Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất:

Một phần của tài liệu LÃI SUẤT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÃI SUẤT (Trang 34 - 39)

III. Cấu trúc rủi ro và cấu trúc kỳ hạn của lãi suất:

b)Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất:

Một nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất một trái phiếu đó là kỳ hạn thanh toán : những trái phiếu có cùng đặc điểm rủi ro , thanh khoản, và thuế có thể có lãi suất khác nhau bởi vị thời gian đến hạn còn lại khác nhau

Đồ thị lãi suất trái phiếu với kỳ hạn khác nhau với cùng mức rủi ro, thanh khoản, và thuế được gọi là

đường cong lãi suất, và nó mô tả cấu trúc kỳ hạn của lãi suất cho các loại trái phiếu như những trái

phiếu chính phủ (tín phiếu kho bạc).

Đường cong lãi suất có thể được phân loại như dốc lên, đi ngang,và dốc xuống (loại thường được chỉ đến như một đường cong lãi suất dốc xuống).

Khi đường cong lãi suất hướng lên, phần lớn là trường hợp thông thường, lãi suất dài hạn là cao hơn lãi suất ngắn hạn; Khi đường con lãi suất nằm ngang thì lãi suất ngắn hạn và dài hạn là như nhau; và khi nó đảo ngược, lãi suất dài hạn thấp hơn lãi suất ngắn hạn.

Đường cong lãi suất có thể có những dạng phức tạp hơn như lúc đầu dốc lên sau đó dốc xuống, hoặc ngược lại. Tại sao chúng ta thường thấy dạng dốc lên của đường cong lãi suất nhưng thỉnh thoảng là những dạng khác ?

Ngoài ra việc giải thích tại sao đường cong lãi suất lãi suất lại có những dạng khác nhau , một lý thuyết tốt về cấu trúc kỳ hạn của lãi suất phải giải thích 3 trường hợp thực tế quan trọng sau :

1. Lãi suất các trái phiếu có kỳ hạn khác nhau di chuyển cùng nhau mọi lúc

2. Khi lãi suất ngắn hạn thấp, đường cong lãi suất thường là có sự dốc lên; khi lãi suất ngắn hạn cao, đường cong lãi suất thường dốc xuống và đảo ngược

3. Đường cong lãi suất gần như luôn luôn dốc lên

Ba lý thuyết được đưa ra để giải thích cấu trúc kỳ hạn của lãi suất, đó là mối quan hệ giữa lãi suất của các trái phiếu có kỳ hạn khác nhau được phản ánh trong các mô hình đường cong lãi suất: (1) lý thuyết kỳ vọng, (2) lý thuyết thị trường bị phân khúc; (3) lý thuyết thanh khoản cao

Lý thuyết kỳ vọng giải thích tốt 2 trường hợp đầu tiên, nhưng thứ 3 thì không. Lý thuyết thị trường bị phân khúc có thể giải thích trường hợp thứ 3 nhưng 2 trường hợp đầu tiên thì không, mà được giải thích tốt bởi lý thuyết kỳ vọng. Bởi vì mỗi lý thuyết giải thích các trường hợp mà lý thuyết khác không thể, một cách tự nhiên để hiểu rõ hơn về cấu trúc kỳ hạn là kết hợp các đặc điểm của hai lý thuyết lại , mà hướng chúng ta đến lý thuyết thanh khoản cao cấp, mà có thể làm tốt cả ba trường hợp

Nếu lý thuyết thanh khoản cao cấp giải thích tốt các trường hợp và mặc dù là lý thuyết được chấp nhận rộng rãi nhưng tại sao chngs ta vẫn phải thảo luận 2 lý thuyết kia? Có 2 lý do. Đầu tiên, những ý tưởng của 2 lý thuyết trước đặt nền tảng cho lý thuyết thanh khoản cao cấp. Thứ hai, nó quan trọng để thấy cách các nhà kinh tế nhận định các lý thuyết để cải tiến chúng khi họ thấy rằng các kết quả dự đoán là mâu thuẫn với bằng chứng thực nghiệm.

Lý thuyết kỳ vọng:

Lý thuyết này đề xuất : lãi suất trái phiếu dài hạn sẽ bằng trung bình của các lãi suất suất ngắn hạn mà chúng ta hy vọng xảy ra trong suốt thời hạn của trái phiếu dài hạn.

Vd: chúng ta hy vọng lãi suất ngắn hạn sẽ là 10% trung bình trong 5 năm tới, lý thuyết kỳ vọng dự đoán rằng lãi suất trái phiếu 5 năm đáo hạn là 10% vậy. Nếu lãi suất ngắn hạn kỳ vọng tăng lên sau khoảng thời gian 5 năm này,thì lãi suất ngắn hạn trung bình 20 năm tới là 11%, sau đó lãi suất trái phiếu 20 năm sẽ bằng 11% và sẽ cao hơn lãi suất trái phiếu 5 năm.

