Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loạ iô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bở

Một phần của tài liệu GDMT 11 CONG NGHE (Trang 34 - 35)

nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý.

Ðộ cứng, độ dẫn điện của nước là gì?

• Ðộ cứng của nước gây ra bởi sự có mặt của các muối Ca và Mg trong nước. Ðộ cứng của nước được gọi là tạm thời khi có mặt muối cacbonat hoặc bicacbonat Ca, Mg. Loại nước này khi đun sôi sẽ tạo ra các kết tủa CaCO3 hoặc MgCO3. Ðộ cứng vĩnh cữu của nước do các loại muối sunfat hoặc clorua Ca, Mg tạo ra. Ðộ cứng vĩnh cửu của nước thường rất khó xử lý và tạo ra nhiều hậu quả kinh tế cho việc sử dụng chúng.

Ðộ cứng của nước được xác định bằng phương pháp chuẩn độ hoặc tính toán theo hàm lượng Ca, Mg trong nước:

Ðộ cứng (mg CaCO3/lit) = 2,497 Ca (mg/l) + 4,118 Mg (mg/l)

• Ðộ dẫn điện của nước liên quan đến sự có mặt của các ion trong nước. Các ion này thường là muối của kim loại như NaCl, KCl, SO2-

4, NO-3, PO- 3, PO-

4 v.v... Tác động ô nhiễm của nước có độ dẫn điện cao thường liên quan đến tính độc hại của các ion tan trong nước. Ðể xác định độ dẫn điện, người ta thường dùng các máy đo điện trở hoặc cường độ dòng điện.

Ðộ pH là gì?

Nước tinh khiết ở điều kiện bình thường sẽ bị phân ly theo phương trình phản ứng:

H2O ố H+ + OH-

Giá trị pH của nước được xác định bằng logarit cơ số 10 nồng độ ion H+ theo công thức:

pH = - lg (H+)

Ðối với nước cất pH = 7, khi nước chứa nhiều ion H+, pH < 7 và ngược lại, khi nước nhiều OH-

(kiềm), pH > 7.

Như vậy, pH là độ axit hay độ chua của nước. Ðộ pH có ảnh hưởng tới điều kiện sống bình thường của các sinh vật nước. Cá thường không sống được trong môi trường nước có độ pH < 4 hoặc pH > 10. Sự thay đổi pH của nước thường liên quan tới sự có mặt của các hoá chất axit hoặc kiềm, sự phân huỷ chất hữu cơ, sự hoà tan của một số anion SO-2

Một phần của tài liệu GDMT 11 CONG NGHE (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w