ĐỊA LÍ VIỆT NAM I Địa lí dân cư.

Một phần của tài liệu kế hoạch dạy học lịch sử 6789 (Trang 53 - 76)

III. Thiên nhiên và con người ở các châu lục

A. ĐỊA LÍ VIỆT NAM I Địa lí dân cư.

I. Địa lí dân cư.

1/ Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

- Nêu được một số đặc điểm về các dân tộc.

- Biết được các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta.

- Phân tích bảng số liệu, biểu đồ về số dân phân theo thành phần dân tộc để thấy được các dân tộc có số dân rất khác nhau, dân tộc kinh chiếm khoảng 54 số dân cả nước…

- Thu thập thông tin về một dân tộc (số dân, đặc điểm về phong tục, tập quán, trang phục, nhà ở, kinh nghiệm sản xuất, địa bàn phân bố chủ yếu,…)

- Nước ta có 54 dân tộc, người Việt (Kinh) chiếm đa số. Mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hóa thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán.

- Người Việt là dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, có nhiều nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo. Người Việt là lực lượng đông đảo trong các ngành kinh tế và khoa học – kĩ thuật.

- Các dân tộc ít người có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất, đời sống.

- Người Việt định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

- Người Việt phân bố rộng khắp trong cả nước, tập trung nhiều ở các vùng đồng bằng, trung du và ven biển.

- Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.

- Sự khác nhau về phân bố dân tộc giữa: + Trung du và miền núi phía Bắc;

+ Trường Sơn – Tây Nguyên;

+ Duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. 2/ Dân số

và gia tăng dân số.

- Trình bày được một số đặc điểm dân số nước ta; nguyên nhân và hậu quả. - Vẽ và phân tích biểu đồ

- Một số đặc điểm của dân số:

+ Số dân (dân số đông, nhớ được số dân nước ta thời điểm gần nhất).

dân số, bảng số liệu về cơ cấu dân số Việt Nam.

- Phân tích và so sánh tháp dân số nước ta các năm 1989 và 1999 để thấy rõ đặc điểm cơ cấu, sư thay đổi của cơ cấu dân số theo tuổi và giới ở nước ta trong giai đoạn 1989 – 1999.

chứng).

+ Cơ cấu dân số: theo tuổi (cơ cấu dân số trẻ), giới tính; cơ cấu dân số theo tuổi và giới đang có sự thay đổi.

- Nguyên nhân và hậu quả:

+ Nguyên nhân (kinh tế - xã hội).

+ Hậu quả (sức ép đối với tài nguyên môi trường, kinh tế - xã hội).

3/ Phân bố dân cư và các loại hình quần cư. - Trình bày được tình hình phân bố dân cư nước ta. - Phân biệt được các loại hình quần cư thành thị và nông thôn theo chức năng và hình thái quần cư.

- Nhận biết quá trình đô thị hóa ở nước ta.

- Sử dụng bản đồ, lược đồ phân bố dân cư và đô thị hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để nhận biết sự phân bố dân cư, đô thị nước ta.

- Phân tích các bảng số liệu về mật độ dân số của các vùng, số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta.

- Mật độ dân số nước ta cao (dẫn chứng bằng số liệu ở thời điểm gần nhất).

- Dân cư nước ta phân bố không đều theo lãnh thổ:

+ Tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị; miền núi, dân cư thưa thớt. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất, Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất.

+ Phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn cũng chênh lệch nhau (dẫn chứng)

- Quần cư nông thôn: Đặc điểm về mật độ, kiến trúc nhà ở, chức năng.

- Quần cư thành thị: Đặc điểm về mật độ, kiến trúc nhà ở, chức năng.

- Số dân đô thị tăng, qui mô đô thị được mở rộng, phổ biến lối sống thành thị.

- Trình độ đô thị hóa thấp. Phần lớn các đô thị nước ta thuộc loại vừa và nhỏ.

4/ Lao động và

- Trình bày được đặc điểm về nguông lao động và việc

- Nguồn lao động:

việc làm. Chất lượng cuộc sống

sử dụng lao động.

- Biết được sức ép của dân số đối với việc giải quyết việc làm.

- Trình bày được hiện trạng chất lượng cuộc sống ở nước ta.

- Phân tích biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu lao động phân theo thành thị, nông thôn, theo đào tạo; cơ cấu sử dụng lao động theo ngành; cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta.

nhanh.

+ Mặt mạnh và hạn chế của nguồn lao động. - Sử dụng lao động: cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực.

* Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm:

- Khu vực nông thôn: thiếu việc làm (dẫn chứng). Nguyên nhân.

- Khu vực thành thị: tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao (dẫn chứng).

- Chất lượng cuộc sống của nhân dân ta còn thấp, chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn.

