Tổng quan về tái cấu hình WDM chuyển mạch gói

Một phần của tài liệu công nghệ ipmpls trên nền wdm (Trang 65 - 67)

Trong các mạng IP thì nhu cầu hỗ trợ là cả chuyển mạch gói lẫn chuyển mạch kênh. Một mạng IP/OLS có thể được thiết kế theo cách nào đó sao cho bất kì bước sóng nào trong sợi quang ở tầng WDM cũng có thể thiết lập động ở chế độ kênh hay chế độ gói. Trong chế độ gói, OLS làm việc giống như chuyển mạch nhãn MPLS làm việc trong các bộ định tuyến chuyển mạch nhãn ở miền điện. Nhưng các hoạt động của OLS xảy ra ở miền quang. Trong chế độ chuyển mạch kênh, OLS làm việc giống như mạng đấu chéo quang. Điều này đòi hỏi pha báo hiệu riêng để thiết lập kênh liên lạc.

Hình 3.2 chỉ ra một tái cấu hình mạng WDM chuyển mạch gói. Như được chỉ ra trên hình, tồn tại một mô hình sợi IP/OLS tích hợp ngay phía trên các MPLS LSP và các đường đi ngắn nhất. Tái cấu hình OLS có liên quan tới tái cấu hình kết nối và tái cấu hình MPLS LSP. Hiện nay các mạng OLS không hỗ trợ hoàn toàn chuyển tiếp dựa trên IP đích, nghĩa là trong mặt phẳng dữ liệu, OLSR không đọc cũng như không hiểu mào đầu IP datagram.

Thuật toán tái cấu hình thực hiện kĩ thuật tích hợp tầng IP và tầng WDM sẽ được xem xét trong phần này. Thuật toán này là phù hợp nhất cho các mạng IP/WDM tích hợp trong đó một giao thức trung tâm IP được sử dụng để điều khiển các giao diện bộ định tuyến vật lí. Một giao thức định tuyến IP trạng thái tuyến, ví dụ như OSPF với các mở rộng hợp lí, được sử dụng để giúp các thành phần mạng phát hiện ra mô hình vật lí. Các bước sóng trong một sợi quang được điều khiển nhờ sử dụng một cơ chế dựa trên MPLS (nghĩa là chọn bước sóng cục bộ). Thông tin liên quan tới kết nối đường đi ngắn nhất và chế độ hoạt động của mỗi một bước sóng trong tất cả các sợi cũng được truyền thông qua các OSPF mở rộng. Mỗi thành phần mạng duy trì hai mô hình mạng. Một mô hình là mô hình vật lí mô tả các thành phần mạng vật lí và các kết nối sợi quang giữa chúng. Mô hình còn lại là mô hình đường đi ngắn nhất trong đó xác định các kết nối đường đi ngắn nhất. Khi một thành phần mạng quyết định thiết lập một kết nối đường đi ngắn nhất mới, đầu và cuối của đường đi ngắn nhất đó sẽ có trách nhiệm định tuyến đường đi ngắn nhất thông qua mô hình vật lí thoả mãn các điều kiện ràng buộc của mạng. Khi một node nguồn muốn gửi dữ liệu tới một node đích, có thể tồn tại hoặc không tồn tại một đường đi ngắn nhất trực tiếp giữa chúng. Hơn thế nữa, việc thiết lập một đường đi ngắn nhất mới có thể hoặc không thực hiện được tuỳ theo độ khả dụng kênh và các điều kiện ràng buộc khác. Trong MPLS điện truyền thống, các LSP là các kênh ảo do dó chúng có thể được thiết lập để hỗ trợ kết nối hình lưới hoàn toàn. Do vậy, dữ liệu chuyển mạch nhãn trong MPLS có thể được phân phát trong một hop LSP.

Cho các kết nối không hoàn toàn trong OLS, cần có định tuyến dữ liệu tại mỗi thành phần mạng và không gian định tuyến tương ứng là mô hình đường đi ngắn nhất. Do đó ở đây tồn tại hai tầng định tuyến. Cấu trúc xếp tầng này là kết quả tự nhiên của việc gắn một mô hình gói (IP) trong một miền chuyển mạch kênh (WDM đấu chéo). Kết quả là kĩ thuật lưu lượng có thể được thực hiện ở mỗi tầng. Trong khi tại tầng cao hơn, nghĩa là mô hình đường đi ngắn nhất, các giải pháp kĩ thuật lưu lượng MPLS điện hiện có có thể được ứng dụng. Tầng thấp hơn cần một thuật toán lí thuyết để xác định cấu hình và tái cấu hình đường đi ngắn nhất trong mô hình vật lí của mạng WDM. Hơn thế, cũng cần các tương tác kết hợp của hoạt động kĩ thuật lưu lượng giữa tầng thấp và tầng cao.

Có hai phương pháp để thiết lập một đường mới. Đường mới này có thể là đường đi ngắn nhất hoặc LSP. Với xu hướng thứ nhất, bất cứ khi nào một node cần thiết lập một LSP tới một node khác thì đầu tiên, node đầu cuối đó sẽ cố gắng thiết lập đường đi ngắn nhất trực tiếp tới node đầu cuối. Nếu như tầng vật lí không thể hỗ trợ đường đi ngắn nhất đó, node đầu cuối đó sẽ cố gắng định tuyến LSP đó thông qua mô hình

đường đi ngắn nhất hiện tại, nghĩa là thiết lập một LSP điện. Nếu quá trình này cũng thất bại, tái cấu hình đường đi ngắn nhất sẽ được sử dụng. Xu hướng thứ hai có xu hướng tận dụng tối đa các tài nguyên WDM đã được cấu hình trước khi thực hiện cấu hình các tài nguyên bổ sung. Khi một node cần phải thiết lập một LSP tới một node khác, node đầu cuối luôn luôn cố gắng định tuyến LSP đó thông qua mô hình đường đi ngắn nhất hiện có, nghĩa là thiết lập một LSP điện. Nếu quá trình này thất bại, node đầu cuối đó sẽ cố gắng thiết lập một đường đi ngắn nhất trực tiếp tới node đầu cuối, nghĩa là thiết lập một LSP quang. Nếu quá trình này vẫn không thành công thì tái cấu hình đường đi ngắn nhất sẽ được kích hoạt. Các thuật toán thiết lập đường đi ngắn nhất và tái cấu hình có thể được sử dụng ở cả hai xu hướng. Ý tưởng cơ bản là định tuyến đường đi ngắn nhất qua mô hình vật lí đáp ứng các điều kiện ràng buộc như là độ khả dụng bước sóng, tính liên tục bước sóng và chất lượng tín hiệu quang.

Một phần của tài liệu công nghệ ipmpls trên nền wdm (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w