Chúng ta có thể thấy sự giải thích được cung cấp bởi lý thuyết kỳ vọng chỉ ra tại sao lãi suất trái phiếu khác kỳ đáo hạn là khác nhau là vì lãi suất ngắn hạn mong đợi có giá trị khác nhau tại các thời điểm trong tương lai.

Ý chính đằng sau lý thuyết này người mua sẽ không thích trái phiếu một lần đáo hạn hơn các loại khác, vì thế họ sẽ không giữ một lượng nào một trái phiếu nếu lợi nhuận của nó nhỏ hơn các loại trái phiếu khác với một kỳ đáo hạn khác. Trái phiếu mà có đặc điểm đó được gọi là những sự thay thế hoàn hảo. Nó có nghĩa thực tế là nếu trái phiếu có những kỳ đáo hạn khác nhau là những sự thay thế hoàn hảo, lãi suất mong đợi của những trái phiếu này phải bằng nhau.

Để thấy rằng trái phiếu với kỳ hạn khác nhau là những thay thế hoàn hảo theo lý thuyết kỳ vọng, chúng ta hãy xem xét 2 chiến lược đầu tư dưới đây:

1. Mua trái phiếu 1 năm và khi nó đến hạn mua thêm một trái phiếu 1 năm nữa 2. Mua một trái phiếu 2 năm và giữ cho nó đến hạn

Bởi vì cả 2 chiến lược phải có lợi nhuận mong đợi như nhau, nếu người ta giữ cả 2 trái phiếu 1 năm và 2 năm, lãi suất trái phiếu 2 năm phải bằng trung bình lãi suất 2 trái phiếu 1 năm. Ví dụ : lãi suất hiện tại của trái phiếu 1 năm là 9% và mong đợi năm tới là 11%. Nếu bạn theo đuổi chiến thuật thứ nhất là mua 2 trái phiếu 1 năm, lợi nhuận mong đợi 2 năm là trung bình (9%+11%)/2=10% /năm. Do đó , lãi suất trái phiếu 2 năm phải bằng 10%, bằng trung bình lãi suất của 2 trái phiếu 1 năm.

Chúng ta làm lập luận này thêm tổng quát hơn. Cho một khoản đầu tư 1$, xem xét lựa chọn giữ 1 trái phiếu 2t và 2 trái phiếu 1t

Ta có : i2t=(it+1t+1)/2n

Tương tự ta có : int=(it+it+1+it+2+it+3+…+it+(n-1))/n

Vd lãi suất một năm trong 5 năm tới là 5%, 6%, 7%, 8%, 9% . Lãi suất trên trái phiếu có kỳ hạn 2 năm là : (5%+6%)/2=5.5% ; cho trái phiếu 5 năm là : (5%+6%+7%+8%+9%)=7%. Như vậy xu hướng tăng lên được mong đợi trong lãi suất ngăn hạn do đường cong lãi suất dốc lên dọc lãi suất

tăng lên theo độ dài thời gian đáo hạn

Lý thuyết kỳ vọng là một lý thuyết tốt để giải thích tại sao cấu trúc kỳ hạn của lãi suất ( đại điện bởi đường cong lãi suất) thay đổi với những thời điểm khác nhau. Khi đường cong là dốc lên lý thuyết này đề xuất rằng lãi suất ngắn hạn là mong đợi tăng lên trong tương lai. Trong trường hợp này lãi suất dài hạn là cao hơn lãi suất ngắn hạn, trung bình lãi suất ngăn hạn trong tương lai được mong đợi cao hơn lãi suất ngắn hạn hiện tại, mà có thể xảy ra khi lãi suất ngắn hạn được kỳ vọng là tăng. Khi đường cong đảo ngược (dốc xuống), trung bình lãi suất ngắn hạn trong tương lai nhỏ hơn lãi suất ngắn hạn hiện tại, ngụ ý rằng lãi suất ngắn hạn là được mong đợi là giảm, trung bình, và trong tương lai. Chỉ khi đường cong lãi suất là nằm ngang thì lý thuyết này đề xuất rằng lãi suất ngắn hạn là không mong đợi thay đổi , trung bình và trong tương lai.