- Chất lượng cuộc sống đang được cải thiện. II. Địa lí kinh tế

1/ Quá trình phát triển kinh tế.

- Trình bày được sơ lược về quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

- Thấy được chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của công cuộc đổi mới. - Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê để nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta.

- Đọc bản đồ, lược đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm để nhận biết

- Nền kinh tế nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước.

- Đặc điểm chính về phát triển kinh tế của các giai đoạn:

+ Từ cách mạng tháng Tám (năm 1945) đến năm 1954.

+ Từ năm 1954 đến 1975.

+ Từ 1975 đến những năm cuối thập kie 80 của thế kỉ XX.

+ Từ năm 1986 đến nay.

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: + Chuyển dịch cơ cấu ngành.

vị trí các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm của nước ta.

+ Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ.

+ Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. - Những thành tựu và thách thức:

+ Thành tựu: tăng trưởng kinh tế nhanh, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa.

+ Thách thức: ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tái nguyên, thiếu việc làm, xóa đói giảm nghèo,…

2/ Ngành nông nghiệp

- Phân tích được các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. - Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của sản xuất nông nghiệp.

- Phân tích bản đồ, lược đồ nông nghiệp hoặc Atlat Địa lí Việt Nam và bảng phân bố cây công nghiệp để thấy rõ sự phân bố của một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu của nước ta.

- Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu ngành chăn nuôi, cơ cấu ngành trồng trọt, tình hình tăng trưởng của gia súc, gia cầm ở nước ta.

- Nhân tố tự nhiên: tài nguyên thiên nhiên là tiền đề cơ bản.

+ Tài nguyên đất: đa dạng; đặc điểm và phân bố của hai nhóm đất chính (đất phù sa và đất feralit).

+ Tài nguyên khí hậu: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa; phân hóa đa dạng, nhiểu thiên tai (dẫn chứng).

+ Tài nguyên nước: phong phú, phân bố không đều trong năm (dẫn chứng).

- Tài nguyên sinh vật: phong phú, là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi.

- Nhân tố kinh tế - xã hội: điều kiện kinh tế - xã hội là yếu tố quyết định đến sự phát triển. + Dân cư và lao động nông thôn: chiếm tỉ lệ cao, nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. + Cơ sở vật chất – kĩ thuật: ngày càng hoàn thiện

+ Chính sách phát triển nông nghiệp: nhiều chính sách nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát

triển.

+ Thị trường trong và ngoài nước ngày càng mở rộng.

- Đặc điểm chung: phát triển vững chắc, sản phẩm đa dạng, trồng trọt vẫn là ngành chính. - Trồng trọt:

+ Tình hình phát triển: cơ cấu đa dạng. Lúa là cây trồng chính. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa, sản lượng lúa bình quân đầu người không ngừng tăng. Cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển khá mạnh. Có nhiều sản phẩm xuất khẩu như gạo, cà phê, cao su, trái cây.

+ Phân bố: các vùng trọng điểm lúa, các vùng phân bố cây công nghiệp chủ yếu.

- Chăn nuôi:

+ Tình hình phát triển: chiếm tỉ trọng còn nhỏ trong nông nghiệp; đàn gia súc, gia cầm tăng nhanh.

+ Phân bố: các vùng phân bố chủ yếu của trâu, bò, lợn, gia cầm. 3/ Ngành lâm nghiệp và thủy sản - Trình bày được thực trạng và phân bố ngành lâm nghiệp của nước ta; vai trò của từng loại rừng.

- Trình bày được sự phát triển và phân bố của ngành thủy sản.

- Phân tích bản đồ, lược đồ lâm nghiệp, thủy sản hoặc

- Thực trạng và phân bố:

+ Tài nguyên rừng đang bị cạn kiệt, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm tỉ lệ thấp. + Khai thác gỗ: khia thác vè chế biến gỗ, lâm sản chủ yếu ở miền núi, trung du.

+ Trồng rừng: tăng độ che phủ rừng, phát triển mô hình nông, lâm kết hợp.

- Vai trò của các loại rừng: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và mô hình

Atlat Địa lí Việt Nam để thấy rõ sự phân bố của các loại rừng, bãi tôm, cá; vị trí các ngư trường trọng điểm. - Phân tích bảng số liệu, biểu đồ để hiểu và trình bày sự phát triển của lâm nghiệp, thủy sản.

nông – lâm kết hợp.

- Nguồn lợi thủy sản (thuận lợi, khó khăn) - Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản: + Khai thác hải sản: sản lượng tăng khá nhanh. Tên các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác.

+ Nuôi trồng thủy sản: phát triển nhanh, đặc biệt là nuôi tôm, cá. Tên các tỉnh có sản lượng nuôi trồng thủy sản nuôi trồng lớn nhất.

+ Xuất khẩu thủy sản đã có những bước phát triển vượt bậc.

