Thành phần phương sai và hệ số di truyền của khối lượng gà 6 tuần tuổ

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học: Xác định một số thông số di truyền của một vài tính trạng sản xuất ở hai dòng gà thả vườn BT2 (Trang 43 - 45)

: Số liệu gốc

4.3.2 Thành phần phương sai và hệ số di truyền của khối lượng gà 6 tuần tuổ

Giống như tính trạng khối lượng 1 ngày tuổi, phương sai di truyền cộng gộp của tính trạng khối lượng 6 tuần tuổi được ước lượng từ số liệu của hai dòng riêng lẻ là rất khác nhau (bảng 4.5). Độ lớn của thành phần phương sai này ở dòng trống cao hơn gần 2,5 lần so với ở dòng mái. Như đã giải thích ở phần trên, sự khác biệt về thành phần phương sai di truyền giữa hai dòng có thể do sự giao động di truyền ngẫu nhiên của hai dòng, mức độ thuần chủng của hai dòng qua một số thế hệ chọn lọc nhân thuần, số lượng các thế hệ khảo sát (2 thế hệ ở dòng trống và 3 thế hệ ở dòng mái) và độ lớn của mẫu số liệu khảo sát ở mỗi thế hệ cũng khác nhau giữa hai dòng.

Đánh giá về mức độ di truyền, nhìn chung khối lượng 6 tuần tuổi của cả hai dòng gà BT2 có khả năng di truyền ở mức thấp. Hệ số di truyền ước lượng từ số liệu riêng lẻ của hai dòng thay đổi từø 0,109 - 0,065 tương ứng ở dòng trống và dòng mái, tăng lên 0,137 khi kết hợp số liệu của cả hai dòng (bảng 4.5). Đồng thời, sai số của hệ số di truyền giảm xuống khi dung lượng số liệu đưa vào phân tích tăng lên. Hệ số di truyền của tính trạng này ước lượng từ số liệu của dòng trống có sai số lớn nhất (0,045), giảm xuống còn 0,030 ở dòng mái và 0,026 khi

kết hợp số liệu của cả hai dòng. Như vậy, một lần nữa giá trị ước lượng của hệ số di truyền có độ tin cậy cao nhất khi kết hợp số liệu của cả hai dòng.

Bảng 4.5: Phương sai và hệ số di truyền của khối lượng gà 6 tuần tuổi Dòng Phương sai di truyền

cộng gộp (σ2A)

Phương sai ngoại cảnh (σ2E) Hệ số di truyền (h2 ± SE) Dòng trống 836,734 6848,060 0,109 ± 0,045 Dòng mái 351,876 5030,508 0,065 ± 0,030 Kết hợp cả 2 dòng 840,961 5300,831 0,137 ± 0,026 So với các nghiên cứu trước đây, hệ số di truyền của tính trạng khối lượng 6 tuần tuổi của hai dòng gà BT2 trong nghiên cứu này thấp hơn so với các kết quả nghiên cứu của phần lớn các tác giả khác. Bằng phương pháp REML với mô hình thú, Monghadam và ctv (2001) đã khảo sát qua 12 thế hệ với tổng số trên 63.000 gà con và cho biết khối lượng 4 tuần tuổi của hai dòng gà thịt Cornish và White Rock có hệ số di truyền tương ứng là 0,35 và 0,30. Một số tác giả khác như Szydlowski và Szwaczkowski (2001) nghiên cứu trên hai dòng gà đẻ Leghorn (H77) và Newhampshire (N88) qua 6 thế hệ với tổng số gần 34.000 cá thể bằng phân tích Bayesian cũng cho biết tính trạng khối lượng cơ thể của hai dòng gà này có khả năng di truyền ở mức trung bình, tương ứng là 0,246 và 0,321. Tuy nhiên, Szwaczkowski và ctv (2003) cũng nghiên cứu trên hai dòng gà Leghorn và Newhampshire bằng phương pháp REML lại cho rằng tính trạng khối lượng cơ thể của hai dòng gà này có hệ số di truyền ở mức tương đối cao (từ 0,42 – 0,46). Bằng phương pháp ANOVA, Kinney (1969) cho biết hệ số di truyền tính trạng khối lượng cơ thể 4 – 8 tuần tuổi biến động rất lớn, từø 0,19 – 0,66. Nhìn chung, nhiều tác giả khác cũng nhất trí với mức biến động của hệ số di truyền tính trạng khối lượng 4 – 6 tuần tuổi từø 0,20 – 0,40 (Koerhuis và

xlv

McKay, 1996; Le Bihan-Duval và ctv, 2001; Pakdel và ctv, 2002; Prado-Gonzlez và ctv, 2003). Chỉ có De Greef và ctv (2001) công bố hệ số di truyền của tính trạng khối lượng 5 tuần tuổi trên gà thịt là 0,57. Sở dĩ có sự khác nhau giữa kết quả của nghiên cứu này với kết quả đã được công bố trước đây như đã thảo luận trên đây là vì khác nhau về quần thể nghiên cứu, tuổi nghiên cứu, thời điểm nghiên cứu, phương pháp ước lượng và dung lượng số liệu sử dụng phân tích.

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học: Xác định một số thông số di truyền của một vài tính trạng sản xuất ở hai dòng gà thả vườn BT2 (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)