Vòng lặp While

Một phần của tài liệu Lập trình Java - chương 3 pdf (Trang 25 - 28)

Vòng lặp while được sử dụng khi vòng lặp được thực hiện mãi cho đến khi điều kiện thực thi vẫn là True. Số lượng vòng lặp không đựơc xác định trước song nó sẽ phụ thuộc vào từng điều kiện. Cú pháp while(condition) { action statement; : : }

condition: Biểu thức Boolean, nó trả về giá trị True hoặc False. Vòng lặp sẽ tiếp

tục cho đến khi nào giá trị True được trả về.

action statement: Các câu lệnh được thực hiện nếu condition nhận giá trị True

Đoạn chương trình sau tính giai thừa của số 5.Giai thừa được tính như tích 5*4*3*2*1.

Chương trình 3.9

Class WhileDemo {

Public static void main(String args[]) { int a = 5,fact = 1; while (a.>= 1) { fact *=a; a--; }

System.out.println(The Factorial of 5 is “+fact); }

}

Ở ví dụ trên, vòng lặp được thực thi cho đến khi điều kiện a>=1 là True. Biến a được khai báo bên ngoài vòng lặp và được gán giá trị là 5. Cuối mỗi vòng lặp, giá tri của a giảm đi 1. Sau năm vòng giá trị của a bằng 0. Điều kiện trả về giá trị False và vòng lặp kết thúc. Kết quả sẽ được hiển thị “ The factorial of 5 is 120”

Đoạn chương trình sau hiển thi tổng của 5 số chẵn đầu tiên

Chương trình 3.11

Class ForDemo {

public static viod main(String args[]) {

int i=1,sum=0; for (i=1;i<=10;i+=2) sum+=i;

System.out.println (“sum of first five old numbers is “+sum); }

}

Ở ví dụ trên, i và sum là hai biến được gán các giá trị đầu là 1 và 0 tương ứng. Điều kiện được kiểm tra và khi nó còn nhận giá trị True, câu lệnh tác động trong vòng lặp được thực hiện. Tiếp theo giá trị của i được tăng lên 2 để tạo ra số chẵn tiếp theo. Một lần nữa, điều kiện lại được kiểm tra và câu lệnh tác động lại được thực hiện. Sau năm vòng, i tăng lên 11, điều kiện trả về giá trị False và vòng lặp kết thúc. Thông báo: Sum of first five odd numbers is 25 được hiển thị.

Tóm tắt bài học

• Phát biểu import được sử dụng trong chương trình để truy cập các gói Java.

• Chương trình Java chứa một tập hợp các gói. Chương trình có thể chứa các dòng giải thích. Trình biên dịch sẽ bỏ qua các dòng giải thích này.

• “Token” là thành phần nhỏ nhất của chương trình. Có năm loại “token”  Đinh danh (identifiers)

 Từ khóa (keywords)

 Ký tự phân cách (separators)  Nguyên dạng (Literals)  Các toán tử

• Java có các kiểu cấu trúc dữ liệu như kiểu nguyên thuỷ mà ta đã biết. Các biến được khai báo cho từng kiểu dữ liệu xác định. Hãy thận trọng khi khai báo tên biến để loại trừ khả năng hỗn loạn.

• Java cung cấp các chỉ định truy xuất sau đây :  Công cộng (public)

 Bảo vệ (protected)  Riêng tư (private)

• Java cung cấp các bổ nghĩa (modifiers) sau đây:  Tĩnh (static)

 Trừu tượng (abstract)  Final

• Khởi tạo hàm có hai kiểu :  Tường minh (Explicit)  Ngầm định (Implicit)

• Java cung cấp nhiều dạng toán tử,chúng gồm :  Các toán tử số học

 Các toán tử dạng bit  Các toán tử quan hệ  Các toán tử logic  Toán tử đìều kiện  Toán tử gán

• Ứng dụng Java có một lớp chứa phương thức main. Các tham số có thể được truyền vào phương thức main nhờ các tham số lệnh (command line parameters) .Trong Java cung cấp những cấu trúc chương trình sau đây

 if-else  switch  for  while  do while

Một phần của tài liệu Lập trình Java - chương 3 pdf (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w