4/ Ngành công nghiệp

- Phân tích các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.

- Trình bày được tình hình phát triển và một số thành tựu của sản xuất công nghiệp.

- Biết sự phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm.

- Phân tích biểu đồ để thấy rõ nước ta có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng.

- Phân tích bản đồ, lược đồ công nghiệp hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để thấy rõ sự phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm, các

- Các nhân tố tự nhiên:

+ Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, tạo cơ sở để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành (dẫn chứng)

+ Sự phân bố tài nguyên tạo các thế mạnh khác nhau của các vùng .

- Các nhân tố kinh tế - xã hội:

+ Dân cư và lao động: nguồn lao động dồi dào, thị trường lớn, có khả năng tiếp thu khoa học – kĩ thuật.

+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng: đang được cải thiện, song còn nhiều hạn chế (dẫn chứng).

+ Chính sách phát triển công nghiệp: có nhiều chính sách phát triển công nghiệp (dẫn chứng).

+ Thị trường: ngày càng mở rộng, song đang bị cạnh tranh quyết liệt (dẫn chứng).

trung tâm công nghiệp ở nước ta.

- Xác đinh trên bản đồ (lược đồ) Công nghiệp Việt Nam hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng; hai trung tâm công nghiệp lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.

- Cơ cấu ngành đa dạng (dẫn chứng)

- Một số ngành công nghiệp trọng điểm đã được hình thành (khái niệm về ngành công nghiệp trọng điểm, tên các ngành công nghiệp trọng điểm).

- Phân bố: tập trung ở một số vùng (dẫn chứng).

- Công nghiệp khai thác nhiên liệu: nơi phân bố chủ yếu của công nghiệp khai thác than, công nghiệp khai thác dầu khí.

- Công nghiệp điện: tên các nhà máy nhiệt điện, thủy điện lớn.

- Một số ngành công nghiệp nặng khác:

+ Công nghiệp cơ khí – điện tử (tên các trung tâm lớn nhất).

+ Công nghiệp hóa chất (tên các trung tâm lớn nhất).

+ Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: tên các vùng tập trung các nhà máy xi măng lớn, hiện đại; nơi tập trung các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp.

- Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm: tên các thành phố tập trung công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

- Công nghiệp dệt may: tên các trung tâm công nghiệp dệt may lớn.

5/ Ngành dịch vụ

- Biết được cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ.

- Biết được đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ nói

- Cơ cấu: đa dạng, gồm ba nhóm ngành: dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất, dịch vụ công cộng (tên một số ngành trong từng nhóm). - Vai trò:

chung.

- Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của một số ngành dich vụ.

- Phân tích số liệu, lược đồ giao thông hoặc Atlat Địa lí Việt Nam, biểu đồ để nhận biết cơ cấu và sự phát triển của ngành dịch vụ ở nước ta.

- Xác đinh trên bản đồ (lược đồ) một số tuyến đường giao thông quan trọng, một số sân bay, bến cảng lớn. + Các quốc lộ số 1A, đường Hồ Chí Minh, 5, 6, 22…; đường sắt Thống Nhất.

+ Các sân bay quốc tế: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.

+ Các cảng lớn: Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.

+ Cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các ngành kinh tế.

+ Tạo ra các mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.

+ Tạo nhiều việc làm, góp phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân, đem lại nguồn thu nhập chính cho nền kinh tế.

- Sự phân bố dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố dân cư, sự phát triển sản xuất.

- Các hoạt động dịch vụ ở nước ta phân bố không đều (dẫn chứng).

- Tên hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất nước ta là TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.

* Giao thông vận tải:

- Có đủ các loại hình vận tải, phân bố rộng khắp cả nước, chất lượng đang được nâng cao.

- Các loại hình giao thông vận tải:

+ Đường bộ: chuyên chở được nhiều hàng hóa và hành khách nhất, được đầu tư nhiều nhất; các tuyến quan trọng.

+ Đường sắt: các tuyến quan trọng.

+ Đường sông: mới được khai thác ở mức độ thấp, tập trung ở lưu vực vận tải sông Cửu Long và lưu vực vận tải sông Hồng.

+ Đường biển: gồm vận tải ven biển và vận tải quốc tế. Hoạt động vận tải biển quốc tế được đẩy mạnh. Tên ba cảng biển lớn nhất cả

nước.

+ Đường hàng không: hàng không Việt Nam đã và đang phát triển theo hướng hiện đại hóa; tên ba đầu mối chính trong nước và quốc tế.

+ Đường ống: vận tải đường ống ngày càng phát triển, chủ yếu chuyên chở dầu mỏ và khí. * Bưu chính viễn thông:

- Bưu chính có những bước phát triển mạnh

Một phần của tài liệu kế hoạch dạy học lịch sử 6789 (Trang 53 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w