Lý thuyết này cũng giải thích trường hợp 1 , đó là lãi suất ngắn hạn trái phiếu với thời gian đáo hạn khác nhau di chuyển cùng nhau. Thực tế là , lãi suất ngắn hạn có đặc điểm là nếu nó tăng ngày hôm nay, nó có xu hướng cao hơn trong tương lai. Vì vậy một sự gia tăng trong lãi suất ngắn hạn là làm tăng kỳ vọng của chúng ta về lãi suất ngắn hạn trong tương lai. Bởi vì lãi suất dài hạn là trung bình của các lãi suất ngắn hạn kỳ vọng trong tương lai, khi có một sự gia tăng trong lãi suất ngắn hạn sẽ làm gia tăng lãi suất dài hạn, làm cho lãi suất ngắn hạn và dài hạn di chuyển cùng với nhau. Lý thuyết này cũng giải thích trường hợp thứ 2, đó là đường cong lãi suất có xu hướng dốc lên khi lãi suất ngắn hạn thấp và dốc xuống khi lãi suất ngắn hạn cao. Khi lãi suất ngắn hạn thấp , chúng ta mong đợi chúng sẽ tăng với mức đọ trung bình trong tương lai và trung bình lãi suất ngắn hạn kỳ vọng trong tương lai cao hơn lãi suất ngắn hạn hiện tại. Vì vậy lãi suất dài hạn theo đó cũng cao hơn lãi suất ngắn hạn hiện tại và đường cong lãi suất dốc lên. Ngược lại nếu lãi suất ngắn hạn cao thì đường cong lãi suất dốc xuống.

Lý thuyết kỳ vọng là một lý thuyết hay vì nó đưa ra một sự giải thích đơn giản về hành vi của cấu trúc lãi suất, nhưng không may là nó có hạn chế chính là không giải thích được trường hợp thứ 3, mà nói rằng đường cong lãi suất thường dốc lên. Dạng dốc lên của đường cong lãi suất ngụ ý rằng lãi suất ngắn hạn thường được mong đợi tăng lên trong tương lai.

Lãi suất cho mỗi trái phiếu có kỳ hạn khác nhau là được xác định bởi cung và cầu trái phiếu đó, mà không ảnh hưởng đến lợi nhuận mong đợi của trái phiếu còn lại với kỳ đáo hạn khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lợi nhuận mong đợi từ việc giữ một trái phiếu là không ảnh hưởng cầu của trái phiếu kỳ hạn khác. Lý thuyết này trái ngược với lý thuyết kỳ vọng mà nói rằng trái phiếu kỳ đáo hạn khác nhau là sự thay thế hoàn hảo.

Nhà đầu tư có một khoảng thời gian nắm giữ trái phiếu theo tính toán của họ, và nếu thời gian đáo hạn cùng với thời gian nắm giữ mong muốn, họ có lời nhuận chắc chắn mà không rủi ro.

NĐT thích giữ kỳ hạn ngắn hơn là trái phiếu ngắn hạn. Ngược lại nếu NĐT đầu tư dài hạn, thời gian nắm giữ mong muốn của họ dài hơn, và họ muốn giữ trái phiếu dài hạn

Với lý thuyết này , dạng khác nhau của đường dong lãi suất được giải thích bởi cung cầu của trái phiếu kỳ hạn khác nhau. Nếu ngại rủi ro , NĐT thích trái phiếu ngắn hạn ít rủi ro lãi suất hơn, lý thuyết này có thể giải thích trường hợp 3, rằng đường cong lãi suất thường dốc lên. Bởi vì trong thực tế cầu trái phiếu dài hạn thấp hơn trái phiếu ngắn hạn, giá thấp hơn và lãi suất cao hơn, vì vậy đường cong lãi suất dốc lên.

Lý thuyết này không giải thích được trường hợp 1 và 2. Đầu tiên, nó xem thị trường trái phiếu ký hạn khác nhau bị phân khúc hoàn toàn, không có lý do về việc gia tăng trái phiếu kỳ hạn này ảnh hưởng đến lãi suất trái phiếu kỳ hạn khác. Vì vậy nó không thể giải thích lãi suất trái phiếu kỳ hạn khác nhau di chuyển cùng nhau. Thư hai, nó không giải thích cung cầu trái phiếu ngắn và dài hạn thay đổi như thế nào với lãi suất ngăn hạn, lý thuyết này cũng không giải thích được đường cong ngắn hạn có xu hướng dốc lên khi lãi suất ngắn hạn thấp và dốc xuống khi lãi suất ngắn hạn cao.

Lý thuyết tính thanh khoản cao và sự ưu tiên lựa chọn:

Quan tâm cả lãi suất và kỳ đáo hạn. Kỳ hạn khác nhau như một sự thay thế không hoàn hảo. NĐT thích ngắn hạn hơn dài hạn nhưng có thể bị cuốn hút vào các trái phiếu khác. Kết quả là họ không mua trái phiếu có kỳ hạn dài nếu nó cùng lãi suất với kỳ hạn ngắn. Thay vào đó phải có thêm phần bù đắp rủi ro

phiều 2 năm là 7% , nhưng để thu hút NĐT thì trái phiếu 2 năm phải có lãi suất cao hơn chẳng hạn 7.5%

Đường cong đi lên phản ánh kỳ cọng tăng lên của lãi suất ngắn hạn ít hơn nhiều so với lý thuyết kỳ vọng. Đường cong dốc xuống phản ánh lãi suất giảm xuống đáng kể so với lý thuyết kỳ vọng.

Một phần của tài liệu LÃI SUẤT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÃI SUẤT (Trang 34 - 39)