạch, từng bước thay thế phương thức giải phóng mặt bằng theo từng dự án. Xây dựng cơ chế chính sách để các Tổ chức phát triển quỹ đất ( Trung tâm phát triển quỹ đất ) thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ quy định

- Coi trọng công tác chính trị tư tưởng, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật bằng nhiều hình thức và ở các cấp, các ngành.

- Huy động các nguồn vốn trong nước cũng như ngoài nước vào đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông trong Thành phố.

- Thực hiện các chính sách ưu tiên đối với các tổ chức cá nhân đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn Thành phố. Chẳng hạn như giảm thuế, hỗ trợ vay vốn đầu tư cơ sở hạ tầng.

3.2.2 Một số giải pháp về chính sách

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn, Thành phố sẽ tập trung chỉ đạo triển khai những giải pháp chủ yếu với các nội dung sau:

- Vận dụng linh hoạt, ban hành đồng bộ cơ chế chính sách bồi thời, hỗ trợ và tái định cư cho phù hợp với quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của Thủ đô.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phân cấp, chú trọng công tác kiểm tra, thanh tra, kịp thời giải quyết các khiếu lại của công dân.

- Tăng cường chuyên môn hoá( kiện toàn đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác GPMB ), công tác tham mưu, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các cấp.

- Chính sách ưu tiên cho các tổ chức cá nhân đầu tư vào các cơ sở hạ tầng giao thông có thu phí của người sử dụng và các dự án này thực hiện dưới hình thức BOT, BT, BTO ưu tiên cho tổ chức cá nhân đầu tư vào hệ thống xe bus, hệ thống xe điện mà thành phố đã triển khai quy hoạch nhằm giảm ngân sách Thành phố đầu tư vào các dự án này.

Riêng vấn đề đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị thì khó khăn nhất vẫn là các vấn đề về vốn đầu tư và giải phóng mặt bằng. Nếu làm theo cách như từ trước đến nay thì những tuyến đường đô thị mới mở vừa không phát huy được hết tác dụng (vỉa hè lòng đường bị lấn chiếm ngay khi tuyến đường hoàn thành, bộ mặt đô thị nhếch nhác do người dân sử dụng hỗn tạp các loại kiến trúc) vừa không thể huy động được vốn đầu tư.Thành phố nên tham khảo phương thức đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị của một số nước trong khu vực.

Thứ Nh t:ấ Có thể đưa ra nguyên tắc dải băng rộng khi GPMB và Nhà nước sẽ sử dụng dải băng ngoài phạm vi tuyến đường để xây dựng theo quy hoạch và phát triển dịch vụ, cho thuê, kinh doanh để tạo vốn tái đầu tư cho cơ sở hạ tầng đô thị. Tất nhiên đi kèm theo đó là một chính sách đền bù thỏa đáng đối với người dân, trong đó có các ưu đãi cho các hộ dân bị giải tỏa mà vị trí nhà và cuộc sống của họ trước đây phụ thuộc vào mặt đường.

Như vậy thành phố cũng phải chuẩn bị một quỹ nhà đủ để thực hiện theo phương án này. Nếu làm được như vậy thì không những sẽ có một nguồn kinh phí to lớn, ổn định để đầu tư mà còn tạo được một bộ mặt đô thị sáng sủa, văn minh hiện đại. Có thể làm thí điểm một số tuyến đường đầu tư cụ thể và đúc rút kinh nghiệm.

- Phần điện tích đất hai bên đường có thể quy hoạch thành các ô sau đó bán đấu giá quyền sử dụng đất, khi đó cùng trên một diện tích đất thu hồi và bán đấu giá quyền sử dụng đất thì chính quyền địa phương sẽ thu được địa tô chênh lệch do những diện tích đất bên hai mặt đường sẽ có giá trị lớn hơn khi tiến hành đền bù phần diện tích hai bên đường đó.

- Việc quy hoạch phần diện tích đất hai bên đường sẽ được chấp hành nghiêm chỉnh hơn trong việc xây dựng các công trình hai bên đường sẽ tạo cho hai bên đường một cảnh quan đô thị đẹp và hiện đại

- Khi thu hồi đất để GPMB bản thân người dân cũng được lợi nhờ chính sách này. Khi đó người dân sẽ được đền bù với một mức giá đền bù cao hơn, và

giá đất trong khu vực thành thị sẽ gần với giá thị trường hơn. Làm cho thị trường bất động sản ít biến động hơn.

Thứ hai: Nhà nước mà đại diện là các cơ quan có trách nhiệm của Thành phố Hà Nội sẽ tiến hành bố trí tái định cư ngay trên khu vực hai bên đường phố mới bằng việc xây dựng các hệ thống nhà cao tầng, trung tâm thương mại, công trình công cộng… sao cho phù hợp với quy hoạch của Thủ đô, để bố trí tái định cư cho người dân khi họ có nhu cầu ở lại khu phố mới để ở và kinh doanh; khi đó chính sách này sẽ giúp cho người dân được tạo được công ăn việc làm và chỗ ở ngay tại nơi họ sinh sống. Việc làm này sẽ làm cho chi phí GPMB giảm xuống do khi người dân muốn ở lại để ở và kinh doanh tại các khu nhà do Thành phố quy hoạch họ sẽ không được nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng mà họ phải chấp nhận ở tại các khu mà Thành phố đã bố trí xây dựng.

Thứ ba: Ta cũng có thể mở rộng đường như hiện nay là việc GPMB chỉ vừa đủ phần diện tích lòng đường và các công trình phục vụ hai bên đường. Nhưng khi công trình xây dựng song việc chênh lệch địa tô khi các nhà mới được ra mặt đường hưởng mức chênh lệch này phải hoàn trả một phần trăm chênh lệch địa tô do nhà nước mở rộng đường. Hình thức thu địa tô chênh lệch này có thể thu trên hình thức cấp giấy phép xây dựng khi các công trình này tiến hành xây dựng mới, hoặc có thể thu qua hình thức chuyển giao quyền sử dụng đất khi có giao dịch giữa bên mua và bên bán quyền sử dụng đất hai bên đường. Nhưng để tạo ra những con phố có kiến trúc theo quy hoạch thì những nhà có diện tích hai bên không đủ để phục vụ xây dựng các công trình theo quy định thì kiên quyết đền bù hoàn toàn và sau đó mảnh đất đó sẽ được bán đấu giá cho những người có nhu cầu.

3.3 Một số kiến nghị khác

- Hoàn chỉnh việc tính toán giá trị thực của đất đai tại các khu vực khác nhau trên địa bàn Thành phố từ đó ban hành khung giá đất sao cho sát với giá thực tế của đất đai nhằm phục vụ việc GPMB được thuận lợi hơn.

- Thành lập riêng bộ phận lập dự án giải phóng mặt bằng nằm trong tổng thể dự án xây dựng, bộ phận này có nhiệm vụ thu thập số liệu, số lượng các công trình cần giải phóng mặt bằng, số lượng người cần di chuyển từ đó đề suất ra các phương án giải phóng mặt bằng và đánh giá tính khả thi của phương án và tìm ra phương án tốt nhất.

Kết Luận

Một phần của tài liệu Các biện pháp thu hồi và đền bù giải phóng mặt bằng của Thành phố Hà Nội (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w