Nhảy tần tín hiệu tham khảo (Reference signal frequency hopping)

Một phần của tài liệu Luận văn: Công nghệ LTE cho mạng di động băng rộng ppt (Trang 66 - 67)

hopping)

Trong cấu trúc tín hiệu tham khảo được phác họa trong hình 4.7, các vị trí miền tần số của các ký hiệu tham khảo là giống nhau giữa các khung phụ liên tiếp. Tuy nhiên, các vị trí miền tần số của các ký hiệu tham khảo cũng có thể khác nhau giữa những khung phụ liên tiếp, còn được xem như là sự nhảy tần ký hiệu tham khảo.

Trong trường hợp nhảy tần ký hiệu tham khảo, những vị trí liên quan của các ký hiệu tham khảo trong một khung phụ là giống nhau như trong hình 4.7. Vì vậy, việc nhảy tần có thể được mô tả như việc thêm một chuỗi các độ lệch tần (frequency offsets) vào mô hình mẫu ký hiệu tham khảo cơ bản được phác họa trong hình 4.7, với độ lệch giống nhau cho tất cả các ký hiệu tham khảo trong một khung phụ, nhưng khác nhau giữa các khung phụ liên tiếp. Vị trí ký hiệu tham khảo p trong khung phụ k vì vậy có thể được trình bày như sau:

Các ký hiệu tham khảo đầu tiên: p(k) = (p0+6.i+offset(k)) mod 6 Các ký hiệu tham khảo thứ hai: p(k) = (p0+6.i+3+offset(k)) mod 6 Với i là một số nguyên. Chuỗi các độ lệch tần hay mô hình nhảy tần (the frequency hopping pattern) có một chu kỳ với độ dài là 10, nghĩa là mô

hình nhảy tần được lặp lại giữa các khung liên tiếp. Có 170 mô hình nhảy tần khác nhau được định nghĩa, và mỗi mô hình tương ứng với một nhóm nhận diện tế bào.

Bằng việc áp dụng các mô hình nhảy tần khác nhau cho những tế bào lân cận, có thể tránh được nguy cơ các ký hiệu tham khảo của các tế bào lân cận va chạm nhau liên tiếp. Điều này được đặc biệt quan tâm khi những ký hiệu tham khảo được truyền đi với một năng lượng cao hơn so với các phần tử tài nguyên còn lại, và còn được gọi là việc tăng cường năng lượng tín hiệu tham khảo (reference signal energy boosting).

Một phần của tài liệu Luận văn: Công nghệ LTE cho mạng di động băng rộng ppt (Trang 66 - 67)