Thu thập cơ sở dữ liệu

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính nhìn từ giác độ tự do hóa tài chính mô hình cảnh báo khủng hoảng tài chính cho việt nam (Trang 40 - 43)

e. Toàn cầu hóa – Nguyên nhân sâu xa của cuộc đại khủng hoảng 2008

2.2.2. Thu thập cơ sở dữ liệu

Dữ liệu của bài nghiên cứu được thu thập, tổng hợp và tính toán từ nhiều nguồn khác nhau. Để đảm bảo độ tin cậy và chính xác cho chuỗi dữ liệu trong quá trình xử lý, nhóm nghiên cứu lựa chọn số liệu trong các báo cáo của các tổ chức uy tín như IFS (Tổ chức thống kê tài chính quốc tế thuộc IMF), EIU (Cơ quan tình báo kinh tế Anh), Tổng cục thống kê Việt Nam.

Bảng 2.3: Các biến dự báo khủng hoảng tài chính nhóm nghiên cứu lựa chọn

STT Biến đầu vào dự báo Giải thích Đơn vị tính

1 Tỷ giá hối đoái thực tế Sử dụng tỷ giá hối đoái thực có hiệu lực giữa VND và USD

VND/USD

2 Xuất khẩu Giá trị kim ngạch xuất khẩu Tỷ USD

3 M2/dự trữ ngoại hối Khối lượng M2 (M1 + tiền gửi có

kỳ hạn) được chuyển đổi sang đơn vị USD chia cho giá trị của dự trữ ngoại hối.

Tỷ lệ

ngoại tệ không bao gồm vàng.

5 Cung tiền M2 Thu thập từ các báo cáo kinh tế

hàng năm, năm 2012 được lấy theo giá trị ước lượng.

Tỷ đồng

6 Tín dụng nội địa/GDP Là giá trị của tín dụng trong nước sau khi đã hiệu chỉnh theo lạm phát chia cho giá trị GDP thực tế

Tỷ lệ

7 Lãi suất tiền gửi thực Là lãi suất tiền gửi có hiệu lực %/năm

8 Sản lượng công nghiệp Giá trị tăng trưởng sản lượng công

nghiệp lấy từ GSO

% 9 Lãi suất cho vay/lãi suất

tiền gửi

Là tỷ lệ giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi có hiệu lực

Tỷ lệ

10 Tổng tiền gửi NH Tổng tiền gửi nội ngoại tệ, được

lấy từ các báo cáo kinh tế thường niên.

Tỷ đồng

Bảng sau đây giải thích các tác động của từng biến lên chỉ số cảnh báo khủng hoảng tài chính mà nhóm nghiên cứu lựa chọn.

Bảng 2.4: Giải thích tác động của các biến lên chỉ số khủng hoảng:

Biến Tác động lên khả năng khủng hoảng tài chính

Tỷ giá hối đoái thực tế Đánh giá sự thay đổi trong cạnh tranh quốc tế của một quốc gia. ở đây được tính bằng VND/USD. Nếu tỷ giá tăng quá cao thì khả năng xảy ra khủng hoảng tài chính sẽ cao hơn.

Xuất khẩu Đánh giá năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nếu

xuất khẩu sụt giảm có thể do sự định giá quá cao của đồng nội tệ hoặc do nguyên nhân khác là áp lực phá giá đồng tiền và do đó có thể dẫn đến một cuộc phá giá mạnh đồng nội tệ.

M2/dự trữ ngoại hối Tỷ lệ này phản ánh nợ nước ngoài của hệ thống ngân hàng được đảm bảo bằng ngoại tệ. Trong trường hợp khủng hoảng tiền tệ xảy ra, các cá nhân có thể nhanh chóng chuyển đổi đồng nội tệ sang ngoại tệ, do đó chỉ số này cho biết khả năng đáp ứng nhu cầu này của ngân

hàng trung ương.

Dự trữ ngoại hối Sự suy giảm trong dự trữ ngoại hối là một trong những nhân tố hàng đầu cho biết đồng tiền quốc gia chịu áp lực phá giá. Tuy nhiên, suy giảm dự trữ ngoại hối không nhất thiết theo sau nó là việc phá giá đồng tiền vì NHTW có thể bảo vệ tỷ giá bằng cách chi tiêu các khoản dự trữ này. Nhưng mặt khác có những bằng chững cho thấy hầu hết các cuộc khủng hoảng tiền tệ đã xảy ra trước đây là do nỗ lực bảo vệ tỷ giá của quốc gia dẫn đến những khoản thâm hụt dự trữ ngoại hối lớn.

Cung tiền M2 Chỉ số này nói lên mức độ tự do hóa tài chính. M2 càng

lớn thì bất ổn có thể càng cao, đặc biệt là làm tăng tỷ lệ lạm phát.

Tín dụng nội địa/GDP Tín dụng trong nước tăng quá mức có thể phản ánh tính mong manh trong khả năng an toàn của hệ thống ngân hàng. Tỷ lệ này thường tăng trong giai đoạn đầu của các cuộc khủng hoảng ngân hàng. Nguyên nhân là do ngân hàng trung ương bơm tiền vào hệ thống ngân hàng nhằm cải thiện tình trạng tài chính của hệ thống.

Lãi suất tiền gửi thực tế Đây là một trong những thước đo của tự do hóa tài chính, theo đó quá trình tự do hóa có xu hướng sẽ dẫn đến một mức lãi suất thực cao. Lãi suất thực cao cũng chính là một sự cảnh báo về khủng hoảng thanh khoản hoặc là để chống đỡ với tấn công tiền tệ.

Sản lượng công nghiệp Trước các khủng hoảng tài chính thì chỉ số này thường bị giảm sút khá nghiêm trọng.

Lãi suất cho vay/Lãi suất tiền gửi

Nếu chỉ số này vượt quá ngưỡng tối ưu sẽ phát ra tín hiệu rủi ro tín dụng vì các ngân hàng không muốn cho vay hoặc báo hiệu sự giảm sút của chất lượng các khoản vay.

Tổng tiền gửi NH Sự đổ vỡ của hệ thống NH và sự đảo chiều của dòng vốn

thường xảy ra khi khủng hoảng được báo hiệu xảy ra do yếu tố tâm lý và tính bầy đàn. Vì vậy khi tiền gửi NH bị rút ra nhanh chóng trong hai kỳ kế tiếp làm suy giảm tổng tiền gửi có thể báo hiệu cho một cuộc đổ vỡ NH.

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính nhìn từ giác độ tự do hóa tài chính mô hình cảnh báo khủng hoảng tài chính cho việt nam (Trang 40 - 43)